Tập đoàn Alibaba “phanh” đầu tư tại Ấn Độ

0
101
(Internet)
(Internet)

Theo Reuters, do căng thẳng chính trị và quan hệ thương mại xấu sau căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tập đoàn Alibaba sẽ tạm hoãn kế hoạch đầu tư vào các công ty Ấn Độ và dự kiến sẽ không mở rộng đầu tư vào thị trường Ấn Độ trong sáu tháng tới.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Alibaba sẽ giảm hoặc rút cổ phần, mà chủ yếu chuyển sang tập trung quản lý các dự án hiện có. Theo số liệu của PitchBook, kể từ năm 2015, Tập đoàn Alibaba và các công ty con của mình đã đầu tư hơn 2 tỷ USD vào các công ty Ấn Độ, đồng thời tham gia các đợt gọi vốn khác với ít nhất 1,8 tỷ USD. Các nền tảng thanh toán số Paytm, nền tảng dịch vụ chuyển đồ ăn Zomato, nền tảng thương mại điện tử BigBasket của Ấn Độ đều nhận đầu tư từ Tập đoàn Alibaba, do đó quyết định tạm dừng đầu tư của Tập đoàn Alibaba sẽ khiến kế hoạch huy động vốn của các công này bị chậm lại. Hiện tại Tập đoàn Alibaba chưa có bình luận về việc này.

Từ tháng 4/2020, Ấn Độ đã thắt chặt đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc và các nước láng giềng khác để ngăn ngừa việc “mua lại và sáp nhập có tính chất đầu cơ ác ý” trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Sau cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn (6/2020), chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ ngày càng dâng cao, làm dấy lên làn sóng “tẩy chay” các sản phẩm và công ty Trung Quốc. Đồng thời, Chính phủ Ấn Độ cũng nhân cơ hội thổi phồng “mối đe dọa từ Trung Quốc”, liên tục đưa ra các biện pháp nhằm vào Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, thương mại như cấm hơn 100 ứng dụng điện thoại di động của Trung Quốc, tạm giữ các công-te-nơ hàng hóa Trung Quốc… Chính phủ Ấn Độ đang có thái độ “dò xét” đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Ấn Độ: tháng 4/2020, Ấn Độ thực hiện quy định chặt chẽ hơn về đầu tư nước ngoài; tháng 7/2020, soạn thảo chính sách mới để tiến hành xét duyệt đối với khoảng 50 kế hoạch đầu tư có liên quan đến các doanh nghiệp Trung Quốc.

Theo “Thời báo Kinh tế” của Ấn Độ, hiện có khoảng 175 dự án đầu tư của Trung Quốc đang chờ Bộ Nội vụ Ấn Độ xét duyệt an ninh, mục đích là đánh giá về “mối đe dọa tiềm tàng” của các dự án. Sự không chắc chắn về chính sách của chính phủ cũng khiến một số công ty khởi nghiệp Ấn Độ ngần ngại với các khoản đầu tư của Trung Quốc. Saksana, người sáng lập ứng dụng video ngắn Bolo Indya cho biết, công ty sẽ không chấp nhận bất kỳ khoản đầu tư nào từ Trung Quốc cho đến khi chính sách quản lý của chính phủ trở lên rõ ràng hơn.

Trả lời phỏng vấn của Thời báo Hoàn cầu, một quan chức giấu tên của Ấn Độ nhận định, Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng áp lực lên các doanh nghiệp Trung Quốc, chừng nào vấn đề biên giới Trung Quốc-Ấn Độ chưa được giải quyết hoàn toàn. Ngay cả khi cuộc đối đầu kết thúc, nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, chính phủ Ấn Độ sẽ chỉ nới lỏng có chọn lọc trong một số lĩnh vực nhất định.

Các nhà phân tích chính sách của Ấn Độ cho rằng, khác với chiến lược dài hạn của Mỹ, việc Ấn Độ “phân tách” công nghệ với Trung Quốc chỉ là một hiện tượng trong cuộc khủng hoảng ngắn hạn, liệu có tiếp diễn hay không cần tiếp tục quan sát./.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here