Ngày 1/6/2022, Đài Loan công bố chính thức khởi động đàm phán “Sáng kiến Mỹ – Đài Loan về thương mại thế kỷ 21”, đây là bước đột phá mới của hai bên nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác kinh tế thương mại trong bối cảnh mới, sáng kiến gồm 11 nội dung chính nhằm tạo ra khung pháp lý để hai bên tiến tới một Thỏa thuận hợp tác thương mại sâu rộng hơn trong thời gian tới [1].
Truyền thông Đài Loan dẫn nguồn từ Reuters cho biết gia bông giao kỳ hạn đã tăng mức cao nhất trong 11 năm qua, cùng với giá nhiên liệu và cước vận tải, việc nguyên liệu quan trọng của ngành dệt tăng giá sẽ tác động trực tiếp vào giá thành sản xuất vải nguyên liệu. Trong thời gian tới, giá bông sẽ khó có thể giảm khi bông mất mùa tại Ấn Độ và lượng bông thu mua tại Trung Quốc giảm do ảnh hưởng từ dịch Covid [2].
34 công ty Trung Quốc đã bị loại khỏi chuỗi cung ứng sản xuất linh kiện IPhone bởi không đảm bảo được các yêu cầu kĩ thuật cũng như tiến độ giao hàng cho các sản phẩm mới trong thời gian tới. Với dòng sản phẩm IPhone 13, có tới 110 công ty Trung Quốc trong số hơn 200 công ty thuộc chuỗi cung ứng. Trong số 34 công ty nêu trên chủ yếu cung ứng các sản phẩm không có công nghệ nguồn [3].
Kinh tế thế giới phục hồi sẽ làm cơn khát chip bán dẫn tiếp tục tăng nhanh, theo tạp chí IC Insight, doanh thu từ chip bán dẫn trong năm nay sẽ tăng 11%, đạt trên 700 tỷ USD, một mức cao mới. Nguyên nhân chính vẫn từ 3 yếu tố là lượng xe điện được tiêu thụ mạnh, đứt gãy chuỗi cung ứng tại Trung Quốc do dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử được duy trì kể cả khi đại dịch đã được kiểm soát tại Âu Mỹ [4].
Văn phòng đàm phán quốc tế Đài Loan cho biết, Sáng kiến Mỹ – Đài Loan về thương mại thế kỷ 21 sẽ là khuôn khổ pháp lý quan trọng nhằm giúp hai bên tiến tới đàm phán, ký kết thêm nhiều hiệp định hợp tác kinh tế, trong đó không loại trừ hiệp định tự do thương mại. Dự kiến hai bên sẽ bắt đầu đám phán lần đầu tiên tại Washington vào cuối tháng 6 này [5].
Thị trường M&A Đài Loan đang phục hồi sau đại dịch, theo đó, năm 2021 tổng giá trị M&A tại Đài Loan đạt 16,2 tỷ USD, tăng trưởng 59% và đa dạng từ cao như xe điện, tài chính, bán dẫn, công nghệ sinh học cho đến hẹp như chế biến, chế tạo. Cũng theo công ty kiểm toán PWC, M&A toàn cầu năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 63%. [6].
Bộ Kinh tế Đài Loan phối hợp với Hiệp hội thương mại quốc tế mở Diễn đàn kết nối kinh tế Đài Loan – Trung Âu, theo đó tập trung vào 3 thị trường là Ba Lan, Hungary và Lít-va. Các lĩnh vực được tập trung kết nối giữa doanh nghiệp hai bên là chuỗi cung ứng linh kiện ô tô, máy công cụ, máy tính…Đây là hoạt động kết nối kinh tế nằm trong chuỗi hoạt động tìm kiếm thị trường thay thế Ucraina ở khu vực Trung-Đông Âu do Bộ Kinh tế khởi động từ 2 tháng qua [7].
Bộ Kinh tế chính thức gia hạn các gói ưu đãi thu hút doanh nghiệp quay trở về Đài Loan đầu tư đến hết năm 2022, với nhiều ưu đãi hấp dẫn về thuế, hỗ trợ tiền thuê đất và đào tạo tao lao động, trong hơn 2 năm qua, Đài Loan đã thu hút được hơn 53 tỷ USD qua 1.202 dự án đầu tư, tạo ra trên 130.000 việc làm mới.[8]
[1] CNA 25.5
[2] CNA 28.5
[3] CNA 27.5
[4] CNA 30.5
[5] Focus Taiwan 29.5
[6] Kinh tế thời báo 31.5
[7] Nhật báo kinh tế 01.6
[8] Liberty Taipei Time 02.6
(Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc)