Khi từ chối thừa nhận sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm suy yếu vai trò của Mỹ trên thế giới, trở thành “đại diện thoi thóp” của trật tự đơn cực. Mặc dù nhiều người cho rằng đơn cực sau Chiến tranh Lanh đang dần chuyển sang trật tự quốc tế lưỡng cực do Mỹ và Trung Quốc dẫn dắt, tuy nhiên điều này chưa hẳn là như vậy, cũng không hẳn là sự kỳ vọng của mọi người. Có lý do để kỳ vọng và nỗ lực thúc đẩy một thế giới với châu Âu và các nền kinh tế mới nổi đóng vai trò quan trọng hơn.
Thế giới lưỡng cực khiến 3 thách thức lớn trầm trọng thêm
Là một quốc gia thành công nhất của kinh tế thế giới, Trung Quốc đã giành được sức ảnh hưởng địa chính trị quan trọng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các khu vực khác. Nhiều quốc gia không muốn nghe theo Mỹ cũng đang chuyển hướng tìm kiếm sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất từ Trung Quốc, góp phần thúc đẩy Trung Quốc trỗi dậy trở thành một cực quyền lực trong thế giới lưỡng cực.
Trên thực tế, thế giới lưỡng cực vô cùng không ổn định. Sự xuất hiện của thế giới lưỡng cực làm gia tăng nguy cơ xung đột bạo lực, thế giới lưỡng cực sẽ khiến vệc giải quyết các vấn đề toàn cầu hoàn toàn phụ thuộc vào lợi ích quốc gia của hai nước lãnh đạo. 3 thách thức mà nhân loại phải đối mặt hoặc là bị coi nhẹ, hoặc là trở nên trầm trọng hơn.
Thách thức đầu tiên là sự tập trung quyền lực của các công ty công nghệ lớn. Mặc dù công nghệ thường đường coi là một chiến tuyên quan trọng trong xung đột Mỹ-Trung, nhưng có một điểm chung giữa hai nước. Hai nước đều tập trung nghiên cứu, phát triển các thuật toán vượt trội, do vậy các nền tảng số và trí tuệ nhân tạo trở thành công cụ để chính phủ và doanh nghiệp giám sát, kiểm soát người dân.
Đồng thời, trong thế giới lưỡng cực, các sáng kiến về nhân quyền và dân chủ sẽ không phải công việc ưu tiên hàng đầu. Các cam kết mang tính nguyên tắc về dân chủ và nhân quyền của Mỹ là mỏng manh. Mỹ từng lật đổ chính quyền dân chủ tại các nước Mỹ La tinh, châu Á, châu Phi không thân thiện với Mỹ. Mỹ ủng hộ dân chủ tại Ukraine cũng là để đối kháng hoặc làm suy yếu Nga.
Một thách thức khác trong thế giới lưỡng cực Trung-Mỹ là biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, so với Mỹ, Trung Quốc dường như tích cực hơn trong việc ủng hộ các thỏa thuận quốc tế về giảm khí thải nhà kính. Nhưng cả Trung Quốc và Mỹ không chỉ là hai nước có lượng khí thải lớn nhất thế giới, mà còn là hai nền kinh tế phụ thuộc và sự dụng nhiều năng lượng. Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào tăng trưởng ngành chế tạo; người tiêu dùng và các ngành như điện toán đám mây tại Mỹ cũng đòi hỏi một lượng lớn năng lượng.
Không dễ xảy ra Chiến tranh Lạnh trong thế giới tứ cực
Thế giới có thêm hai cực, mọi vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Hai cực này là châu Âu và tổ hợp các nền kinh tế mới nổi, hoặc là hình thành một tổ chức mới “E10” gồm các quốc gia Mexico, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và các quốc gia khác. Trong một thế giới tứ cực như vậy sẽ không dễ xảy ra Chiến tranh Lạnh, đem lại nhiều tiếng nói đa dạng hơn trong quản trị toàn cầu.
Châu Âu đã trở thành người tiên phong trong bảo hộ thông tin cá nhân và giám sát các công ty công nghệ lớn, đồng thời cũng chuẩn bị đầy đủ cho việc ngăn chặn tự động hóa thuật toán. Mặc dù các công ty Mỹ và Trung Quốc gây ra các mối lo ngại về quyền riêng tư, kiểm soát người tiêu dùng, trí tuệ nhân tạo thay thế con người, nhưng tầm quan trọng và quy mô lớn, thị trường châu Âu đủ sức tạo ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Các nền kinh tế mới nổi cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu trí tuệ nhân tạo tiếp tục thay thế con người trong các ngành công nghiệp, các nền kinh tế mới nổi với lợi thế so sánh về nguồn nhân lực sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Do vậy, các nền kinh tế mới nổi sẽ có tiếng nói quan trọng trong cuộc tranh luận toàn cầu về việc quyết định thiết kế và vận dụng công nghệ mới.
Châu Âu và các nền kinh tế mới nổi cũng sẽ tham gia tích cực trong vấn đề biến đổi khí hậu. Châu Âu đã là người lãnh đạo của phong trào giảm khí thải cacbon, trong khi các nền kinh tế mới nổi lại có hứng thú mạnh mẽ với vấn đề biến đổi khí hậu do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc nóng lên của trái đất.
(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)