1. Theo Kinh tế trưởng Ngân hàng trung ương Thụy Điển Robert Bergqvist, một thỏa thuận thương mại được bảo đảm ở Bắc Mỹ sẽ tốt cho nền kinh tế thế giới và cho cả Tổng thống Donald Trump. Hiệp định mới USMCA thay cho NAFTA là một tin tốt bởi không có nó sẽ gây lo ngại vì điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ gây xung đột với các nước láng giềng gần nhất, bao gồm cả đối tác thương mại lớn Canada.
Thụy Điển không trực tiếp bị tác động bởi USMCA, nhưng theo ông Robert Bergqvist, hiệp định đó sẽ tốt cho kinh tế Thụy Điển trong dài hạn bởi có thể nó mở ra một giải pháp cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thì Thụy Điển sẽ có lợi bởi điều đó. (SvD – 02/10)
2. Giữa giai đoạn nền kinh tế Thụy Điển đang bùng nổ, lại xuất hiện một lượng lớn các doanh nghiệp phá sản tăng lên. Điều này là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã đạt tới đỉnh và khó khăn sẽ ở phía trước, kinh tế trưởng của Ngân hàng Nordea, ông Annika Winsth nhận định.
Trong tháng 9/2018, 448 công ty TNHH nộp hồ sơ xin phá sản, tăng 13% cùng kỳ 2017. Tổng cộng làm cho 1.800 người bị ảnh hưởng bởi chủ của họ phá sản trong tháng qua, tăng 88%. (DI – 02/10)
3. Một nghiên cứu do tổ chức Fair Finance Guide và tổ chức Ân xá quốc tế (AI) thực hiện cho thấy, một số quỹ của Thụy Điển đã đầu tư vào các công ty có hoạt động không tôn trọng nhân quyền hoặc có liên quan tới tàn phá môi trường. Tính tới ngày 30/6/2018, hơn 3,5 tỉ SEK (tương đương 390 triệu USD) được đầu tư vào 5 công ty thuộc nhóm này gồm: tập đoàn hóa chất DowDuPont, công ty khai khoáng Gold corp, công ty khai thác dầu Shell, công ty khai khoáng Vedanta và nhà sản xuất xe hơi khổng lồ Renault.
Quỹ hưu trí Thụy Điển (Quỹ AP thứ 7) đầu tư 1,4 tỉ SEK (khoảng 160 triệu USD) vào DowDuPont. Trưởng bộ phận truyền thông của Quỹ này phát biểu, nếu AI cáo buộc họ không tôn trọng nhân quyền, thì AI phải tìm bên thứ ba từ tổ chức Liên hợp quốc để xác minh. Nếu bên thứ ba khẳng định đúng, họ sẽ bán cổ phần. (DN – 02/10)
(Tin do ĐSQ VN tại Thụy Điển tổng hợp)