Home Sự kiện Tin tức & Sự kiện Tiền mặt đã “hết thời” trong nền kinh tế?

Tiền mặt đã “hết thời” trong nền kinh tế?

0
66
Thanh toán bằng tiền mặt giúp người dùng kiểm soát chi tiêu dễ dàng hơn. An toàn hơn các phương thức thanh toán trực tuyến, tránh rủi ro về bảo mật thông tin và lừa đảo. Thanh toán bằng tiền mặt phù hợp với những người không có khả năng tiếp cận các phương thức thanh toán trực tuyến hoặc thẻ tín dụng.
Thanh toán bằng tiền mặt giúp người dùng kiểm soát chi tiêu dễ dàng hơn. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, khi đồng tiền kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến, người ta bắt đầu bàn đến “hồi kết” cho đồng tiền mặt.
Trong một bài phân tích về vấn đề này, Project Syndicate cho biết, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã khẳng định sẽ không có ý định từ bỏ tiền mặt, ngay cả khi họ tung ra đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC).

Điều đáng lưu ý là các bản tóm tắt chính sách gần đây của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ủy ban Bretton Woods đều đưa ra những lập luận chống lại việc trả lãi suất (cả lãi suất âm và lãi suất dương) cho CBDC.

Theo chuyên gia tư vấn kinh tế độc lập Willem H. Buiter, nhà cựu kinh tế trưởng tại ngân hàng Citibank và đồng thời là cựu thành viên Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Anh (BoJ), các nhà hoạch định chính sách nên xem xét lại về quan điểm của mình. Ông Buiter cho rằng có nhiều lý do chính đáng để không chỉ ủng hộ việc sớm giới thiệu CBDC mà còn nên thiết lập lãi suất cho đồng tiền này, cũng như đánh giá nghiêm túc về việc có nên bãi bỏ tiền mặt hay không.

Mặc dù là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng Mỹ đang tụt hậu về CBDC. Theo công cụ theo dõi các loại tiền tệ kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành của Hội đồng Đại Tây Dương, CBDC đã được triển khai đầy đủ ở 11 khu vực tiền tệ, bao gồm cả các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi. Trong khi đó, 100 quốc gia khác nhau đang khám phá các cơ hội về đồng tiền này. Các khu vực tiền tệ đã thử nghiệm CBDC đưa ra hai lập luận chung để bảo vệ lợi ích của đồng tiền kỹ thuật số chính danh: Đó là đồng tiền kỹ thuật số quốc gia có thể thúc đẩy lĩnh vực tài chính phát triển toàn diện và cải thiện hiệu quả của hoạt động thanh toán.

Lẽ dĩ nhiên, CDBC cũng có những mặt trái và những lời chỉ trích. Một lập luận chống lại đồng tiền này đó là các ngân hàng thương mại có thể bị gạt ra một bên khi các hộ gia đình và các doanh nghiệp lựa chọn nắm giữ CBDC thay vì gửi tiền mặt vào ngân hàng. Rủi ro sẽ gia tăng nếu CBDC cũng được trả lãi suất (giống như lãi suất tiết kiệm).

Một mối lo ngại khác là ngân hàng trung ương, nhà phát hành CBDC, có thể có được thông tin nhạy cảm về tài chính và quyết định chi tiêu cá nhân của người nắm giữ CBDC. Việc CBDC sẽ dựa trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng công nghệ chuỗi khối blockchain cũng tạo ra sự quan tâm. Vì điều này có nghĩa là hoạt động của CBDC sẽ cực kỳ tiêu tốn năng lượng.

Nhưng một lập luận thứ ba bảo vệ đồng CBDC cho thấy, nếu (và chỉ khi) đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành chịu lãi suất và đi kèm với động thái từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng tiền mặt, thì nó sẽ giúp nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ bằng cách loại bỏ hiệu quả thấp hơn giới hạn (ELB) của lãi suất danh nghĩa.

ELB chỉ tồn tại khi có tiền mặt. Đây là một công cụ vô danh chi trả cho lãi suất danh nghĩa bằng 0, đồng thời là một hạn chế rành buộc thường xuyên trong các chính sách tiền tệ của các nền kinh tế tiên tiến. Tại sao tiền gửi ngân hàng lại phải gánh chịu lãi suất xấu, khiến người nắm giữ tiền mặt bị giảm sự giàu có của mình? Giai đoạn trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, rất nhiều ngân hàng trung ương đã duy trì lãi suất âm với mục đích kích thích tiêu dùng và đầu tư.

Do các ngân hàng trung ương không thể thiết lập lãi suất chính sách ở mức âm đáng kể, nên họ buộc phải sử dụng biện pháp nới lỏng định lượng (QE) – gia tăng lượng tiền mặt trong nền kinh tế thông qua việc mua vào một số lượng lớn chứng khoán công và tư nhân. QE không chỉ có hiệu quả trong việc thúc đẩy tỷ lệ lạm phát dưới mục tiêu mà còn góp phần tạo ra bong bóng tài sản, có khả năng đe dọa sự ổn định tài chính và khiến các chính phủ thiếu dự phòng, dễ dàng dẫn đến thâm hụt ngân sách quá mức.

Chỉ tới cuối năm 2021, khi lạm phát gia tăng “phi mã”, các nhà hoạch định chính sách từ khắp nơi trên thế giới mới bắt đầu chuyển hướng tăng lãi suất. Tại hầu hết các nền kinh tế tiên tiến, các ngân hàng trung ương dường như đang sẵn sàng giữ chính sách lãi suất đủ cao trong một thời gian đủ lâu để khôi phục lạm phát về mức mục tiêu 2% vào cuối năm 2014.

Nhưng lạm phát thấp cộng với tỷ lệ lãi suất trung lập (lãi suất ngắn hạn sẽ áp dụng khi nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động và ổn định lạm phát, là tỷ lệ mà tại đó chính sách tiền tệ không co lại cũng không mở rộng) thấp sẽ làm tăng khả năng ELB quay trở lại trạng thái là điều kiện rành buộc trong trường hợp các cú sốc thu hẹp và giảm phát trong tương lai.

Ước tính gần đây nhất của Fed chi nhánh New York cho thấy r-star – lãi suất thực phù hợp với tình trạng toàn dụng việc làm và lạm phát ổn định ở mức mục tiêu – của Mỹ hiếm khi nằm trên ngưỡng 0,5%. Đây là ngưỡng rất thấp, khiến cho việc loại bỏ ELB trở nên đáng mong đợi hơn. Nếu trong tương lai lạm phát hoặc số việc làm thấp hơn đáng kể so với mục tiêu, Fed rất có thể sẽ xem xét thiết lập lãi suất âm.

Một khía cạnh cần phải xem xét tới đó là CBDC mặc dù không thể tái tạo quyền riêng tư hoàn toàn như tiền mặt, nhưng chúng lại là phương tiện hữu hiệu để kiểm soát các hành vi rửa tiền, tham ô… Tính ẩn danh của tiền mặt khiến nó trở thành lựa chọn ưa thích của các tổ chức tội phạm và khủng bố trên toàn thế giới. Hơn nữa, thông tin được cung cấp cho ngân hàng trung ương (và chính phủ) ở mức nào sẽ phụ thuộc vào việc thiết kế và triển khai CBDC.

Việc triển khai CBDC và loại bỏ tiền mặt không phải là sự kết thúc của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính. Giải pháp là có thể xây dựng một hệ thống hai cấp, trong đó các ngân hàng và tổ chức tài chính đủ điều kiện có thể duy trì hoạt động trung gian, bao gồm tạo tài khoản CBDC bán buôn với ngân hàng trung ương và quản lý CBDC bán lẻ cho công chúng. Tài khoản CBDC bán lẻ sẽ giống như các tài khoản ngân hàng thông thường được ngân hàng trung ương bảo đảm. Người quản lý tài khoản bán lẻ sẽ chỉ chuyển cho các cơ quan có liên quan những thông tin cần thiết, để tuân thủ các quy tắc chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Ở Mỹ, điều này sẽ bao gồm việc tuân thủ Đạo luật Bảo mật Ngân hàng.

Hoặc một cách thức hợp lý khác có thể là tạo một hệ thống dựa trên hệ thống công nghệ sổ cái phân tán (DLT) phi tập trung, giống như nhiều loại tiền điện tử và stablecoin dựa trên chuỗi công nghệ blockchain. Mặc dù hoạt động xử lý trên các hệ thống này rất tốn năng lượng và không có quy mô tốt, nhưng bằng chứng là Ethereum (nền tảng điện toán phân tán, mã nguồn mở dựa trên công nghệ chuỗi khối blockchain) đã có thể vượt qua những trở ngại này. Blockchain cho phép lịch sử giao dịch nằm trong phạm vi công cộng, trong khi danh tính của các cá nhân có thể được giữ kín (đó là lý do tại sao một số loại tiền điện tử đã trở thành công cụ tài chính được các tổ chức tội phạm và khủng bố sử dụng).

Cuối cùng, việc trả lãi cho CBDC sẽ không ảnh hưởng xấu đến ngành tài chính trên diện rộng hoặc hiệu quả của hệ thống thanh toán và quyết toán. Các nhà hoạch định chính sách phản đối việc bãi bỏ tiền mặt và thiết lập lãi suất cho CBDC cần xem xét lại. Đây là thời điểm phù hợp nhất để thực hiện cả hai – trước khi ELB quay trở lại.

Diệu Linh 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here