Nguyễn Tuấn Tú
Trong nền sản xuất – thương mại toàn cầu, việc tham gia hiệu quả của một nền kinh tế vào chuỗi cung ứng quốc tế sẽ giúp một quốc gia tận dụng được những cơ hội và tránh được những rủi ro do chuỗi cung ứng gây ra. Tại Việt Nam, thương mại hàng hoá trung gian có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc và Nhật Bản. Thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản và Trung Quốc đem lại nhiêu lợi ích cho các ngành công nghiệp Việt Nam, nhưng cho đên nay Việt Nam dường như chưa phát triên đủ các ngành công nghiệp hỗ trợ để tham gia hiệu quả trong chuỗi cung ứng hàng hóa trung gian, dẫn đến sự phụ thuộc của Việt Nam vào nhóm hàng hoá này ngày càng lớn, đặc biệt trong các ngành mũi nhọn như ô tô, điện tử, dệt may. Bài viết đánh giá thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam với Nhật Bản và Trung Quốc, để từ đó làm rõ những đặc điểm và sự rủi ro của thương mại Việt Nam khi phụ thuộc vào các nguyên liệu, hàng hoá trung gian từ thị trường bên ngoài, đặc biệt là thị trường Nhật Bản và Trung Quốc, những nguy cơ bị đứt gãy của hàng hoá Việt Nam trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
- Quan hệ thương mạỉ hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung Quốc
Hàng hóa trung gian (intermediade goods) là hàng hóa được sử dụng trong một thời điểm nào đó của quá trình sản xuất các hàng hóa khác chứ không phải để cho tiêu dùng cuối cùng. Thương mại hàng hóa trung gian vì vậy còn được gọi là thương mại linh kiện, bộ phận. Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung Quốc phát triển mạnh mẽ kể từ năm 2000 trở lại đây. Về xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 1,046 tỷ USD (năm 2000, chiếm 3,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam năm 2000) lên mức 3,935 tỷ USD năm 2012, chiếm 13,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam năm 2012. Trong vòng 12 năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tăng 3,7 lần và hàng hoá trung gian xuất khẩu sang Trung Quốc dần chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam.
Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc phần lớn là hàng hoá có giá trị gia tăng thấp. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu gạo và sắn sang Trung Quốc chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2013, xuất khẩu cao su chiếm 8,5%, gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 7,9%, các nguyên vật liệu phục vụ ngành dệt, may, giày da chiếm 15,8%, dầu lửa và khí đốt chiếm 9,4%. Xuất khẩu hàng hoá trung gian chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc; năm 2008 chiếm tới 82,3%.
Vào năm 2015, top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc 14 máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, xơ sợi các loại, hàng rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn, máy ảnh – máy quay phim và linh kiện gỗ và sản phẩm gỗ, gạo, dầu thô, cao su, giày dép. Phần lớn là sản phẩm trung gian.
Bảng 1: Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam — Trung Quốc (2000-2012)
(triệu USD)
Năm | 2000 | 2002 | 2004 | 2006 | 2008 | 2012 |
Nhập khẩu hàng hoá trung gian | 713,3 | 1.115,8 | 3.421,0 | 5.528,5 | 10.417,3 | 19.327 |
Xuất khẩu hàng hoá trung gian | 1.046,9 | 1.030,4 | 2.331,1 | 2.512,9 | 3.548,2 | 3.9351 |
Cán cân thương mại hàng hoá trung gian | 333,4 | -85,4 | -1.089,9 | -3.015,6 | -6.869,1 | -15.392 |
% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam | 15,85% | 9 | 1 | 63,9% | ||
% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam | 3,3% | 1 | 91 | 1 | 13,3% |
Nguồn: Tỉnh toán của tác giả dựa trên: +) Hà Thị Hồng Vân (2011), Intermediate goọds trade between Vietnam and China, in Intermediate goods trade in East Asia: economic deepening throuth FTAa/EPAs, Mitsuhỉro Kagami (edỉted), IDE-JETRỌ, Thaiỉand; +) Fujita Masahisa – Hamaguchỉ Nobuaki (2014), Supply Chain ỉnternationalization in East Asia: inclussiveness andrisk, RIETI Dỉscussìon Paper, Series Ỉ4-E-066.
Hàng hóa trung gian Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc tăng với tốc độ chóng mặt hơn. Nếu năm 2000, kim ngạch mới chỉ đạt 713,3 triệu USD, thì đến năm 2012 đã đạt tới 19,327 tỷ USD, tăng 27 lần trong vòng 12 năm. So với nhập khẩu hàng hoá cuối cùng, thì nhập khẩu hàng hoá trung gian tăng với tốc độ kỷ lục. Nhập khẩu hàng hoá trung gian chiếm tới 57% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc; năm 2008 chiếm tới 92%. Các mặt hàng trung gian nhập khẩu đứng đầu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc là linh phụ kiện dệt may, linh phụ kiện điện thoại, dầu và hoá dầu, thiết bị máy móc, sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng khác, kim loại thường, sản phẩm từ chất dẻo. Nhìn chung, phân theo phân loại ngành kinh tế lớn (BEC), có thể thấy nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc phần lớn là hàng phụ trợ công nghiệp và tư liệu sản xuất hàng hoá trung gian phục vụ sản xuất. Cơ cấu hàng tiêu dùng cuối cùng chỉ chiếm khoảng 20%, hàng tư liệu sản xuất chiếm 35%, hàng công nghiệp phụ trợ và máy móc phụ tùng vận tải chiếm 35%, có thể thấy 70% hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc là để phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp Việt Nam (năm 2013).
Việt Nam bắt đầu nhập siêu từ Trung Quốc vào năm 2001 và con số nhập siêu này tăng với tốc độ chóng mặt kể từ đó. Năm 2002, nhập siêu hàng hoá trung gian từ Trung Quốc chỉ đạt 85,4 triệu, năm 2012 Việt Nam nhập siêu hàng hoá trung gian kỷ lục từ Trung Quốc, trị giá 15,392 tỷ USD. Trong giai đoạn 2000-2009, 14,06% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung gian cùa Trung Quốc vào ASEAN có điểm đến là Việt Nam, trong khi chỉ có 3,57% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trung gian từ ASEANvào Trung Quốc xuất phát từ Việt Nam. Nếu như năm 2014, Trung Quốc chiếm 29,4% tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam (cả hàng trung gian, hàng tiêu dùng, hàng hoá vốn), thì năm 2015 tỷ lệ này là 30%, trở thành thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam. Thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung Quốc được tạo thuận lơi sau khi Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia CAFTA năm 2001 và Chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS). Trong mối quan hệ hợp tác này, Trung Quốc dường như đang được hưởng lợi từ các sản phẩm trung gian giá rẻ của Việt Nam và xuất khẩu trở lại các sản phẩm trung gian có giá trị gia tăng giá thành cao hơn, giá trị tốt hơn sang các doanh nghiệp Việt Nam. Sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam và ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam vào các sản phẩm trung gian của Trung Quốc ngày càng lớn và điều này gây tổn thương cho nền kinh tế Việt Nam khi có những biến động giá cả hàng hoá từ Trung Quốc hoặc khi nền kinh tế Trung Quốc lâm vào tình trạng khó khăn trong phát triển kinh tế.
- Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản
Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản mang một sắc thái khác với Trung Quốc. Trước hết, Việt Nam không ở trong tình trạng nhập siêu hàng hoá trung gian với Nhật Bản và mối quan hệ thương mại này tương đối cân bằng. Thứ hai, hàng hoá trung gian chỉ chiếm tỷ lệ tương đối vừa phải trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam trong những năm qua. Thứ ba, nhập khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam từ thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 67% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2000 và dừng ở mức 69-70% trong những năm 2010-2012; xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt nam năm 2000 và ở mức 69-70% trong những năm 2010-2012.
Bảng 2. Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Việt Nam – Nhật Bản (2000-2012)
(triệu USD)
Năm | 2000 | 2002 | 2004 | 2006 | 2008 | 2012 |
Nhập khẩu hàng hoá trung gian | 1 567,0 | 1.568,3 | 2.450,2 | 3.379,0 | 5.758,6 | 7.277,0 |
Xuất khẩu hàng hoá trung gian | 1 578,0 | 1.598,4 | 2.442,4 | 3.845,4 | 6.506,0 | 4.492,0 |
Cán cân thương mại hàng hoá trung gian | 11 | 30,1 | -7,8 | 466,4 | 747,4 | -2,785 |
% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam | 28,4%. | – | – | – | – | 24,1% |
% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam | 30,1% | – | – | – | – | 15,2% |
Nguồn :Tính toán của tác giả dựa trên : +) Ha Thi Hong Van (2011), Intermediate goods trade between Vietnam and China, in Intermediate goods trade in East Asia: economic deepening throuth FTAa/EPAs, Mitsuhiro Kagami (edited), lDE-JETRO, Thailand; +) Fujita Masahisa – Hamaguchi Nobuaki (2014), Suppỉy Chain intemationalization in EastAsia: inclussiveness and risk, RIETI Discussion Paper, Series 14-E-066.
Nhật Bản là bạn hàng nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt nam sang thị trường Nhật Bản hiện nay là các loại dây điện sử dụng cho động cơ, xe mô tô, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 30,8% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này của Nhật Bản năm 2015 (sau Trung Quốc chiếm khoảng 33,5%); thuỷ sản; hàng gỗ nhiên liệu … Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ thị trường Nhật Bản là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, máy vi tính và linh kiện, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm sắt thép, linh kiện phụ tùng ô tô, sản phẩm từ chất dẻo, nông sản, hải sản, sản phẩm may mặc, gỗ và sản phẩm gỗ…. Khác với Trung Quốc, cơ cấu hàng hoá trung gian của Nhật Bản và Việt Nam mang tính bổ sung, không mang tính cạnh tranh. Nhật Bản là nước nhập siêu lớn về thủy sản, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, các thực phẩm chế biến và nhập những mặt hàng nguyên phụ liệu, linh kiện có chi phí thấp và giá thành rẻ từ Việt Nam, trong khi Việt Nam lại là nước có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về các sản phẩm này. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản phần lớn các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, sản phẩm trung gian phục vụ cho sản xuất, giúp Việt Nam tham gia tốt vào chuỗi cung ứng hàng hoá trong khu vực ASEAN với Nhật Bản. Việc nhập khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản giúp Việt Nam đa dạng hoá cơ cấu xuất khẩu của mình (có hàm lượng hàng hoá trung gian từ Nhật Bản) theo hướng chế tạo xuất khẩu giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và tăng sản phẩm chế tạo có giá trị cao hơn.
- Một vài đánh giá
Thứ nhất, thực trạng trao đổi hàng hoá trung gian giữa Việt Nam và Nhật Bản, Trung Quốc cho thấy, tốc độ gia tăng thương mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam và Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với thương mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam và Nhật Bản. Nếu như năm 2000, Trung Quốc có thị trường nhập khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều so với thị trường Nhật Bản, nhưng trong vài năm gần đây vị trí đó đã bị hoán đổi và Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu hàng hoá trung gian lớn nhất của Việt Nam. Vào năm 2012, hàng hoá trung gian Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc lớn gấp 2,6 lần so với hàng hoá trung gian nhập khẩu từ Nhật Bản.
Tuy nhiên, xét về cơ cấu xuất khẩu hàng hoá trung gian, Việt nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhiều hơn so với thị trường Trung Quốc. Nhật Bản trở thành thị trường lớn nhất trong xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam sang khu vực Đông Á, trong khi Trung quốc là điểm đến không hấp dẫn và kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung gian sang Trung Quốc luôn thất thường và ở mức thấp.
Thứ hai, tình trạng nhập siêu hàng hoá trung gian của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đang đặt ra nhiều vấn đề trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Nhiều ngành sản xuất của Việt Nam đang có mức độ phụ thuộc rất cao vào Trung Quốc về nguyên liệu và hàng hoá trung gian và cả thị trường đầu ra (tiêu thụ sản phẩm). Chẳng hạn trong ngành dệt may, theo báo cáo của Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (EU-Việt Nam Mutrap III), Việt Nam phải nhập khẩu bông tới 90% và nhập xơ nhân tạo đến 70%, chủ yếu là từ Trung Quốc. Hoặc trong ngành da giày, để sản xuất một đôi giày, Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu và hàng hoá gia công từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc để gia công và xuất khẩu. 80% nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu cũng từ Trung Quốc. Ngay trong ngành nông nghiệp, nếu như trước đây các ngành sản xuất chế biến nông nghiệp cùa Việt Nam bị chặn ở đầu ra do không xuất khẩu được sản phẩm, chủ yếu do giá thành cao hơn thị trường, nhưng trong thời gian gần đây các ngành công nghiệp chế biến nông nghiệp ở Việt Nam còn bị chặn ở đầu vào do không mua nguyên vật liệu trong nước, mà phải phụ thuộc phần lớn vào sản phẩm trung gian nhập khẩu.
Như vậy, có thể thấy trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian với Trung quốc, Việt Nam đang phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc hơn là Trung Quốc phụ thuộc vào Việt Nam. Trung Quốc dường như đang kiểm soát chặt chẽ nền công nghiệp Việt Nam thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá trung gian sang thị trường Việt Nam, đẩy nhanh con số nhập siêu, đồng thời làm giá đối với sản phẩm xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam khiến hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc bị ép giá và thu lại giá trị xuất khẩu rất thấp.
Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung Quốc cũng cho thấy Việt Nam đang rơi vào bẫy của hiệu ứng giải công nghiệp hoá sớm (deindustrialization). Là một nước giàu tài nguyên nhưng có trình độ công nghệ thấp hơn so với Trung quốc, Việt Nam đang bị hấp dẫn bởi xuất khẩu các hàng hoá thô, sơ chế, bán thành phẩm, trong khi đó Trung Quốc lại xuất khẩu hàng hoá thành phẩm có khả năng cạnh tranh rất tốt sang các nước giàu tài nguyên như Việt Nam. Hậu quả là sản xuất công nghiệp của Việt Nam đang bị thu hẹp, và nhập khẩu hàng hoá trung gian từ Trung Quốc đang làm thui chột khả năng đổi mới và sáng tạo sản phẩm, gây tác động tiêu cực lâu dài đối với kinh tế Việt Nam.
Thứ ba, tình trạng cân đối trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian của Việt Nam với Nhật Bản cho thấy Nhật Bản đang có những ảnh hưởng tích cực đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Những yêu cầu khắt khe trên thị trường Nhật Bản về chất lượng sản phẩm, rào cản phi thuế quan, vệ sinh, nguồn gốc xuất xứ… đang giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu hàng hoá trung gian của Việt Nam, táng nhanh tỷ lệ nội địa hoá nguyên phụ liệu của sản phẩm và giảm sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, phát triển mạnh hơn mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp FDI có công nghệ tiên tiến, xây dựng mối liên kết chuỗi giá trị sản xuất lớn để có thể tiếp nhận các đơn hàng lớn hơn về xuất khẩu hàng hoá trung gian. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Nhật Bản đang bị tụt dần vị trí so với Trung quốc trong cung cấp hàng hoá trung gian cho Việt Nam. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam trong việc thu hút FDI từ phía Nhật Bản bởi các nhà đầu tư nước ngoài Nhật Bản có mặt tại Việt Nam đều muốn sử dụng thị trường Việt Nam để xuất khẩu các hàng hoá trung gian của mình và thu mua hàng hoá trung gian tại nước chủ nhà để phục vụ chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Nhật. Theo khảo sát của JETRO, có đến 75% doanh nghiệp Nhật Bản trả lời muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa tại nơi đầu tư, điều này cũng phù hợp với mong muốn của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này đang gặp phải nhiều thách thức, bởi Việt Nam chưa đạt được chuỗi cung ứng phụ kiện và hàng hóa trung gian như phía Nhật Bản mong muốn. Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam rất thấp so với các nước châu Á khác. Cụ thể, tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, linh kiện của Việt Nam là 27,9%, thấp hơn so với mức bình quân chung là 47,8%, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc là 60,8%, Thái Lan là 52,9%, Indonesia là 43,3%. Tỷ lệ nội địa thấp có nghĩa là các nhà đầu tư phải nhập khẩu nhiều hơn các nguyên vật liệu và linh phụ kiện. Hậu quả là chi phí sản xuất ở Việt Nam sẽ cao hơn chi phí ở các nước có tỷ lệ nội địa hóa cao và các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn. Các nhà cung cấp nguyên liệu, linh kiện nội địa khoảng 40% là nhập khẩu từ Nhật Bản, 13% là nhập khẩu từ ASEAN, 11% là nhập khẩu từ Trung Quốc. Như vậy, việc yếu kém trong việc cung ứng các nguyên liệu và phụ kiện trong nước là một trong các yếu tố tieu cực cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài. Trong thời gian gần đây, FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam đang giảm 3 năm liên tiếp, và nguồn vốn FDI của Nhật đang được chuyển hướng đầu tư vào Singapore, Indonesia.Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, có 1.600 doanh nghiệp nước này đầu tư sang Việt Nam tính đến tháng 10 năm 2016. Năm 2014, Nhật Bản đã tụt xuống vị trí số 4 sau Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore. Đây cũng là vị trí thấp nhất của Nhật Bản sau nhiều năm giữ vị trí số 1 hoặc đứng thứ 2 trong các đối tác đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam, đó là ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, làm cho tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. Tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu, linh kiện chiếm 70% trong tổng chi phí sản xuất. Chính vì vậy, đẩy mạnh thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản trong thời gian tới là điều cần thiết đối với Việt Nam để tránh sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và có điều kiện gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khi trao đổi thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản….
(còn nữa)
(Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông, số 7/2017)