Tiềm năng và khát vọng trở thành “Con hổ kỹ thuật số châu Á” của Malaysia

0
112
(Nguồn: theedgemalaysia.com)

Thuật ngữ “Con hổ kỹ thuật số châu Á” đã được Bộ trưởng Truyền thông và Kỹ thuật số Malaysia Fahmi Fadzil sử dụng để ám chỉ tiềm năng của quốc gia này trong việc trở thành quốc gia dẫn đầu về nền kinh tế kỹ thuật số ở châu Á, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới trong khu vực.

Khát vọng trở thành “Con hổ kỹ thuật số châu Á” của Malaysia. (Nguồn: theedgemalaysia.com)

Trong bài phân tích trên trang datastorageasean.com, Giám đốc Quốc gia Tammy Tan của Nhà cung cấp giải pháp nguồn mở doanh nghiệp Red Hat đánh giá, chỉ trong nửa đầu năm 2023, Chính phủ Malaysia đã có những bước tiến đáng kể hướng tới các mục tiêu kinh tế số, bao gồm việc thông qua nhiều sáng kiến khác nhau, cũng như tăng cường thu hút các khoản đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Hiện Kuala Lumpur đang tập trung vào việc chuyển đổi khu vực công, tăng khả năng cạnh tranh và phục hồi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), cũng như thúc đẩy đất nước trở thành điểm đến chiến lược của các khoản đầu tư chất lượng hướng vào việc tăng cường áp dụng kỹ thuật số trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Để đạt được điều này, các doanh nghiệp Malaysia cần có trách nhiệm tập thể trong việc giúp đất nước phát triển một hệ sinh thái bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mạnh mẽ, các chính sách hỗ trợ và lực lượng lao động lành nghề.

Chấp nhận sự gián đoạn tức thời vì lợi ích chung của nền kinh tế

Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của Malaysia tiếp tục phát triển và mở rộng với những cơ hội và thách thức mới xuất hiện ở mức độ giống nhau. Theo dữ liệu năm 2022 của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC), phần lớn các tổ chức ở châu Á-Thái Bình Dương nhìn chung vẫn đang tụt hậu về khả năng linh hoạt kỹ thuật số. Trong hai năm gần đây, 18% tổ chức khu vực đã có bước nhảy vọt để trở thành những tổ chức dẫn đầu về tính linh hoạt với việc áp dụng công nghệ được tích hợp và định hướng bởi chiến lược và lộ trình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn vẫn tụt hậu về khả năng linh hoạt kỹ thuật số với 62% ở giai đoạn chậm hoặc chỉ mang tính chất chiến thuật.

Trong tương lai, đây là thời điểm thích hợp để các nhà lãnh đạo đất nước và doanh nghiệp cùng thay đổi tư duy, coi việc áp dụng công nghệ không chỉ là chi phí gia tăng, mà còn là động lực kinh doanh có thể định hình lại các khoảng cách về công nghệ thông tin (CNTT) và vận hành, cũng như hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số.

Red Hat đã chứng kiến nhiều tổ chức và doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau trong khu vực đã trải qua quá trình chuyển đổi bằng cách tự động hóa các quy trình thủ công, nhằm giải phóng nguồn nhân lực cho các nhiệm vụ mang tính chiến lược và đổi mới hơn. Điển hình là Petronas Dagangan (PDB) của Malaysia – công ty con của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas – đã phải đối mặt với những thách thức trong việc giảm thiểu lỗi trong các quy trình phần mềm, như vá lỗi và quản lý cấu hình tại 1.076 trạm xăng. Red Hat đã hỗ trợ PDB có thể tự động hóa các hoạt động CNTT và chạy các bản cập nhật bản vá kịp thời, giúp tăng hiệu quả, khả năng mở rộng và bảo mật.

Trong khi đó, Ngân hàng Muamalat Malaysia Berhad tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng Hồi giáo với 68 chi nhánh trên toàn quốc. Ngân hàng này đã hợp tác với Red Hat để thích ứng với bối cảnh công nghệ tài chính đang phát triển. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, ngân hàng Muamalat đã tạo ra nền tảng dựa trên công nghệ đám mây, tạo điều kiện cho sự tương tác liền mạch giữa các ứng dụng phần mềm và cung cấp quyền truy cập vào các dịch vụ của bên thứ ba. Sự chuyển đổi này đã đưa Ngân hàng Muamalat đi đầu trong đổi mới, đảm bảo duy trì tính cạnh tranh và linh hoạt trong bối cảnh phát triển ngân hàng kỹ thuật số.

Tăng khả năng cạnh tranh ngay từ những kỹ năng phù hợp

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và phát triển nhanh chóng, các tổ chức phải đánh giá cẩn trọng sự sẵn sàng chuyển đổi, bao gồm cả việc cân nhắc về năng lực của lực lượng lao động. Với sự xuất hiện của các công nghệ tiên tiến, việc đầu tư vào đào tạo đầy đủ cần được ưu tiên. Điều này phù hợp với mục tiêu của Chính phủ Malaysia là đạt được 70 tỷ RM (14,76 tỷ USD) cho đầu tư kỹ thuật số, cũng như khuyến khích các tập đoàn và tổ chức đa quốc gia đầu tư hơn nữa vào việc nâng cao kỹ năng, đào tạo lại kỹ năng và đào tạo chéo.

Đã đến lúc xem xét các mô hình không chỉ bao gồm đầu tư vào các giải pháp kỹ thuật số, mà còn cả đào tạo và huấn luyện kỹ năng để hỗ trợ năng suất cao hơn trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng và gián đoạn của ngành.

Thúc đẩy văn hóa học tập và phát triển là nguyên tắc quan trọng mà Red Hat tuân thủ, bao gồm việc tạo cơ hội cho nhân viên nâng cao kỹ năng và đào tạo lại kỹ năng, cũng như mở rộng văn hóa học tập mở tới khách hàng và đối tác thông qua các tài nguyên học tập khác nhau như các khóa học, hội thảo, chứng chỉ và các chương trình như Phòng thí nghiệm đổi mới mở Red Hat.

Tập đoàn Ambank – tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu – đã tham gia chương trình Phòng thí nghiệm Đổi mới mở để tìm hiểu cách áp dụng thành công các thực tiễn nguồn mở và công nghệ nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh, giảm độ phức tạp của các quy trình và tự động hóa các nhiệm vụ như giới thiệu, giảm thiểu số lượt ghé thăm các chi nhánh thực tế và cuối cùng là cải thiện tính linh hoạt tổng thể của hoạt động kinh doanh.

Đầu tư vào các sáng kiến nâng cao kỹ năng kỹ thuật số ở Malaysia có tầm quan trọng đặc biệt trong thế giới phát triển nhanh chóng và được thúc đẩy bởi công nghệ ngày nay. Đây cũng là mục tiêu của Red Hat Academy, một sáng kiến học tập mở hợp tác với các tổ chức học thuật để cung cấp đào tạo và chứng chỉ nguồn mở. Bằng cách trang bị cho các cá nhân và tổ chức những kỹ năng cần thiết để phát triển trong bối cảnh kỹ thuật số, Red Hat đặt nền tảng cho một tương lai tươi sáng hơn với đầy sự đổi mới.

Sự đổi mới đột ngột này không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn có thể đóng góp vào sự tăng trưởng và thịnh vượng chung của Malaysia, định vị quốc gia này là trung tâm năng động của tiến bộ công nghệ. Đây cũng là mục đích đằng sau sự hợp tác chiến lược mới nhất của Red Hat với APU trong việc thúc đẩy giáo dục nguồn mở. Sự hợp tác này có thể có tác động rất lớn trong việc chia sẻ kiến thức và giải quyết các vấn đề trong thế giới thực, mang lại cơ hội cho các cá nhân có được các kỹ năng kỹ thuật số theo yêu cầu.

Thúc đẩy tương lai của Malaysia thông qua chuyển đổi số

Thông qua nỗ lực nâng cao kỹ năng và đào tạo kỹ thuật số cho khách hàng, đối tác và nhân viên, mục tiêu cuối cùng của Red Hat là khai thác toàn bộ tiềm năng của đám mây, cho phép tăng trưởng kinh doanh nhanh chóng, thúc đẩy đổi mới và tăng năng suất phù hợp với mục tiêu đạt được của Malaysia trở thành “Con hổ kỹ thuật số châu Á”.

Với việc Chính phủ Malaysia đã khẳng định rõ tham vọng chuyển đổi mức đóng góp cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế kỹ thuật số quốc gia lên 25,5% vào năm 2025, có một nhiệm vụ lớn phía trước đối với tất cả những người tham gia vào hệ sinh thái công nghệ, bao gồm cả tổ chức tư nhân, khu vực công, đối tác công nghệ, sinh viên và học giả. Cho đến nay, Red Hat đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc trong việc nâng cao kỹ năng kỹ thuật số và áp dụng các công nghệ nguồn mở, khi khách hàng và đối tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã bắt đầu thí điểm đám mây lai và nguồn mở để đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Tất cả đều cung cấp những ví dụ thực tế về cách chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra ở Malaysia và hỗ trợ các mục tiêu quốc gia của đất nước bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận, tăng tốc phát triển các ứng dụng mới và hỗ trợ phát triển chuyên môn thông qua công nghệ.

An Nguyễn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here