Năng suất – nhân tố tổng hợp và tăng trưởng kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1960-1990 khảo sát và những nhận định chủ yếu (Phần 1)

0
75

Nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua giai đoạn tăng trưởng cao vào thập niên 1960 và thực sự diễn ra ấn tượng vào đầu thập niên 1970. Sau đó, Nhật Bản có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực bình quân khoảng 5% trong khoảng 20 năm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này vẫn tiềm ẩn những “nút thắt” nhất dịnh, mặc dù lý do của những “nút thắt” này đã gây ra nhiều tranh cãi sôi nổi. Bước vào thập niên 1990, nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu giảm sút trong tăng trưởng. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để giải thích sự thăng trầm trong tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn này đồng thời cũng đưa ra những vấn đề chủ yếu cần được làm rõ như:

+ Tỷ trọng và sự tác động của các nhân tố đầu vào đối với sự tăng trưởng cao của Nhật Bản trong những năm 1960-1990.

+ Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp và cơ cấu các ngành nội bộ công nghiệp, ở mức độ nào đó, nó có phản ánh sự dịch chuyển dứt khoát khỏi nông nghiệp và không thể lặp lại?

+ Sự hỗ trợ của chính sách công nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

+ Sự sụt giảm trong tăng trưởng sau thời kỳ tăng trưởng cao cho thấy phải chăng Nhật Bản đã vấp phải rào cản công nghệ, nghĩa là không còn chỗ cho việc “sao chép” các công nghệ tiên tiến?

+ Những gợi ý, đúc rút từ việc thực hiện các chính sách của Nhật Bản cho tương lai của nước này và các nước khác.

Bài viết sẽ góp phần làm rõ những vấn đề trên thông qua việc tiến hành khảo sát các yếu tố đầu vào của tăng trưởng và động thái của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Nhật Bản đồng thời cũng sẽ đưa ra một số nhận định đối với việc soạn thảo chính sách của Nhật Bản và một vài gợi ý đối với các nước đang phát triển.

  1. Thực trạng các yếu tố đầu vào, năng suất nhân tố tổng hợp và tăng trưởng kinh tế những năm 1960-1990

Phần này chủ yếu khảo sát động thái biến động của tổng thể nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu mức tăng của TFP trong ba lĩnh vực chính là nông nghiệp, công nghiệp sơ chế và các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử để làm rõ sự tương tác của các nhân tố đầu vào và giữa TFP với tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành của Nhật Bản trong thời kỳ được nghiên cứu.

Giai đoạn từ 1961 được phân chia thành 7 giai đoạn 5 năm thành công (trừ giai đoạn cuối 1991-93), trong đó mức tăng trưởng bình quân của từng 5 năm có giá trị là (A), sự đóng góp của lao động là (B) và vốn là (C), và mức tăng đó được tính toán bằng cách cộng mức gia tăng giờ làm việc bình quân và lượng vốn thực tế được huy động trong thu nhập quốc dân tương ứng trong từng giai đoạn là (α) và (1-α). TFP là phần còn lại của công thức A-B-C. Sự khảo sát này cho thấy sự khác biệt giữa các ngành là khá lớn, đặc biệt trong các nghiên cứu của Hamada, Kuroda và Horiuchi.

  • Tổng thể nền kinh tế:

Bảng 1 tóm tắt kết quả đạt được của tổng thể nền kinh tế. Rõ ràng là tăng trưởng thể hiện trong thập niên 1960 đạt mức cao hơn khá nhiều, những kết quả của thập niên 1990 là giai đoạn trì trệ và giảm phát. Từ đó có thể rút ra một số nhận định sau:

+ Lao động đầu vào đã tăng khá đều đặn trừ giai đoạn 1971-1975, nằm trong giai đoạn điều chỉnh sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên.

+ Sư đóng góp của vốn đầu vào chiếm khoảng 3/4, tăng trưởng của thập niên 1960, nhưng đóng góp vào sản lượng của TFP cũng khá lớn, đặc biệt trong giai đoạn 1966- 1970. “Tiến bộ công nghệ” trong giai đoạn nhỏ này có thể đã bị phóng đại khi tính toán, do giai đoạn này diễn ra bong bóng thời kỳ hậu chiến dài nhất và tỷ lệ sử dụng nguồn lực khá cao. Đó cũng có thể là do sự phát triển theo chiều rộng của nền kinh tế.

+ Tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu vào cho thấy mức sút giảm rõ rệt sau giai đoạn 1976- 1980. TFP cũng giảm sút trong giai đoạn 1971-1975; có lẽ do phản ánh yêu cầu tiết kiệm năng lượng, nhưng cũng cho thấy mức tăng tương đối từ giai đoạn 1961-1965 đến tận cuối thập niên 1980.

Nút thắt trong tỷ lệ tăng trưởng của Nhật Bản được xác định trong thời gian đầu thập niên 1970. Nhưng những phát hiện này lại cho rằng phần lớn là do việc giảm vốn đầu vào và không có sự đình trệ của năng suất TFP. Điều này khác với các quan điểm nói chung đã coi cầu là nguyên nhân gây nên nút thắt hơn là khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào. Bên cạnh đó, việc đánh giá thấp đồng yên cuối thập niên 1960 có thể là một trong những nguyên nhân khác của vấn đề này.

 Bảng 1: Tỷ trọng TFP trong từng khu vực và toàn bộ nền kinh tế

Dưới đây sẽ khảo sát theo ngành về khía cạnh cung đối với tăng trưởng kinh tế và sự biến chuyển của TFP.

  • Lĩnh vực sơ chế

+ Động thái trong lĩnh vực sơ chế (phần lớn là nông nghiệp) thể hiện ở mức tăng trưởng sản lượng thực khá thất thường, có thể do phản ánh tính mùa vụ. Khảo sát các yếu tố đầu vào (Bảng 1), có thể nhận thấy một số biến động chủ yếu là:

+ Lao động đầu vào cho thấy mức sụt giảm dần đều và tốc độ giảm không quá lớn. Sự dịch chuyển với quy mô lớn của dân cư khỏi lĩnh vực nông nghiệp đã bắt đầu từ thập niên 1960 và giảm dần vào thập niên 1970 thông qua sự giảm sút số giờ lao động trong nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy ở khu vực nông thôn và cơ khí hóa nông nghiệp cũng là cơ hội để dân cư có thể vừa làm nông dân thời vụ vừa làm công nhân nhà máy.

+ Tỷ lệ gia tăng trong vốn đầu vào của lĩnh vực sơ chế là tương đối cao cho tới đầu thập niên 1970, vượt mức của tổng thể nền kinh tế tại hai giai đoạn nhỏ. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 1980, tỷ lệ này đã thấp hơn đáng kể so với các lĩnh vực khác.

+ Vốn đầu vào trong nông nghiệp dường như không hiệu quả. Nguồn vốn này cho phép rút lao động khỏi nông nghiệp nhưng không làm tăng được sản lượng thực một cách ấn tượng. TFP cho thấy một mức âm khá lớn cho đến tận thập niên 1970. Tình hình này đã cải thiện ưong thập niên 1980, khi tỷ lệ gia tăng vốn đầu vào chậm lại nhưng tỷ lệ tăng sản lượng thực tế vẫn không chuyển biến đáng kể.

  • Lĩnh vực sản xuất công nghiệp

Có một quan điểm khá phổ biến cho rằng chính phủ đã hỗ trợ ngành này phát triển. Điều này ít gây tranh cãi cho đến thập niên 1950, nhưng nỗ lực hướng nguồn lực vào lĩnh vực này đã không được tiếp tục trong những năm tiếp theo. Cụ thể, như trong Bảng 1, vốn đầu vào công nghiệp đã tăng khá ấn tượng hơn các lĩnh vực khác chỉ trong giai đoạn 1961-1965. Từ giai đoạn 1971-1975, vốn đầu vào của khu vực này đã dần chậm lại so với dòng chảy vốn vào lĩnh vực dịch vụ. TFP đạt mức rất lớn trong những năm 1966-1970 khi sản lượng đạt mức tăng bình quân là 14%/năm. Sau đó là sự sụt giảm trong những năm 1971-1985 và phục hồi nhất định vào giai đoạn 1986-1990. Trong bất cứ trường hợp nào, sự suy giảm trong tốc độ tăng sản lượng là do sự gia tăng thấp hơn các yếu tố đầu vào hơn là do giảm mức TFP. Trong khi bản thân điều này không phải là lời giải cho câu hỏi liệu Nhật Bản hiện nay có phải đối mặt với mức trần về công nghệ. Tuy nhiên đó không phải là vấn đề trầm trọng, ít nhất là cho đến bấy giờ. Thứ nhất, có thể trong nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, vốn được giả định trong tính toán này, TFP hiện được huy động ít hơn do mức tăng cầu thấp hơn. Thứ hai, trao đổi, mua bán trong công nghệ, được thể hiện trong thanh toán tác quyền, cho thấy mức tăng khá đều trong tỷ lệ xuất/nhập khẩu, từ 0,13 năm 1970 lên 0,54 năm 1993.

1.4. Lĩnh vực dịch vụ

Trong thời kỳ này, lĩnh vực dịch vụ ngày càng thu hút được nhiều lao động và vốn hơn tương đối so với các lĩnh vực khác (trừ nguồn vốn trong thập niên 1960). Mặc dù lĩnh vực này cũng cho thấy nút thắt trong tích lũy vốn từ cuối thập niên 1970, nhưng ít rõ rệt như trong các ngành khác. TFP cho thấy mức giữ lại khá lớn trong thập niên 1960, nhưng chỉ còn tăng cận biên trong thập niên 1980.

  • Tỷ trọng tăng trưởng TFP theo ngành và toàn bộ nền kinh tế

Phần này xem xét động thái biến chuyển của TFP trong phạm vi toàn bộ và từng khu vực của của nền kinh tế Nhật Bản. Sự thay đổi trong tỷ trọng tương đối giữa các ngành sẽ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng tổng thể trong thập niên 1960, mặc dù có có sự đóng góp ít hơn trong các giai đoạn sau (Bảng 2). Mức đóng góp âm của lĩnh vực sơ chế dần tiến về mức 0 trong thập niên 1980, bù đắp nhiều hơn cho phần tăng ít đi do thay đổi tỷ trọng. Sự sụt giảm tương đối của nông nghiệp đã góp phần tạo nên mức tăng trưởng cao trong thập niên 1960, nhưng hoạt động không hiệu quả cũng là một lực cản khá lớn. Trong thập niên 1980, mức giảm thị phần tương đối của nông nghiệp đã ít hơn, nhưng sự đóng góp âm do hoạt động không hiệu quả của ngành này không còn là rào cản cho tăng trưởng kinh tế nữa.

(Còn nữa)

DƯƠNG MINH TUẤN 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here