Tác động của kiều hối từ xuất khẩu lao động đến kinh tế – xã hội Việt Nam giai đoạn 1998-2015 (Phần cuối)

0
98
  1. Tác động của kiều hối từ xuất khẩu lao động đối vối kinh tế-xã hội Việt Nam

Nguồn kiều hối từ xuất khẩu lao động đem đến nhiều tác động đối với kinh tế-xã hội Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống người dân dù còn tồn tại nhiều mặt trái.

3.1. Về kinh tế

Trước hết, kiều hối đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Bảng 2 cho thấy GDP cả nước tăng đều đặn qua các năm. Từ năm 1998 đến 2015, GDP tăng gần 160 tỷ USD (gấp 7 lần), điều đó chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lượng kiều hối từ xuất khẩu lao động đóng góp trung bình hàng năm khoảng 1% GDP, trong đó có những năm chiếm tới 4% (2002), 3% (các năm 2004, 2005, 2006). Tuy nhiên, trong đà tăng trưởng đều của nền kinh tế thì lượng kiều hối lại tăng giảm thất thường, không ổn định nên tỷ lệ đóng góp cũng không ổn định. Mặc dù vậy, kiều hối từ xuất khẩu lao động vẫn là bộ phận đáng kể góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, kiều hối từ xuất khẩu lao động là nguồn vốn quan trọng đầu tư cho kinh tế, cụ thể là đầu tư cho sản xuất. Một bộ phận người xuất khẩu lao động trở về nước đã tích cực tham gia các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh buôn bán nhờ tích lũy được tiền vốn trong quá trình xuất khẩu lao động ngoài nước. Theo khảo sát 48 người đã đi xuất khẩu lao động về tại xã Phú Nghĩa-huyện Chương Mỹ-thành phố Hà Nội, có 11 người tham gia lao động trong các công ty tại địa phương (chiếm 22,9%), 4 người lao động sản xuất tại gia đình (chiếm 8,3%), Số người lao động này đã từng làm việc tại các nước như Đài Loan, Malaysia, các nước châu Phi… 33 ngườỉ còn lại kinh doanh buôn bán cá thể (chiếm 68,7%), bộ phận này là người lao động đã làm việc tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Nga…

Nguyên nhân của sự phân hóa việc làm sau khi về nước là do người lao động làm việc tại các nước phát triển có mức thu nhập cao hơn nên tiền, vốn tích lũy được nhiều hơn so với các nước phát triển vừa và nhỏ. Thêm vào đó, trước khi đi xuất khẩu lao động sang các nước phát triển, người lao động đã được đào tạo kĩ lưỡng hơn nên khả năng học hỏi và vận dụng cũng nhạy bén hơn.

Bảng 2. Đóng góp của kiều hối từ xuất khẩu lao động trong GDP

giai đoạn 1998-2015

Năm Kiều hối từ xuất khẩu lao động (tỷ USD) GDP (tỷ USD)[i] Kiều hối từ xuất khẩu lao động/GDP (%)
1998 0,3 27,208 1,1
1999 0,4 28,688 1,39
2000 0,5 31,176 1,57
2002 1,4 35,067 3,99
2004 1,5 45, 427 3,3
2005 1,6 52,835 3,03
2006 1,7 60,909 2,79
2008 1,5 91,092 1,64
2010 1,1 115,93 0,94
2011 1,2  135,536 0,88
2012 1,56 155,819 1,0
2013 1,67 171,224 0,97
2014 1,8 186,207 1,0
2015 1,2 186,525 0,64

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của biểu đồ 2 và Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê các năm 2000, 2003, 2005, 2006, 2008, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Thứ ba, lượng tiền chuyển từ người lao động xuất khẩu gửi về nước kích thích ngân hàng và các dịch vụ chuyển tiền phát triển. Việt Nam đã có những cải cách theo hướng thị trường và chính sách mở cửa, cùng với những nỗ lực để thúc đẩy tự do hóa tài chính, hội nhập và cải cách pháp lí trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền tệ nói riêng, đồng thời mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Nhu cầu chuyển, nhận kiều hối ngày càng cao của khách hàng khiến các ngân hàng thương mại đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này dù cạnh tranh cao, không chỉ giữa các ngân hàng mà cả với công ty chỉ chuyên cung cấp dịch vụ kiều hối. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có sự phối hợp với các tổ chức quốc tế như Western Union… trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á. Ngân hàng Đông Á thành lập riêng một công ty kiều hối, đạt doanh số chi trả gần 700 triệu USD trong năm 2006, chiếm 14% thị phần chi trả kiều hối trong cả nước[ii].

Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ ngân hàng thì kiều hối còn có mặt trái là tạo cơ hội cho những người đầu cơ, kiếm lợi thông qua các hình thức chuyển tiền “chui”, đó là con đường chuyển tiền phi chính thức ngoài sự cho phép của nhà nước như “chuyển tiền tay ba”[iii] nhằm giảm chi phí dịch vụ, cũng như rút ngắn thời gian nhận tiền đối với gia đình có người đi xuất khẩu lao động.

3.2. Về xã hội

Thứ nhất, nguồn kiều hối cao và đều đặn qua các năm là động lực thu hút người dân đi xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp. (Xem bảng 3).

Bảng 3. Lực lượng xuất khẩu lao động và lực lượng lao động có việc làm trên tổng dân số Việt Nam giai đoạn 1998-2015

Năm Dân số (nghìn người) Lực lượng lao động có việc làm (nghìn người)

Tỷ lệ lực lượng lao động có việc làm/dân số (%)

Lưc lương xuất khẩu lao động (nghìn người) Tỷ lệ lực lượng xuất khẩu lao động/ỉực lượng lao động có việc làm {%)
1998 75.456 34.080 45,1 12,2 0,04
1999 76.323 35.847 46,9 21,6 0,06
2000 77.630 38.545 49,6 31,5 0,08
2001 78.620 39.615 50,4 36,1 0,09
2002 79.537 40.716 51,2 46,1 0,11
2003 80.476 43.008 52,0 75 0,18
2004 81.436 44.904 52,8 67,4 0,16
2005 82.392 46.238 54,5 70,5 0,16
2006 83.311 46.238 55,5 78,8 0,17
2007 84.218 47.160 56,0 85 0,18
2008 85.118 48.209 56,6 86,9 0,18
2009 86.025 49.322 57,3 73 0,15
2010 86.933 49.494 56,9 85,5 0,17
2011 87.840 50.679 57,7 88,3 0,17
2012 88.776 51.422 57,9 80,3 0,16
2013 89.716 52.208 58,1 88,1 0,17
2014 90.728 53.748 59,2 106,8 0,19
2015 91.709 53.984 58,9 116,9 0,21

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2000, 2003, 2005, 2006, 2008, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, Nxb Thống kê, Hà Nội và từ biểu đồ 1.

Có thể thấy, số lượng người lao động làm việc ở nước ngoài nhìn chung tăng, mặc dù không đều đặn, trong đó, mức chuyển biến đáng kể là chỉ trong một năm từ 2002 đến 2003, số người lao động làm việc tại nước ngoài tăng gần 30 nghìn người (gấp 1,6 lần). Các năm 2004, 2009, 2012, số lượng lao động xuất khẩu giảm hơn so với năm trước đó, do ảnh hưởng của những biến động kinh tế trên thế giới, như cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008, hủng hoảng nợ công của Mỹ và các nước châu Âu năm 2011. Trong vòng 15 năm đầu thế kỉ XXI, sự tăng lên nhanh chóng về lượng người làm việc tại nước ngoài cho thấy xuất khẩu lao động đã góp phần giải quyết vấn đề việc làm ở trong nước, từ 31,5 nghìn người (2000) lên 116,9 nghìn người (2015), nghĩa là tăng từ 0,08% lên 0,21% tổng số lực lượng lao động. Số lượng người xuất khẩu lao động ngày càng tăng, do Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động ra nước ngoài làm việc, cũng như thị trường lao động ngoài nước được mở rộng, thu nhập cao và nhiều chế độ ưu đãi khác.

Thứ hai, xuất khẩu lao động góp phần tạo nên một lực lượng lao động có trình độ và tay nghề. Xuất khẩu lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tại các quốc gia phát triển, đòi hỏi lực lượng lao động không chỉ đủ điều kiện sức khỏe mà còn đòi hỏi tay nghề, cũng như khả năng làm việc với máy móc, thiết bị hiện đại. Vì thế, trước khi xuất khẩu lao động, người lao động thường được trải qua các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao tay nghề để phục vụ quá trình lao động và làm việc. Trong tổng số người xuất khẩu lao động, phổ biến nhất vẫn là lao động có nghề và lao động phổ thông, mặc dù số lượng thấp nhưng số chuyên gia cũng ngày một tăng.

Thứ ba, nguồn tiền xuất khẩu lao động làm tăng thu nhập cho người lao động. Theo tính toán sơ bộ, mức lương của lao động xuất khẩu theo từng nhóm ngành gấp 3 lần đối với sản xuất nông nghiệp, 8 lần ngành công nghiệp chế biến và xây dựng, 12 lần dịch vụ gia đình và xã hội. Vì thế người lao động có điều kiện tích lũy được một số lượng vốn lớn khi đi xuất khẩu lao động. Tính riêng năm 2006, người lao động có mức lương cơ bản tại Đài Loan là 300-500 USD/tháng, Malaysia là 150-200 USD/tháng, Hàn Quốc là 450-1000 USD/tháng, Nhật Bản là 1000-1500 USD/tháng và Anh là 1300-2500 USD/tháng[iv]. Số vốn tích lũy được không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn đầu tư sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế. Bên cạnh việc tăng thu nhập cho người lao động thì các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng thu được nhiều lợi nhuận[v].

Bên cạnh những mặt tích cực như trên, do lượng kiều hối từ xuất khẩu lao động lớn, làm thay đổi nhanh chóng đời sống của nhiều gia đình có người đi xuất khẩu lao động, nên không tránh khỏi hiện tượng người lao động ở nông thôn cầm cố tài sản đất đai, nhà cửa… làm tiền đặt cọc cho các công ty môi giới trung gian nhưng bị lừa mất trắng tài sản. Cùng với đó, tại nhiều làng quê nảy sinh vấn đề tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, rượu chè, xuất phát từ nguồn tiền kiều hối từ xuất khẩu lao động. Những câu chuyện như vợ đi Đài Loan gửi tiền về cho chồng chăm con và sửa sang nhà cửa thì chồng dùng tiền cờ bạc, lô đề, lại cả những hội “tẩy chay, coi thường” những người đàn ông sống bằng tiền lao động vợ đi xuất khẩu dẫn đến người ở nhà chán nản tìm đến rượu bia để giải quyết nỗi buồn.

Hay thậm chí, dể có lượng tiền lớn gửỉ về cho gia đình, những người lao dộng ở nước ngoài đã tự ý bỏ trốn khỏi những ràng buộc đã kí kết trong hợp đồng lao động để tự tìm việc mới, bất chấp những nguy hiểm khi không được pháp luật bảo vệ tại nước ngoài… Theo số liệu khảo sát 48 gia đình có người đi xuất khẩu lao động tại xã Phú Nghĩa-huyện Chương Mỹ-thành phố Hà Nội thì có 9/15 lao động nữ trở về từ Đài Loan, Malaysia trở thành trụ cột của gia đình, vì chồng nghiện rượu, ốm đau, bệnh tật, 6/12 người lao động từ Hàn Quốc trở về thừa nhận đã tự ý bỏ trốn khỏi công ty, tự ra ngoài làm việc… Đó là những vấn đề còn tồn tại, những hạn chế xuất phát từ nguồn kiều hối của xuất khẩu lao động.

Kết luận

Như vậy, có thể thấy, trước những chuyển biến mới của tình hình thế giới, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và quá trình toàn cầu hóa kinh tế, cùng với yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế trong nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chủ trương và chính sách mới để chuyển nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự phát triển chung đó, lĩnh vực xuất khẩu lao động và hoạt động dịch vụ kiều hối dược chú trọng đầu tư, trở thành một trong những thành phần kinh tế quan trọng, cơ bản của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Từ năm 1998 đến 2015, xuất khẩu lao động tăng nhanh, mạnh mẽ về số lượng cũng như nguồn thu, là một bộ phận trong nguồn kiều hối quốc gia, có tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.

Chú thích

  1. Nghiên cứu này được tài trợ từ nguồn kinh phí Khoa học công nghệ của Trường ĐHSP Hà Nội 2 cho đề tài mã số: 2017.16.
  2. Nguyễn Thùy Linh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  3. Bộ Chính trị, Chỉ thị về xuất khẩu lao động và chuyên gia: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat- nhap-khau/Chi-thi-41-CT-TW-nam-1998- xuat-khau-1 ao-dong-chuyên-gia- aspx
  4. Quy đổi dựa trên tỉ giá đồng đô la Mĩ so với Việt Nam đồng qua các năm (Nguồn:http://data.worldbank.org/indica- tor/PA.NUS.FCRF )
  5. Nguyễn Đức, Ba xu hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng, báo điện tử VnEconomy, ngày 28/05/2007: http://vneconomy.vn/tai-chinh/ba-xu-huong-phat-trien-cua-dich-vu-ngan-hang-69649.htm (cập nhật ngày 10/08/2017)
  6. Đây là hình thức chuyển tiền từ nước ngoài về nước không qua dịch vụ ngân hàng của nhà nước mà thông qua trung gian rửa tiền làm nhiệm vụ trung chuyển như công ty chuyên chuyển tiền chui, người bán hàng xách tay, du học sinh…
  7. Dang Nguyên Anh (January 2008), Labour migration from Vietnam: Issues of Policy and Practice, Regional Office for Asia and the Pacific, p.5
  8. Theo quy định tiền quản lí của doanh nghiệp xuất khẩu lao động được phép thu từ người lao động với mức tối đa 1,5 tháng lương cơ bản/năm (đối với lao động là thuyền viên, sĩ quan tàu viễn dương) và 1 tháng lương cơ bản/năm (đối với các lao động khác). Căn cứ vào mức thu trên, khi người lao động xuất cảnh thông thường phải đóng một phần hay toàn bộ tiền quản lí theo hợp đồng cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động với mức khoảng 400-500USD. Đó là một nguồn thu lớn mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có được từ người lao động ngoài nước.

[i]Quy đổi dựa trên tỉ giá đồng đô la Mĩ so với Việt Nam đồng qua các năm (Nguồn:http://data.worldbank.org/indica- tor/PA.NUS.FCRF )

[ii] Nguyễn Đức, Ba xu hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng, báo điện tử VnEconomy, ngày 28/05/2007: http://vneconomy.vn/tai-chinh/ba-xu-huong-phat-trien-cua-dich-vu-ngan-hang-69649.htm (cập nhật ngày 10/08/2017)

[iii] Đây là hình thức chuyển tiền từ nước ngoài về nước không qua dịch vụ ngân hàng của nhà nước mà thông qua trung gian rửa tiền làm nhiệm vụ trung chuyển như công ty chuyên chuyển tiền chui, người bán hàng xách tay, du học sinh…

[iv] Dang Nguyên Anh (January 2008), Labour migration from Vietnam: Issues of Policy and Practice, Regional Office for Asia and the Pacific, p.5

[v] Theo quy định tiền quản lí của doanh nghiệp xuất khẩu lao động được phép thu từ người lao động với mức tối đa 1,5 tháng lương cơ bản/năm (đối với lao động là thuyền viên, sĩ quan tàu viễn dương) và 1 tháng lương cơ bản/năm (đối với các lao động khác). Căn cứ vào mức thu trên, khi người lao động xuất cảnh thông thường phải đóng một phần hay toàn bộ tiền quản lí theo hợp đồng cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động với mức khoảng 400-500USD. Đó là một nguồn thu lớn mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có được từ người lao động ngoài nước.

NGUYỄN THÙY LINH 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here