Sự áp đặt thuế của chính quyền Mỹ đối với sắt và nhôm đã kích động một chuỗi phản ứng trên toàn thế giới, nổi bật là việc chính phủ các nước Châu Âu và Canada chuẩn bị xây dựng các rào cản nhằm ngăn chặn việc các kim loại giá rẻ từ nước ngoài nhập khẩu vào thị trường của các nước này.
Các nhà lập pháp nước ngoài lâu nay đã chia sẻ với Tổng thống Trump các mối quan ngại về việc sắt giá rẻ từ nước ngoài đang tràn lan trong thị trường nước họ, đặc biệt là sắt từ Trung Quốc. Tuy nhiên, mức thuế suất cứng rắn 25% đối với sắt và 10% đối với nhôm của Tổng thống Trump đã ngăn chặn sắt nước ngoài xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời khiến các nước khác phải nhanh chóng cắt giảm nhập khẩu các sản phẩm này. Việc này có thể giúp Tổng thống Trump đạt được một trong những mục tiêu thương mại lớn của ông, đó là: Giảm nguồn nhập khẩu sắt rẻ tiền từ Trung Quốc, bao gồm cả các kim loại được vận chuyển qua các nước khác.
Scott N. Paul, chủ tịch Liên minh Sản xuất Mỹ, người ủng hộ cho các chính sách thuế này, cho biết các nước đang tiến hành các bước ban đầu, hướng tới hàng loạt các hiệp định và cuộc trao đổi nhằm giảm tình trạng quá tải và các hành vi chống cạnh tranh. Theo ông, thông qua việc hạn chế nguồn cung cấp sắt từ nước ngoài vào Mỹ, các mức thuế suất mới nhằm tăng giá các kim loại này trong nội địa, giúp tăng lợi nhuận cho các nhà sản xuất sắt đang gặp khó khăn tại Mỹ. Tuy nhiên trong quá trình này, một khối lượng lớn các kim loại giá rẻ sẽ sẵn sàng tại các thị trường ngoài Mỹ. Việc này sẽ làm giảm giá sắt và nhôm trên thị trường toàn cầu.
Ngày 27/3, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố hàng loạt các thay đổi quy định nhằm tạo điều kiện cho nhân viên cửa khẩu có thể dễ dàng ngăn chặn sắt và nhôm nước ngoài nhập khẩu vào nước này.
Liên minh Châu Âu (EU) cũng đã bắt đầu “một cuộc điều tra bảo hộ” có thể dẫn tới viêc áp đặt thuế hoặc các biện pháp thương mại khác nếu EU phát hiện ra khối lượng sắt dự định xuất sang Mỹ đang chuyển sang EU. Các quan chức Châu Âu cho rằng nếu không được bảo vệ, các công ty nội địa sẽ chịu nhiều thiệt hại. Các nhà lãnh đạo EU cho biết họ chuẩn bị gây sức ép về mặt ngoại giao đối với Bắc Kinh, thúc đẩy Trung Quốc cắt giảm các trợ cấp của chính phủ đối với ngành sản xuất sắt, giảm thuế nhập khẩu và mở cửa thị trường cho sắt từ Mỹ và Châu Âu.
Một số người ủng hộ chính sách thuế của Mỹ cho rằng những động thái này là bằng chứng cho thấy chiến lược của chính quyền Trump đang có hiệu quả. Tuy nhiên, các chuyên gia thương mại khác xem sự phản ứng đồng loạt này là bước đầu trong hàng loạt các động thái sắp tới, gây tăng giá các kim loại này trên toàn cầu và khiến các thị trường thế giới mất tự do. Eswar Prasad, giáo sư chính sách thương mại của Đại học Cornell, cho rằng cách tiếp cận của Tổng thống Trump dường như sẽ gặt hái thành quả trong ngắn hạn, nhưng nó cuối cùng có thể làm tổn hại lòng tin của các đối tác thương mại của Mỹ và ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế.
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ là quốc gia chủ chốt thúc đẩy việc dỡ bỏ các rào cản thương mại trên toàn cầu, tin rằng những thay đổi này sẽ giúp tăng trưởng thương mại và mang lại thịnh vượng trên toàn thế giới. Chính quyền Trump đang có cách tiếp cận hoàn toàn khác, cho rằng đường lối trước đây đã gây thiệt hại cho sản xuất nội địa, do đó, việc áp dụng thuế suất và các quy định hạn chế khác là cần thiết để bảo vệ thị trường Mỹ khỏi các hành vi thương mại không công bằng.
Theo Chad P.Brown, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, hiện nay, thué đánh vào các nhà xuất khẩu sắt và nhôm sang Mỹ có kim ngạch khoảng 18 tỉ USD trong năm 2017, tiêu biểu là Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, UAE, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Ấn Độ.
Ngày 27/3, Tổng thống Trump tiếp tục thúc đẩy quốc tế gây sức ép đối với Trung Quốc qua các cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Theo Nhà Trắng, trong các cuộc trao đổi này, Tổng thống Trump đã tố cáo các hành vi thương mại bất bình đẳng và sự sáp nhập “bất hợp pháp” các tài sản sở hữu trí tuệ của Trung Quốc.
Tin từ ĐSQVN tại Israel (theo New York Times 29/3/2018).