Nền tài chính bền vững tại Qatar đạt đến tầm cao mới trong năm 2024

0
25
Khu vực trung tâm của thủ đô Doha, Qatar
Động lực xung quanh vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đang gia tăng tại Qatar nhờ vào các sáng kiến khác nhau của chính phủ, nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế và các yêu cầu ngày càng tăng đối với việc công bố và báo cáo hoạt động bền vững.
Tài chính bền vững tại Qatar có tiềm năng đáng kể về cả mặt cung và cầu. Theo báo cáo có tựa đề “Tăng trưởng bền vững tại Qatar – Con đường đầu tư ESG” của Cơ quan Đầu tư Qatar, năm 2024 tài chính bền vững của Qatar đã đạt đến tầm cao mới với việc phát hành trái phiếu xanh trị giá tổng cộng 2,5 tỷ đô la, lần đầu tiên trong khu vực tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường.
Vừa qua Ngân hàng Trung ương Qatar (QCB) đã công bố chiến lược ESG và bền vững vào năm 2024 với mục tiêu đưa Qatar trở thành trung tâm chính cho tài chính bền vững. Sáng kiến này cho phép các nhà đầu tư tham gia vào các nỗ lực của Qatar nhằm chống lại biến đổi khí hậu trong khi thúc đẩy lĩnh vực tài chính bền vững, sau khi Ngân hàng Quốc gia Qatar (QNB) phát hành thành công trái phiếu xanh trị giá 600 triệu đô la vào năm 2020.
Trung tâm Tài chính Qatar (QFC) cũng trở thành tổ chức đầu tiên trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) giới thiệu khuôn khổ bền vững cho Sukuk và trái phiếu vào năm 2022. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bền vững cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu ESG, vì nó hướng dòng vốn vào các dự án hỗ trợ năng lượng tái tạo, bảo tồn môi trường và công bằng xã hội.
Qatar đang đóng vai trò tích cực trong việc chuyển đổi các tiêu chuẩn xây dựng của mình theo hướng bền vững hơn bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn của Hệ thống đánh giá tính bền vững toàn cầu (GSAS). Số lượng dự án đăng ký chứng nhận GSAS đã tăng nhanh chóng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang các tòa nhà xanh.
Năm 2022, Qatar đã tổ chức thành công Giải vô địch bóng đá thế giới FIFA không phát thải carbon đầu tiên. Đây là kỳ World Cup đầu tiên của FIFA có chương trình chuyên biệt để quản lý tác động của năng lượng, nước và chất thải đến sân vận động thông qua thiết kế, xây dựng và vận hành. Cả tám sân vận động của giải đấu đều đạt chứng nhận xây dựng của Hệ thống đánh giá tính bền vững toàn cầu.
Qatar đã đặt ra mục tiêu phát triển bền vững với việc công bố Tầm nhìn quốc gia Qatar 2030 (QNV 2030) mang tính lịch sử. Tầm nhìn này bao gồm bốn trụ cột, trong đó có hai trụ cột là phát triển xã hội và phát triển môi trường, đặt nền tảng cho con đường hướng tới phát triển theo định hướng ESG./.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here