Tin Kinh tế Mỹ

0
72
(AFP)
(AFP)
1. Ủy ban đối ngoại của Thượng viện: Hãy tận dụng các cuộc đàm phán thương mại để đối phó Trung Quốc
Với dự luật dự kiến được thảo luận và bỏ phiếu ngày 14/4/2021, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện muốn Mỹ tăng cường mối quan hệ với các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu bằng cách đạt được các thỏa thuận thương mại, kể cả trong lĩnh vực hàng hóa kỹ thuật số cũng như các thỏa thuận toàn diện hơn. Dự luật cũng kêu gọi hợp tác với các đồng minh về công nghệ để chống lại ảnh hưởng toàn cầu gia tăng của Trung Quốc.
Chủ tịch Đối ngoại Thượng viện Robert Menendez (D-NJ) tuần trước đã giới thiệu “Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược”, trên cơ sở phối hợp với TNS Cộng hòa Jim Risch (R-ID), coi đây là “đề xuất quan trọng đầu tiên để đưa đảng Dân chủ và Cộng hòa xích lại với nhau đạt được một cách tiếp cận chiến lược đối với Bắc Kinh – và đảm bảo Mỹ có thể cạnh tranh với Trung Quốc trên tất cả các khía cạnh quốc gia và quốc tế trong nhiều thập kỷ tới.
Trong đó, dự luật khuyến khích Đại diện Thương mại Mỹ “đàm phán các thỏa thuận song phương và đa phương liên quan đhàng hóa kỹ thuật số với Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, các nước thành viên Five Eyes và các quốc gia khác, nếu thích hợp. ”
Mỹ “nên dẫn đầu một nỗ lực toàn cầu để phát triển và áp dụng một bộ các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung cho các công nghệ quan trọng”. Dự luật kêu gọi thành lập một “liên minh thương mại công nghệ kỹ thuật số” vì mục tiêu trên.
Với khu vực ĐNA, dự luật cho rằng Mỹ nên hợp tác với các nước ASEAN về các vấn đề liên quan đến công nghệ Trung Quốc. Mỹ và ASEAN nên tiến hành phân tích chung về rủi ro của việc phụ thuộc quá mức đối với thiết bị công nghệ của Trung Quốc; hợp tác rà soát các khoản đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ chiến lược và cơ sở hạ tầng quan trọng; và hạn chế nhập khẩu đối với các công nghệ giám sát của Trung Quốc.
Dự luật cũng sẽ cho phép Bộ Ngoại giao Mỹ thành lập “Đối tác an ninh mạng và kết nối kỹ thuật số” với mục tiêu khuyến khích các quốc gia nước ngoài áp dụng các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông của Mỹ, luồng dữ liệu tự do, đa dạng hóa CNTT-TT, dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Luật sẽ cho phép cấp 100 triệu USD mỗi năm cho chương trình này từ năm tài chính 2022 đến 2026.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng sẽ được giao nhiệm vụ tạo ra một chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ rút khỏi hoặc đa dạng hóa khỏi nguồn cung từ Trung Quốc. Chương trình sẽ được thực hiện thông qua các đại sứ quán Mỹ, nơi sẽ ký hợp đồng với các dịch vụ chuyên nghiệp để hỗ trợ chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Các khoản phân bổ cho chương trình sẽ ở mức 15 triệu USD mỗi năm từ năm tài chính 2022 đến năm 2027.
Dự luật cũng khuyến nghị Mỹ và EU hợp tác để “phối hợp trong các chiến lược chung nhằm đa dạng hóa sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng” khỏi Trung Quốc. Theo đó, Mỹ và EU cần “giảm leo thang tranh chấp thương mại” và đàm phán một thỏa thuận thương mại “có lợi cho người lao động” của hai nền kinh tế xuyên Đại Tây Dương.
Kiểm soát xuất khẩu cũng là một lĩnh vực hợp tác giữa Mỹ và EU. Dự luật khuyến khích các hoạt động ba bên giữa Mỹ, EU và Nhật Bản để giải quyết “những thách thức kinh tế” do Trung Quốc đặt ra. Các bộ trưởng thương mại của ba nước trong những năm gần đây đã gặp nhau nhiều lần để thảo luận về trợ cấp công nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và chuyển giao công nghệ bắt buộc. Dự luật nói rằng Mỹ nên tăng cường hợp tác với Úc, Canada và Vương quốc Anh tạo nên nền tảng công nghệ và công nghiệp quốc gia. Các nhà lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại cũng tin rằng Mỹ nên tham gia với các nước G7 trong các cuộc đàm phán về Trung Quốc bao gồm các vấn đề thương mại và đầu tư, bảo mật viễn thông 5G…

2. Các nhà lập pháp kêu gọi Tổng thống Biden hỗ trợ tài trợ ‘bắt buộc khẩn cấp’ cho các công ty bán dẫn

Ngày 12/4/2021, 28 thượng nghị sĩ và 44 thành viên Hạ viện, bao gồm Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer (D-NY) và các lãnh đạo chủ chốt của ủy ban quốc hội, đã đồng ký thư kêu gọi tổng thống tài trợ “bắt buộc khẩn cấp” với các ưu đãi cho các nhà sản xuất chất bán dẫn thúc đẩy sự đổi mới của Mỹ và chống lại sự trỗi dậy công nghệ của Trung Quốc.

Bức thư cho rằng “Chúng tôi đồng ý rằng Mỹ phải nhanh chóng chuyển sang tài trợ cho các chương trình sản xuất chất bán dẫn để giải quyết các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng hiện đang đe dọa an ninh quốc gia và kinh tế và đảm bảo Mỹ tiếp tục dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ quan trọng này”.

Trong kế hoạch cơ sở hạ tầng của mình, Tổng thống Biden đã kêu gọi chi 50 tỷ USD để hỗ trợ sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn. Trong cuộc gặp với các CEO doanh nghiệp bán dẫn tại Nhà Trắng ngày 12/4, ông Biden đã trích dẫn lá thư của các nhà lập pháp để vận động ủng hộ kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 2,3 nghìn tỷ USD của mình. “Đảng Cộng sản Trung Quốc có những kế hoạch tích cực để định hướng lại và thống trị chuỗi cung ứng chất bán dẫn”, ông Biden nói.

Bức thư nói rằng ĐCSTQ đang “rót hơn 150 tỷ USD trợ cấp sản xuất chất bán dẫn và đầu tư 1,4 nghìn tỷ USD vào nỗ lực trở thành cường quốc công nghệ thống trị toàn cầu. Điều này giải thích tại sao việc xem xét mức tài trợ thậm chí cao hơn là cần thiết.”

“Kế hoạch mà tôi đưa ra là hồi sinh ngành sản xuất của Mỹ và đảm bảo chuỗi cung ứng, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển như chúng ta đã từng làm và hơn thế nữa,” ông nói tại cuộc họp. “Đó là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và cơ sở hạ tầng không phải cho thế kỷ 20 mà cho thế kỷ 21”.

Biden cho biết Mỹ phải xây dựng chuỗi cung ứng của mình “để chúng ta không bao giờ phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào khác”. Theo một thống kê được trích dẫn từ Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn, thị phần sản xuất chất bán dẫn toàn cầu của Mỹ đã giảm từ 37% năm 1990 xuống còn 12%.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here