Thế giới năm 2024: Sàn chứng khoán London mất dần vị thế, làn sóng công ty “di cư” từ Anh sang Mỹ 

0
31
Sàn chứng khoán London LSE. (Nguồn: PA)

Sàn giao dịch chứng khoán London (LSE), Vương quốc Anh, đang trải qua một năm hoạt động ảm đạm nhất trong vòng 15 năm khi có đến 88 công ty hủy niêm yết hoặc chuyển niêm yết chính ra khỏi thị trường chính của London trong năm 2024, trong khi chỉ có 18 công ty thay thế.

Tỷ lệ công ty đăng ký niêm yết mới và hủy niêm yết như vậy là mức thấp nhất của LSE kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Tính từ đầu năm đến ngày 13/12, tổng định giá thị trường của các công ty rời khỏi LSE là gần 280 tỷ bảng Anh (353,4 tỷ USD), chiếm khoảng 14% tổng giá trị của 100 công ty lớn nhất được niêm yết trên sàn này.

Ashtead, công ty cho thuê thiết bị với định giá thị trường 23 tỷ bảng Anh, là doanh nghiệp lớn mới nhất đề xuất chuyển niêm yết chính từ LSE sang Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Ashtead kiếm được 98% lợi nhuận hoạt động tại Mỹ trong khi tập đoàn Ferguson thu được 99%. Bên cạnh đó, chín công ty trong FTSE 100 thu được hơn một nửa doanh thu của họ từ Mỹ, bao gồm tập đoàn dữ liệu Experian và công ty giáo dục Pearson.

Ngoài các công ty đã rời đi, 18 tập đoàn lớn niêm yết tại LSE đang có kế hoạch rời khỏi Anh, trong đó hai cái tên nổi bật là Rio Tinto và British American Tobacco cũng đang bị các nhà đầu tư gây sức ép để chuyển niêm yết chính sang Mỹ hoặc Australia.

Trước đó, Flutter – “gã khổng lồ” hoạt động trong lĩnh vực đánh bạc trị giá 39 tỷ bảng Anh và là chủ sở hữu của Paddy Power, cùng với tập đoàn vật liệu xây dựng trị giá 55 tỷ bảng Anh CRH, đều đã chuyển niêm yết chính sang NYSE trong 18 tháng qua.

Nhiều doanh nghiệp hủy niêm yết chính tại LSE để chuyển sang NYSE là do cổ phiếu của họ các có triển vọng thanh khoản tốt hơn tại thị trường chứng khoán Mỹ. Ashtead kiếm được 98% lợi nhuận hoạt động tại Mỹ, trong khi tập đoàn Ferguson thu được 99%. Bên cạnh đó, 9 công ty trong FTSE 100 thu được hơn một nửa doanh thu của họ từ Mỹ, bao gồm tập đoàn dữ liệu Experian và công ty giáo dục Pearson.

Ngoài các công ty đã rời đi, 18 tập đoàn lớn niêm yết tại LSE đang có kế hoạch rời khỏi Anh, trong đó 2 “gã khổng lồ” Rio Tinto và British American Tobacco cũng đang bị các nhà đầu tư gây sức ép để chuyển niêm yết chính sang Mỹ hoặc Australia.

Chính phủ Anh và các cơ quan quản lý của nước này đang nỗ lực cải cách quy tắc thị trường nhằm ngăn chặn “làn sóng di cư” của các doanh nghiệp niêm yết tại LSE. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia tài chính, nguyên nhân quan trọng khiến các doanh nghiệp rời LSE là do thị trường chứng khoán Anh không có tính cạnh tranh so với Mỹ.

Doanh thu hằng ngày của các cổ phiếu được giao dịch trên sàn LSE đã giảm hơn 30% kể từ năm 2018, từ 7,5 tỷ USD (5,9 tỷ bảng Anh) xuống còn 4,8 tỷ USD vào năm ngoái. Điều này không thể so sánh với Nasdaq trên Phố Wall, nơi doanh thu hằng ngày cao hơn LSE khoảng 70 lần ở mức 340 tỷ USD mỗi ngày.

Đáng chú ý hơn, cổ phiếu tại đang được giao dịch với mức chiết khấu cực lớn so với các công ty cùng ngành tại Mỹ, khiến việc niêm yết lại trên các sàn Nasdaq hoặc S&P 500 trở nên hấp dẫn hơn vì công ty niêm yết sẽ tự động trở nên có giá trị hơn.

Hiện tại, cổ phiếu LSE được giao dịch với mức chiết khấu 52% so với các cổ phiếu tương đương của Mỹ. Trong một số lĩnh vực như ôtô, mức chiết khấu giữa các đối thủ Anh và Mỹ thậm chí còn nghiêm trọng hơn, ở mức 76%.

Việc rút lui theo kế hoạch diễn ra vào thời điểm khó khăn đối với thị trường vốn của London, nơi trong hai thập kỷ qua đã không thu hút được các công ty công nghệ lớn nhất. Thách thức mà thị trường phải đối mặt đã trở nên sâu sắc hơn trong năm qua trước làn sóng thâu tóm các nhóm niêm yết.

Tờ The Guardian của Anh dẫn thông tin từ Russ Mould – giám đốc đầu tư của nền tảng AJ Bell cho biết: “Đáng ra có rất nhiều điều để biến London trở thành nơi lý tưởng để các công ty niêm yết cổ phiếu của họ. Sàn giao dịch chứng khoán London đang phải làm thêm giờ chỉ để giữ những cổ phiếu đã được niêm yết chứ đừng nói đến việc thu hút những cổ phiếu mới”.

Nỗ lực nới lỏng các quy tắc niêm yết để thu hút nhiều công ty hơn đến London có vẻ hơi tuyệt vọng. Việc niêm yết tại Vương quốc Anh đáng lẽ là một “huy hiệu danh dự”, nhưng danh tiếng đó đang giảm đi nhanh chóng.

“Các nhà đầu tư nước ngoài đã mất hứng thú với địa điểm giao dịch ngay sau khi Vương quốc Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit và định giá thậm chí còn rẻ hơn. Đó không phải là một chiêu trò bán hàng tốt để thu hút nhiều công ty lớn hơn vào thị trường Anh” – Russ Mould nói.

Những vấn đề phát sinh đã xuất hiện giữa những lo ngại lớn hơn về tình trạng của London như một trung tâm tài chính toàn cầu.

Tăng trưởng của London đã tụt lại phía sau các đối thủ cạnh tranh quốc tế kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, theo một báo cáo được công bố hôm thứ Năm bởi Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế. Trung tâm cho biết, chi phí thuê văn phòng tăng cao đã ăn hết chi tiêu lẽ ra dành cho đổi mới, trong khi giá nhà cao hơn và chính sách nhập cư hạn chế hơn đã khiến việc thu hút người tài trở nên khó khăn hơn.

Chu Văn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here