Số lượng doanh nghiệp Mỹ xem xét rút khỏi Trung Quốc ngày một tăng cao

0
79
Ngày càng nhiều công ty Mỹ xem xét dịch chuyển khỏi Trung Quốc
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng cùng với việc Donald Trump trở lại nhiệm kỳ thứ hai, số lượng các công ty Mỹ tại Trung Quốc đang hoặc có ý dịch chuyển một phần hoạt động ra khỏi quốc gia này đang gia tăng một cách nhanh chóng.
Khảo sát hàng năm từ Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho thấy có đến 30% kết quả tham gia khảo sát thừa nhận đang tìm kiếm các nguồn hàng thay thế và chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc vào năm ngoái – tăng gấp đôi so với năm 2020. Trong số các công ty đang xem xét di dời, bên cạnh mục đích củng cố chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19, có đến 44% các công ty đã thừa nhận sự căng thẳng thương mại Mỹ-Trung là lý do.
Michael Hart (Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc) cho biết mặc dù phần lớn các công ty Mỹ không di dời, xu hướng chuyển dịch hoạt động là điều không thể phủ nhận. Ông nhận định không có lý do nào để kỳ vọng rằng đầu tư song phương sẽ gia tăng trong vài năm tới, khi các công ty đang điều chỉnh hoặc củng cố chuỗi cung ứng bằng cách đầu tư vào nhiều khu vực khác. Các chính sách đầu tư của Trung Quốc có khả năng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi xu hướng dịch chuyển này.
Trump đã lệnh cho các quan chức Mỹ xem xét lại vấn đề thương mại với Trung Quốc, bao gồm cả các chuỗi cung ứng thông qua các quốc gia trung gian để tránh thuế quan.
Số lượng các công ty Mỹ không coi Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu cho đầu tư cũng đã tăng lên, đạt 21% vào năm ngoái, gấp đôi so với mức năm 2020. Sau khi rời khỏi thị trường Trung Quốc, các quốc gia đang phát triển ở châu Á sẽ là điểm đến chính của các công ty Mỹ. Các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng được lựa chọn là các thị trường tiềm năng. Theo lĩnh vực, các công ty công nghệ và nghiên cứu phát triển có khả năng di chuyển cao nhất, với 41% công ty đang di chuyển hoặc cân nhắc việc này.
Cả chính quyền Biden và Trump đều đã tìm cách hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, như vi mạch và pin xe điện. Trong khi đó, Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách ngừng xuất khẩu các khoáng sản quan trọng, tạo nên sự cạnh tranh công nghệ ngày càng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. 
Trung Quốc đã nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh cho các công ty quốc tế trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp kỷ lục. Mức độ ưu tiên của các doanh nghiệp nước ngoài dành cho thị trường Trung Quốc đã suy giảm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, một phần ba số công ty Mỹ tham gia khảo sát cho biết, bất chấp căng thẳng địa chính trị gia tăng, “chất lượng” môi trường đầu tư tại Trung Quốc đã được cải thiện, tăng thêm 5 điểm phần trăm so với năm trước.
Trung Quốc vẫn là một thị trường rất quan trọng. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận thị trường cùng với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các đối thủ địa phương vẫn là một trở ngại lớn với các công ty đầu tư nước ngoài.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here