Vừa qua, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Quang Vinh đã có buổi tiếp ông Ghadir Ghiyafeh – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại, Công nghiệp, Mỏ và Nông nghiệp Iran (ICCIMA) cùng đoàn doanh nghiệp Iran trong các lĩnh vực nông nghiệp, điện tử, năng lượng, hàng tiêu dùng, du lịch…
Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Vinh cho biết tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, nền kinh tế của Iran và Việt Nam có thể bổ sung cho nhau.
Là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam rất cần năng lượng và các sản phẩm hóa dầu, trong khi Iran là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ và các sản phẩm hóa dầu lớn với giá cạnh tranh, điều này có thể tạo cơ hội hợp tác hơn nữa giữa hai nước. Việt Nam cũng đang nhập khẩu sản lượng lớn nhựa đường từ Iran.
Ngoài ra, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có thể cung cấp cà phê, trà và gia vị cho thị trường Iran, còn Iran cũng có thể xuất khẩu sang thị trường Việt Nam các mặt hàng nông sản như táo, kiwi, cherry… Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, các sản phẩm Halal của Việt Nam cũng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Iran.
Ông Ghadir Ghiyafeh đã giới thiệu đôi nét về phòng thương mại Iran, một tổ chức có 141 năm lịch sử và trên 85.000 bộ viên và trên 650 hiệp hội. Theo ông, Việt Nam là một trong những quốc gia mà người dân và chính phủ Iran rất có thiện cảm, nổi tiếng trong lòng người dân nước này.
Ông cũng ca ngợi những thành tựu phát triển kinh tế đáng kinh ngạc của Việt Nam trong thời gian qua, qua đó mong muốn kim ngạch thương mại song phương có thể đạt con số 2 tỷ USD trong thời gian tới.
Theo lãnh đạo hai bên, hiện nay kim ngạch thương mại Việt Nam-Iran mới chỉ dừng ở mức trên 100 triệu USD, con số rất nhỏ so với tiềm năng tiêu thụ của thị trường Iran đối với nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam.
Ông Ghiyafeh cho biết, bên cạnh những mặt hàng truyền thống, các doanh nghiệp Việt Nam nên có thêm thông tin rằng Iran là một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất khu vực Trung Đông, với công suất hàng năm đạt hàng chục triệu tấn và nguồn nguyên liệu sắt dồi dào từ các mỏ trong nước. Bên cạnh đó, Iran cũng có thế mạnh với các sản phẩm xi măng, gạch, và các vật liệu xây dựng khác.
Đây là những mặt hàng mà Việt Nam có thể nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong xây dựng và phát triển hạ tầng, đặc biệt khi các dự án lớn về đô thị hóa và giao thông đang được đẩy mạnh.
Lãnh đạo VCCI nhấn mạnh, việc trao đổi thông tin thị trường và kết nối doanh nghiệp hai nước là vấn đề rất quan trọng mà hai bên chưa thực sự đẩy mạnh. Do đó trong thời gian tới, ông mong muốn phía ICCIMA và Đại sứ quán Iran sẽ thường xuyên có những hợp tác với VCCI trong việc kết nối doanh nghiệp, chia sẻ thông tin về các hội chợ, triển lãm được tổ chức tại Iran, huy động sự tham dự từ phía doanh nghiệp Việt Nam.
Vừa qua, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Quang Vinh đã có buổi tiếp ông Ghadir Ghiyafeh –Phó Chủ tịch Phòng Thương mại, Công nghiệp, Mỏ và Nông nghiệp Iran (ICCIMA) cùng đoàn doanh nghiệp Iran trong các lĩnh vực nông nghiệp, điện tử, năng lượng, hàng tiêu dùng, du lịch…
Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Vinh cho biết tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, nền kinh tế của Iran và Việt Nam có thể bổ sung cho nhau.
Là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam rất cần năng lượng và các sản phẩm hóa dầu, trong khi Iran là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ và các sản phẩm hóa dầu lớn với giá cạnh tranh, điều này có thể tạo cơ hội hợp tác hơn nữa giữa hai nước. Việt Nam cũng đang nhập khẩu sản lượng lớn nhựa đường từ Iran.
Ngoài ra, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có thể cung cấp cà phê, trà và gia vị cho thị trường Iran, còn Iran cũng có thể xuất khẩu sang thị trường Việt Nam các mặt hàng nông sản như táo, kiwi, cherry… Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, các sản phẩm Halal của Việt Nam cũng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Iran.
Ông Ghadir Ghiyafeh đã giới thiệu đôi nét về phòng thương mại Iran, một tổ chức có 141 năm lịch sử và trên 85.000 bộ viên và trên 650 hiệp hội. Theo ông, Việt Nam là một trong những quốc gia mà người dân và chính phủ Iran rất có thiện cảm, nổi tiếng trong lòng người dân nước này.
Ông cũng ca ngợi những thành tựu phát triển kinh tế đáng kinh ngạc của Việt Nam trong thời gian qua, qua đó mong muốn kim ngạch thương mại song phương có thể đạt con số 2 tỷ USD trong thời gian tới.
Theo lãnh đạo hai bên, hiện nay kim ngạch thương mại Việt Nam-Iran mới chỉ dừng ở mức trên 100 triệu USD, con số rất nhỏ so với tiềm năng tiêu thụ của thị trường Iran đối với nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam.
Ông Ghiyafeh cho biết, bên cạnh những mặt hàng truyền thống, các doanh nghiệp Việt Nam nên có thêm thông tin rằng Iran là một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất khu vực Trung Đông, với công suất hàng năm đạt hàng chục triệu tấn và nguồn nguyên liệu sắt dồi dào từ các mỏ trong nước. Bên cạnh đó, Iran cũng có thế mạnh với các sản phẩm xi măng, gạch, và các vật liệu xây dựng khác.
Đây là những mặt hàng mà Việt Nam có thể nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong xây dựng và phát triển hạ tầng, đặc biệt khi các dự án lớn về đô thị hóa và giao thông đang được đẩy mạnh.
Lãnh đạo VCCI nhấn mạnh, việc trao đổi thông tin thị trường và kết nối doanh nghiệp hai nước là vấn đề rất quan trọng mà hai bên chưa thực sự đẩy mạnh. Do đó trong thời gian tới, ông mong muốn phía ICCIMA và Đại sứ quán Iran sẽ thường xuyên có những hợp tác với VCCI trong việc kết nối doanh nghiệp, chia sẻ thông tin về các hội chợ, triển lãm được tổ chức tại Iran, huy động sự tham dự từ phía doanh nghiệp Việt Nam.
Vân Chi