Tin Kinh tế Bangladesh

0
100
(Internet)
(Internet)

1. Tương lai hàng dệt nông nghiệp thân thiện với môi trường

Việc sử dụng vải dệt thoi, không dệt và dệt kim trong nông nghiệp có thể thúc đẩy tăng trưởng trong cả ngành nông nghiệp và dệt may. Các chuyên gia cho biết việc sử dụng hàng dệt phân hủy sinh học trong nông nghiệp có thể là một phân khúc thị trường nội địa mới nổi cho ngành dệt, đồng thời, tận dụng mối quan hệ cộng sinh giữa cả hai ngành có thể thúc đẩy sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường và thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

Là một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, Bangladesh có cơ hội lớn để khai thác phân khúc thị trường mới nổi này; khoảng 60% dân số Bangladesh sống phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào sản xuất nông nghiệp.

Dệt nông nghiệp (Agro-textile) chủ yếu bao gồm ứng dụng sản phẩm dệt trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm vườn, trồng hoa, làm lưới đánh cá, cây cảnh, chăn nuôi và các lĩnh vực khác. Các sản phẩm dệt thoi như vải che nắng, bao tải, lưới chống côn trùng, lưới và lớp phủ mặt đất; các sản phẩm không dệt như thảm phủ; và các sản phẩm dệt kim như lưới thực vật và tấm tạo bóng râm đang có nhu cầu cao trong nông nghiệp. Vì vậy, ngành dệt của Bangladesh có cơ hội mở rộng tác động của mình vào lĩnh vực nông nghiệp trong nước.

Theo những người trong ngành, việc sử dụng các sản phẩm dệt nông nghiệp đã tăng lên do khả năng phân hủy sinh học của chúng. Một quan chức của Hiệp hội các nhà máy dệt may Bangladesh (BTMA) cho biết không phải tất cả các sản phẩm dệt nông sản đều được sản xuất tại Bangladesh. Gần 50 nhà máy trong lĩnh vực dệt sản xuất lưới và vải lưới trong khi một số nhà máy trong lĩnh vực dệt kim sản xuất các sản phẩm dệt nông nghiệp khác. “Có một số vấn đề ở cả hai phía. Thị trường hiện nay còn nhỏ do người nông dân chưa nhận thức đầy đủ về nó. Vì vậy, nhiều nhà máy không mặn mà với việc sản xuất hàng dệt nông nghiệp. Và nông dân chưa mặn mà mua những thứ này vì giá hiện nay hơi cao”. Tuy nhiên, theo ông, bức tranh đang thay đổi. Hiện đại hóa, cơ giới hóa nông nghiệp và sự gia tăng của các doanh nhân trẻ trong lĩnh vực này đang góp phần gia tăng sử dụng hàng dệt nông nghiệp. “Nếu nhu cầu đối với các sản phẩm tăng lên trên thị trường trong nước, thì chúng tôi không có vấn đề gì trong việc tăng sản lượng”.

Mostafa Jamal Pasha, Giám đốc Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt kim Bangladesh (BKMEA) cho biết, một số nhà máy trong lĩnh vực dệt kim có thể sản xuất các sản phẩm dệt gắn với nông nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều sản phẩm nông nghiệp dùng trong nông nghiệp đang được nhập khẩu.

Abdullah Al Faruque, trợ lý giáo sư Khoa Kỹ thuật Vải thuộc Đại học Dệt may Bangladesh (BUTex), đã viết trên một tạp chí, “Bangladesh là quốc gia sản xuất sợi đay lớn thứ hai và có một ngành công nghiệp dệt may đẳng cấp thế giới”, Vì vậy, họ có thể dễ dàng đầu tư cho hàng dệt nông nghiệp. Hàng dệt nông nghiệp có một tiềm năng thị trường rất lớn ở Bangladesh và trên toàn thế giới”.

Một quan chức của Cục Khuyến nông (DAE) cho biết họ đang làm việc để nâng cao nhận thức của nông dân thực hiện GAP. “Các sản phẩm dệt nông nghiệp rất thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, để phổ biến rộng rãi trong nông dân, các nhà sản xuất phải đưa ra mức giá vừa tầm với người nông dân của chúng tôi”.

2. Khuyến khích xuất khẩu thủy sản

Tuần trước, Cục Xúc tiến Xuất khẩu (EPB) đã gửi khuyến nghị tới Bộ Thương mại (MoC) đề nghị tăng ưu đãi bằng tiền mặt đối với xuất khẩu tôm và các loại cá đông lạnh để giúp thúc đẩy sản xuất thủy sản và thu nhập từ xuất khẩu.

Trong khuyến nghị, EPB đề xuất tỷ lệ ưu đãi tiền mặt nên là 20% và 15% đối với xuất khẩu cá chế biến sẵn và tôm đông lạnh. EPB đề xuất ưu đãi tiền mặt 15% và 10% đối với việc xuất khẩu cua, cá chình sống và các loại thủy sản khác.

Ngành thủy sản đông lạnh hiện được ưu đãi  từ 7,0 -10% tiền mặt đối với xuất khẩu tôm và từ 2,0-5,0% đối với các loại xuất khẩu hàng thủy sản khác. Cơ quan này cho rằng nên tăng tỷ lệ ưu đãi tiền mặt đối với tôm đông lạnh và tất cả các loại cá khác, bao gồm cá tươi, cua sống và cá chình, giống như các ngành nông nghiệp khác để giúp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

 Theo số liệu của Hiệp hội các nhà xuất khẩu thực phẩm đông lạnh Bangladesh, tổng công suất các đơn vị của họ là 400.000 tấn, nhưng chỉ có thể sử dụng công suất ở mức 30.000 tấn do chi phí chung cao, thiếu nguyên liệu và các lý do khác.

Theo EPB, cá xuất khẩu sẽ tăng gấp 3 lần mỗi năm nếu Bangladesh được khuyến khích, ưu đãi. EPB giải thích ngư dân tham gia đánh bắt trực tiếp không có nguồn hỗ trợ tài chính chính thức, họ chỉ nhận được tài trợ từ các nhà xuất khẩu liên quan trong mùa đánh bắt. Những người trong ngành cho rằng khối lượng xuất khẩu sẽ tăng nếu tỷ lệ ưu đãi tiền mặt được nâng lên.

Khoảng 66 quốc gia đang nuôi nhiều loại tôm thẻ chân trắng (vannamei variety). Giá tôm thẻ chân trắng thấp hơn so với giá tôm được nuôi trồng ở Bangladesh. Giống tôm thẻ chân trắng đáp ứng hơn 77% nhu cầu tôm toàn cầu.

Những người trong ngành cho biết lĩnh vực thực phẩm đông lạnh hiện đang chịu ảnh hưởng nặng của đại dịch Covid-19. Theo các chuyên gia, nhu cầu đối với các mặt hàng thực phẩm xa xỉ, đặc biệt là tôm và cá đông lạnh, đã giảm trên toàn cầu, và giá cũng giảm.

Bangladesh thu được 482,87 triệu USD từ xuất khẩu tôm trong năm tài chính 2015-16 (FY16), 463,12 triệu USD trong năm tài chính FY17, 426,09 triệu USD trong năm tài chính FY18, 404,06 triệu USD trong năm tài chính FY19 và 357,50 triệu USD trong năm tài chính FY20. Tổng xuất khẩu cá đông lạnh cũng giảm xuống còn khoảng 500,40 triệu đô la Úc trong năm tài chính FY19 từ 507,84 triệu đô la trong năm FY18.

Hiện nay ở Bangladesh, khoảng 10 triệu người đang tham gia vào việc đánh bắt và chế biến trong ngành thủy sản.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here