Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út Khalid Al-Falih cho biết ông không thấy sự thiếu hụt nguồn cung dầu vì lượng dầu lưu kho thế giới vẫn đang tăng, đặc biệt là từ Mỹ, nhưng OPEC sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường dầu mỏ. Phát biểu tại Jeddah hôm 18/5 tại cuộc họp hội đồng cấp Bộ trưởng của các nước sản xuất dầu hàng đầu trong và ngoài OPEC, trong đó có Ả-rập Xê-út và Nga, ông Falih nói OPEC sẽ không đưa ra quyết định về sản lượng cho đến cuộc họp lần tới của tổ chức này vào cuối tháng 6.
“Tôi không chắc có sự thiếu hụt nguồn cung, nhưng chúng tôi sẽ xem xét các phân tích (thị trường). Chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường”, ông Falih trả lời khi được hỏi liệu OPEC có tăng sản lượng hay không. “Tuy nhiên, tất cả các dấu hiệu cho thấy lượng dầu lưu kho vẫn đang tăng. Chúng tôi theo dõi dữ liệu từ Mỹ và thấy chúng đang tăng mạnh, vì vậy rõ ràng nguồn cung vẫn dồi dào”.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Nga và các nước sản xuất ngoài OPEC khác, được gọi là OPEC +, đã đồng ý giảm sản lượng 1,2 triệu thùng mỗi ngày từ ngày 01/01 trong sáu tháng, một thỏa thuận được thiết kế để không làm tăng lượng hàng tồn kho và làm suy yếu giá cả.
“Chúng tôi sẽ linh hoạt. Chúng tôi sẽ làm những việc đúng đắn như chúng tôi vẫn luôn làm”. Ông Falih cho biết OPEC được định hướng bởi hai nguyên tắc chính: “Một để giữ thị trường theo hướng cân bằng và đưa lượng hàng lưu kho trở lại mức bình thường. Và hai để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tôi chắc chắn chúng tôi sẽ đạt được sự cân bằng phù hợp”.
Ả-rập Xê-út không thấy cần phải nhanh chóng tăng sản lượng ngay bây giờ với giá dầu quanh mức 70 USD/thùng, vì nước này lo ngại làm như vậy sự sẽ dẫn tới sập giá và tích tụ hàng tồn kho, các nguồn tin của OPEC cho biết. Nhưng Nga muốn tăng nguồn cung sau tháng 6 khi hiệp ước OPEC + hiện tại sắp hết hạn, các nguồn tin cho biết.
Mặt khác, Hoa Kỳ, không phải là thành viên của OPEC + nhưng là một đồng minh thân cận của Ả-rập Xê-út, muốn tổ chức này tăng sản lượng để giảm giá dầu.
Falih phải tìm một sự cân bằng tinh tế giữa việc giữ cho thị trường dầu được cung cấp tốt và giá đủ cao cho nhu cầu ngân sách của Riyadh, đồng thời làm hài lòng Moscow để đảm bảo Nga vẫn nằm trong hiệp ước OPEC +, và đáp ứng các mối quan tâm của Hoa Kỳ và các nước còn lại của nhóm OPEC +, các nguồn tin cho biết.
OPEC đồng ý chia sẻ lượng cắt giảm là 800.000 thùng/ngày, nhưng mức giảm thực tế lớn hơn nhiều do thiệt hại sản xuất ở Iran và Venezuela. Cả hai đều chịu lệnh trừng phạt của Mỹ và được miễn giảm tự nguyện theo thỏa thuận của OPEC.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi OPEC và Ả-rập Xê-út – quốc gia lãnh đạo thực tế của nhóm hạ giá dầu.
Cuộc họp của hội đồng Bộ trưởng vừa qua, được gọi là JMMC, trong bối cảnh lo ngại về một thị trường không đủ cầu do xuất khẩu dầu của Iran có thể sẽ giảm trong tháng 5 và các chuyến hàng từ Venezuela có thể giảm nhiều hơn trong những thời gian tới do lệnh trừng phạt của Washington. Ô nhiễm dầu cũng buộc Nga phải dừng vận chuyển theo đường ống Druzhba trong tháng Tư – một ống dẫn chính đưa dầu thô vào Đông Âu và Đức. Việc đình chỉ, vì chưa rõ thời hạn, khiến các nhà máy lọc dầu phải vật lộn để tìm nguồn cung. Nhưng tồn kho dầu thô Mỹ bất ngờ tăng tuần trước lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2017, trong khi dự trữ xăng giảm nhiều hơn dự báo, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết hôm thứ Tư.
Tin từ ĐSQVN tại Cô-Oét (theo Kuwait Times ngày 18/5/2019)