- Tình hình quan hệ thương mại Việt – Trung
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào tháng 11/1991 đến nay, thương mại, đầu tư giữa hai nước được khôi phục nhanh chóng và ngày càng phát triển. 25 năm qua, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đã tăng gấp hơn 2.400 lần, từ mức hơn 30 triệu USD năm 1991 lên tới 72 tỷ USD năm 2016. Hiện hai nước đã ký Hiệp định thương mại song phương và là thành viên trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc. Hai nước cũng đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Năm 2010, Trung Quốc lần đầu tiên chính thức trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (kim ngạch buôn bán hai chiều đạt hơn 27,3 tỷ USD) và Việt Nam trở thành bạn hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc trong khối các nước ASEAN. Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc các loại khoáng sản như dầu thô, than đá và một số loại nông sản như rau quả, gạo, sắn, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Tuy nhiên, con số này rất nhỏ so với với hàng chục tỷ USD mà Việt Nam phải chi để nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, hàng tiêu dùng… từ Trung Quốc. Dù đã rất quan tâm đến nhập siêu từ nước láng giềng, nhưng những năm gần đây, kết cấu hàng thương mại giữa hai nước thay đổi không lớn. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, nhập siêu của Việt Nam từ quốc gia này liên tục gia tăng, từ mức 0,19 tỷ USD và 2,67 tỷ USD trong các năm 2001 và 2005, lên 16,4 tỷ USD năm 2012 và 24,6 tỷ USD năm 2013. Năm 2014 và 2015, các con số tương ứng là 28,8 tỷ USD và 32,3 tỷ USD.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt lần lượt 66,7 tỷ USD và 72 tỷ USD trong các năm 2015 và 2016. Năm 2016, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trư%E