Ông Tập đang định vị Trung Quốc là nền kinh tế không thể thiếu của thế giới và thách thức lớn nhất của ông Biden

0
44
(Chinadaily)
(BBC)

Ngày 24/1/2021, CNBC đăng bài xã luận của Frederick Kempe, nhà báo có sách bán chạy nhất, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hội đồng Đại Tây Dương, một trong những tổ chức tư vấn có ảnh hưởng nhất của Mỹ về các vấn đề toàn cầu. Theo đó, ông cho rằng:                                                                                                

Như vậy đến nay nước Mỹ đã thuộc về Biden, nhưng còn thế giới sẽ là của ai? Mong rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ trả lời câu hỏi đó một cách dứt khoát vào ngày 25/01/2021 với bài phát biểu quan trọng của ông tại Hội nghị trực tuyến của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Rõ ràng việc quản lý các mối quan hệ với Trung Quốc sẽ là thách thức chính sách đối ngoại trước mắt và rõ ràng nhất của Tổng thống Joe Biden.

Thật khó để tưởng tượng thời điểm ấn tượng hơn cho “bài diễn văn đặc biệt” của ông Tập, khi diễn ra sau lễ nhậm chức của Tổng thống Biden, cuộc luận tội lần thứ hai đối với ông Trump và cuộc bạo loạn ở Quốc hội trước đó.

Dù ông Tập chọn từ gì, thông điệp của ông sẽ rất rõ ràng: đây là thời điểm lịch sử của Trung Quốc. Ông sẽ lặp lại chủ đề mà ông đã phát biểu vài ngày trước tại một trường Đảng.

 “Thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc chưa từng thấy trong một thế kỷ,” ông Tập nói. Ông tuyên bố rằng “thời điểm và tình thế” đã chuyển sang có lợi cho Trung Quốc. “Đây là cơ sở để chúng ta thể hiện sự quyết tâm và tự tin.”

Năm 2021 có thể là năm của ông Tập Cận Bình hơn là của ông Joe Biden. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tận dụng lịch sử một trăm năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách là nền kinh tế lớn đầu tiên quay trở lại tăng trưởng sau Covid-19 để củng cố quyền lực cá nhân của mình, thắt chặt sự kiểm soát của đảng và đẩy nhanh sự trỗi dậy của Trung Quốc và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu thông qua các thỏa thuận đầu tư và thương mại mới.

Thế giới sẽ không thích tất cả những gì họ thấy, nhưng các quan chức Trung Quốc đang so sánh khả năng phục hồi kinh tế và ổn định chính trị của Trung Quốc vào năm 2020 so với những rối loạn nghiêm trọng của nền dân chủ Mỹ và thực tế kiểm soát dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc kém hơn và bị thiệt hại nhiều hơn ở Mỹ.

Trung Quốc vừa thông báo kinh tế nước này đạt mức tăng trưởng GDP 2,3% vào năm 2020, vượt xa mức suy giảm dự kiến ​​của Mỹ là 3,6%, mức suy thoái 7,4% của EU và mức suy thoái kinh tế toàn cầu 4,3%. Lần đầu tiên, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ với tư cách là đối tác thương mại hàng đầu của châu Âu trong 11 tháng đầu năm 2020.

Thách thức nhất đối với Tổng thống Biden là việc Trung Quốc đã thực hiện một loạt các bước đi trước với việc thông qua các thỏa thuận thương mại và đầu tư, qua đó làm phức tạp thêm nỗ lực của Mỹ trong việc phục hồi các liên minh và quan hệ đối tác châu Á và châu Âu.

Ngay sau khi Biden giành thắng cử tháng 11, Trung Quốc đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với 14 quốc gia châu Á khác. Sau đó vào tháng 12, Bắc Kinh đưa ra những nhượng bộ bất ngờ để phá vỡ bế tắc đàm phán và đạt được một thỏa thuận đầu tư với Liên minh châu Âu ngay trước khi ông Biden nhậm chức.

Để đảm bảo tầm quan trọng của một thỏa thuận không bị bỏ lỡ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong chiêu đãi dành cho các đại sứ EU tại Trung Quốc đã ca ngợi EU thể hiện “quyền tự chủ chiến lược”.

Chủ tịch Tập thậm chí còn bày tỏ quan tâm đến việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một hiệp định tự do hóa thương mại mà Vương quốc Anh đang xin gia nhập. Trong khi Mỹ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi việc Trump đã rút khỏi TPP.

Thông điệp cơ bản của ông Tập: Mỹ có thể từng là thứ mà cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright gọi là “quốc gia không thể thiếu”, nhưng Trung Quốc hiện đã trở thành “nền kinh tế không thể thiếu”.

Để có những hiểu biết sâu sắc hơn, bạn nên đọc phần nội dung ấn tượng gần đây của Kurt Campbell, người mà Tổng thống Biden đã đưa vào Nhà Trắng với tư cách là cánh tay phải của ông trong các vấn đề Trung Quốc và châu Á. Campbell nhận thấy sự cần thiết phải vượt lên trước thách thức Trung Quốc là “một vấn đề hiếm hoi dễ đạt được sự đồng thuận của lưỡng đảng” và có thể được tận dụng để định hướng con đường thoát khỏi sự suy tàn (decline) của Mỹ.

Ông Campbell đã viết vào tháng 12: “Đối mặt với thách thức này đòi hỏi tái đầu tư vào khả năng cạnh tranh và đổi mới của Mỹ, thúc đẩy cải cách trong nước và sự thịnh vượng của tầng lớp lao động”.

Khi nhiệm kỳ tổng thống của Biden bước vào 100 ngày đầu tiên, ông không thể không quan tâm những nỗ lực của Chủ tịch Tập nhằm thúc đẩy kỷ niệm 100 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Biden phải đối mặt với nhiều thách thức quốc tế, nhưng cuộc thi đấu này sẽ xác định vị trí của ông trong lịch sử và liệu chế độ dân chủ hay chuyên chế sẽ là mô hình phát triển trong tương lai.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here