Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016

0
79

Theo số liệu của Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK) công bố, trong năm 2016 tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,97 tỷ USD, tăng 3,05% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt kim ngạch 1,74 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu về Việt Nam từ Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên tới 50,61% đạt 234,1 triệu USD.

Mặc dù, Việt Nam vẫn thặng dư lớn trong thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ, lên tới 1,5 tỷ USD, nhưng mức xuất siêu đã giảm tới 6,19% so với cùng kỳ năm trước (tương đương với gần 100 triệu USD).

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 1,33 tỷ USD, giảm 2,22% so với cùng kỳ năm 2015 và nhập khẩu 169,6 triệu USD từ Thổ Nhĩ Kỳ, tăng tới 13,38%. Mức xuất siêu tiếp tục được duy trì ở mức cao, tới gần 1,16 tỷ USD tương đương với 87,23% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đã sụt giảm 4,15% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2016 đạt 1,5 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ 0,67% so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân chính của thương mại song phương không bị sụt giảm là sự gia tăng mạnh mẽ của mặt hàng điện thoại di động trong 2 tháng cuối năm đã kéo mức kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lên chỉ giảm nhẹ so với năm trước, cũng như đưa thương mại hai chiều hầu như không bị sụt giảm. Đà giảm sút về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ kể từ tháng 9 năm 2015 đã có dấu hiệu chững lại và gần như được mức tương đương với năm 2015, nhưng đã không thể đạt mục tiêu 3 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương vào cuối năm 2016 như đã được đặt ra tại Phiên họp thứ 6 Ủy ban hỗn hợp liên Chính phủ vào đầu năm 2014. Tuy nhiên, đây là kết quả đáng khích lệ nếu xét trong bối cảnh tình hình kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng chậm, thậm chí có dấu hiệu đi xuống gần đây (bắt đầu tăng trưởng âm từ quý 3 năm 2016) và đồng lira mất giá mạnh trong năm 2016.

Sản phẩm chính của Việt Nam xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là Điện thoại di động, Xơ sợi dệt và Máy vi tính, Sản phẩm điện tử và linh kiện, và 3 nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất này đã chiếm gần ba phần tư  tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó riêng mặt hàng điện thoại di động và linh kiện đã chiếm tới hơn một nửa (53,92%) và đây chủ yếu là sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong năm 2016, các mặt hàng có mức kim ngạch tăng bao gồm điện thoại di động (gần 7%), cao su (2,35%), phương tiện vận tải và phụ tùng (1,23%), hạt tiêu (31,14%), gỗ và sản phẩm gỗ (5,79%), sản phẩm từ cao su (45,59%), sản phẩm từ chất dẻo (45,59%), nguyên phụ liệu dệt may, da giầy (3,92%), sắt thép các loại (39,06%), gạo (9,48%) và chè (135%). Những mạnh hàng tăng mạnh là hạt tiêu, sản phẩm từ cao su, và sắt thép các loại.

Trong 3 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn thì có tới 2 mặt hàng sụt giảm kim ngạch là “Xơ, sợi dệt các loại” và “Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện”. Tuy mức giảm tương ứng là 3,67% và 12,66% chưa phải mạnh, nhưng mặt hàng “Xơ, sợi dệt các loại” có thể giảm mạnh hơn trong năm 2017 do quyết định của Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ áp đặt thuế chống bán phá giá mới một mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm này là sợi dún (HS 5402.33) trong những tháng cuối năm 2016. Yếu tố đáng lưu tâm trong nhóm hàng này là sợi bông có mức tăng trưởng khá trong khi các loại sợi polyester giảm do bị đánh thuế chống bán phá giá và vấp phải sự cạnh tranh của sợi Malaysia sau khi nước này được giảm thuế trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do với Thổ Nhĩ Kỳ. Sự sụt giảm của nhóm “Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện” nằm trong tình trạng giảm sút chung của nhập khẩu Thổ Nhĩ Kỳ. Mặt hàng thủy sản giảm mạnh, tới 35% so với năm trước là do lượng khách du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ giảm tới gần 1/3 và đây là khách hàng tiêu thụ chính sản phẩm chủ yếu trong nhóm này là cá tra, tuy nhiên có một yếu tố tích cực là có mặt hàng mới xuất hiện là cá ngừ đã bù đắp phần nào sự sụt giảm của cá tra nhưng lượng nhập khẩu còn ít và không ổn định (chỉ mang tính thay thế cho thiếu hụt nguồn cung trong nước). Mặt hàng thủy sản xuất khẩu mạnh của Việt Nam là con tôm vẫn không vào được nước này do kém cạnh tranh so với hàng từ Ấn Độ.

Số liệu xuất khẩu các mặt hàng chính sang Thổ Nhĩ Kỹ trong năm 2016:

STT

Mặt hàng xuất khẩu

Kim ngạch (USD)

Thay đổi so với năm 2015 (%)

Tỷ trọng (%)

1

Điện thoại các loại và linh kiện

716.461.509

6,89

53,92

2

Xơ, sợi dệt các loại

161.893.950

-3,67

12,18

3

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

113.189.997

-12,66

8,52

4

Giày dép các loại

41.437.623

-7,20

3,12

5

Hàng dệt, may

29.776.024

-21,69

2,24

6

Cao su

28.576.496

2,35

2,15

7

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

28.242.009

-28,52

2,13

8

Phương tiện vận tải và phụ tùng

17.760.878

1,23

1,34

9

Hạt tiêu

15.023.802

31,14

1,13

10

Gỗ và sản phẩm gỗ

14.292.724

5,79

1,08

11

Hàng thủy sản

5.505.639

-34,94

0,41

12

Chất dẻo nguyên liệu

4.768.727

-14,91

0,36

13

Sản phẩm từ chất dẻo

4.093.612

-25,18

0,31

14

Sản phẩm từ cao su

3.856.328

45,59

0,29

15

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

3.001.665

3,92

0,23

16

Sắt thép các loại

2.188.110

39,06

0,16

17

Gạo

1.429.810

9,48

0,11

18

Chè

603.231

134,98

0,05

Về nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Việt Nam, các mặt hàng chủ yếu vẫn là vải, máy móc thiết bị và dược phẩm. Trong đó, mặt hàng vải chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng với mức sụt giảm 10,9% so với năm trước thì mặt hàng này chỉ còn chiếm tỷ trọng gần 20%. Đây chủ yếu là hàng nguyên liệu may mặc gia công cho các hãng thời trang lớn. Mặt hàng “máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác” chỉ tăng nhẹ gần 9% nhưng cũng đã tăng lên gần bằng mặt hàng vải về tỷ trọng. Mặt hàng dược phẩm cũng tăng khoảng 8% nhưng dự báo sẽ gia tăng mạnh trong các năm tới do nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký các loại thuốc của Thổ Nhĩ Kỳ và bắt đầu được nhập khẩu sau khi có giấy phép đăng ký của Bộ Y tế Việt Nam. Mặt hàng tăng mạnh nhất là sản phẩm hóa chất, tới 24,26%, chủ yếu là do mặt hàng lưu huỳnh làm nguyên liệu cho sản xuất phân bón được nhập nhiều do giá giảm mạnh và ở mức thấp theo giá dầu thô.

Số liệu nhập khẩu các mặt hàng chính từ Thổ Nhĩ Kỹ trong năm 2016:

STT

Mặt hàng xuất khẩu tới Việt Nam

Kim ngạch

(USD)

Thay đổi so với năm 2015 (%)

Tỷ trọng (%)

1

Vải các loại

33.824.598

-10,97

19,94

2

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

32.115.812

8,84

18,94

3

Dược phẩm

13.407.452

8,27

7,91

4

Quặng và khoáng sản khác

5.168.838

4,91

3,05

5

Sản phẩm hóa chất

4.716.118

24,26

2,78

6

Sản phẩm từ chất dẻo

3.294.143

-15,80

1,94

8

Sắt thép các loại

1.071.359

-18,29

0,63

7

Nguyên phụ liệu thuốc lá

786.398

-43,46

0,46

 Nguồn: Bộ Công Thương

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here