Một số hoạt động phát triển nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin ở Mỹ và gợi mở cho Việt Nam

0
627

Nước Mỹ chính là quốc gia dẫn đầu về ngành khoa học máy tính với rất nhiều ứng dụng phổ biến trên thế giới với các tên tuổi như Microsoft, Apple, Facebook, Yahoo, IBM,… cùng với những hiện tượng thành công như Bill Gate, Mark Zuckerburg, Steve Jobs… Học hỏi kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Mỹ sẽ giúp Việt Nam rất nhiều trên con đường phát triển khoa học công nghệ nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Bài viết tập trung nêu lên một số hoạt động của Hoa Kỳ trong việc phát triển cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin. Qua đó, gợi mở một vài sáng kiến cho Việt Nam trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.

Quá trình phát triển của nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại mà ở đó công nghệ thông tin (CNTT) là phương tiện không thể thiếu, giúp rút ngắn mọi khoảng cách địa lý và thu hẹp mọi giới hạn giữa các quốc gia.

Hiện nay, không có lĩnh vực nào, không có nơi nào chúng ta không thấy sự hiện hữu của CNTT. Công nghệ thông tin cùng sự phát triển của Internet, thương mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới. Công nghệ thông tin là chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức, động lực của sự phát triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực của con người. Nhu cầu đối với sản phẩm của ngành này vô cùng lớn và ngày càng tăng. Sự hiện diện của ngành công nghệ thông tin lan rộng và phủ sóng từ ngân hàng tới hàng không, từ viễn thông tới cả an ninh quốc phòng, ở đâu ứng dụng của CNTT cũng vô cùng quan ừọng. Vì vậy, để vận hành, phát triển các hệ thống và ứng dụng công nghệ thông tin, đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn và vẫn còn tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo.

Hiện nay trên thế giới, Mỹ là một trong những quốc gia đi đầu về công nghệ và thông tin. Nước Mỹ chính là quốc gia dẫn đầu về ngành khoa học máy tính với rất nhiều ứng dụng phổ biến trên thế giới với các tên tuổi như Microsoft, Apple, Facebook, Yahoo, IBM,… cùng với những hiện tượng thành công như Bill Gate, Mark Zuckerburg, Steve Jobs… Học hỏi kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Mỹ sẽ giúp Việt Nam rất nhiều trên con đường phát triển khoa học công nghệ nói riêng và phát triển đất nước nói chung.

  1. 1. Thu hút nhân lực thông qua chi trả lương cao và tạo nhiều cơ hội việc làm

Từ năm 2001 tới 2011, đã có hơn 565.000 nghìn việc làm liên quan tới ngành CNTT được tạo ra tại Hoa Kỳ, tăng 22,2%. Trung bình các công việc trong ngành CNTT tăng nhanh hơn 95 lần so với các ngảnh nghề khác. Năm 2011, mức lương của công nhân CNTT khoảng 78.584 USD, cao hơn 74% so với lương trung bình của các ngành nghề khác (45.230 USD/năm). Chỉ tính riêng mức tăng trưởng của các công việc CNTT được trả lương cao, đã đóng góp tới 89 tỷ USD vào GDP Mỹ trong năm 2011.1

Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, đến năm 2020, ước tính sẽ có khoảng gần 1.412.300 công việc trong ngành công nghệ thông tin tại Mỹ. Mức lương trung bình cho 50% kỹ thuật có tay nghề có thể từ 12,10 USD tới 23,58 USD/giờ. Còn đối với kỹ sư bậc cao trong nhóm đầu ngành công nghiệp này có mức lương trung bình 25,41 USD tới 30,17 USD/giờ và cao hơn nữa.

Theo báo cáo từ PayScale, mức lương hàng năm của một nhân viên có bằng cử nhân khoa học máy tính tại Mỹ ước tính đạt là:

– Kỹ sư phần mềm: 53.569 USD – 107.834 USD;

         – Nhân viên phát triền phần mềm: 44.802 USD-192.442 USD;

          – Kỹ sư phần mềm cấp caọ: 74.698 USD – 130.156 USD;

          – Nhân viên phát triển website: 39.434 USD – 79.064 USD;

          – Lập trình viên/Kỹ sư/Phát triển phần mềm cấp cao: 72.764 USD -121.820 USD;

          – Phân tích chương trình: 43.221 USD – 86.764 USD;

          – Quản lý công nghệ thông tin: 51.598 USD – 123.460 USD.2

Có thể thấy đây là những mức lương đáng mơ ước đối với bất cứ lao động nào và có thể coi như là một trong những động lực chính để ngày nay số lượng các học sinh, sinh viên theo đuổi con đường chinh phục CNTT ngày càng nhiều. Trong khi đó, nhu cầu về ngành công nghệ cao này lại luôn luôn mở. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học – công nghệ và thông tin thì nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao ngành CNTT ở Mỹ lại càng tăng lên. Do đó, thúc đẩy các lao động không chỉ ở nước Mỹ mà còn ở bên ngoài biên giới nước Mỹ tới đây.

  1. Thu hút nguồn lao động CNTT giá rẻ thông qua chính sách nhập khẩu lao động linh hoạt

Ở một số khu vực trên thể giới, ví dụ điển hình như châu Á, Mỹ nhận thấy tiềm năng về nguồn lao động rất lớn. Châu Á là một thị trường khổng lồ, tiêu thụ lượng hàng hóa lớn, mang lại lợi nhuận cao cho Mỹ. Các nước trong khu vực chủ yếu là những nước đang phát triển, thiếu vốn và công nghệ khá lạc hậu, nhưng sức lao động rẻ, lại đang có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là vào các ngành công nghệ cao vốn là lĩnh vực thuộc ưu thế của Mỹ. Hơn thế, các nước châu Á đang hình thành nên tầng lớp trung lưu khá giả càng làm gia tăng sức mua của thị trường. Những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi trong khu vực sẽ tham gia nhiều hơn vào hệ thống phân công lao động theo chiều dọc mà “chuỗi giá trị” sản xuất ra sản phẩm có công nghệ cao do các nước phát triển, trong đó có Mỹ, chi phối. Điều này mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư Mỹ và có lợi cho người tiêụ dùng trong nước. Chính vì vậy, từ lâu Mỹ đã có những chính sách thu hút lao động chất lượng cao từ nước ngoài thông qua các chế độ đãi ngộ lớn về mức lương, cơ hội được định cư tại Mỹ cùng gia đình cũng như được hưởng nhiều điều kiện khác về giáo dục, y tế, nhà ở… ở Mỹ. Đặc biệt là lao động Ẩn Độ đối với ngành CNTT bởi giá nhân công rẻ, thành thạo tiếng Anh và Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong CNTT. Mỗi năm có khoảng gần 60.000 lao động CNTT của Ấn Độ đến Mỹ làm việc. Ngoài ra, Mỹ cũng nhập khẩu những lao động chất lượng cao đến từ Trung Quốc, Singapore và Malaysia. Điều này giúp người Mỹ tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian cho đào tạo nhân lực chất lượng cao ở trong nước.

  1. Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành CNTT bài bản

Từ năm 1998, hệ thống giáo dục Mỹ đã xác định 20 chuyên ngành CNTT để đào tạo chính thức và các chương trình đào tạo CNTT. Ưu điểm của các chương trình chuẩn này cho phép cập nhật những công nghệ mới và nhanh nhất. Hệ thống đào tạo CNTT của Mỹ chia làm hai bộ phận. Một là, hệ thống đào tạo chính quy gồm các trường cao đẳng, đại học và viện khoa học, đào tạo những kỹ sư CNTT. Hai là, hệ thống đào tạo phi chính quy gồm các khóa học ngắn hạn, chuyên ngành được cung cấp bởi các trường học, trung tâm và hiệp hội. Ngoài ra, Mỹ còn tổ chức đào tạo lao động CNTT trong quá trình làm việc để củng cố và cập nhật công nghệ mới cũng như bổ sung các kiến thức ngoài CNTT.

Nội dung các khóa học về CNTT trong các cơ sở đào tạo được tuân thủ theo một hệ thống bài bản, chặt chẽ và có tính ứng dụng cao. Ví dụ, trong ngành khoa học máy tính, các bài học được xây dựng dựa trên rất nhiều các bài giảng thực tế. Tuy nhiên, việc trau dồi các kiến thức về lý thuyết cũng không kém phần quan trọng nên sinh viên luôn được yêu cầu kết hợp các kiến thức về lý thuyết và các bài tập thực tế. Các bài giảng thường sẽ phải mất 12-15 giờ một tuần tùy thuộc vào trường đại học và cơ sở giáo dục. Đây là lúc mà sinh viên nên trau dồi những kiến thức lý thuyết, đặc biệt là những khái niệm và định nghĩa chuyên ngành. Các bài tập thực tế trong phòng máy nhằm mục tiêu giúp sinh viên phát triển các kỹ năng kỹ thuật thực tế để xây dựng các phương pháp phần mềm được thảo luận trong các bài giảng. Làm việc theo nhóm là việc sinh viên và du học sinh sẽ có cơ hội phát triển các kỹ năng quan trọng chuyên nghiệp, chẳng hạn như viết báo cáo và kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng làm việc nhóm. Ngoài ra, hầu hết các cơ sờ đào tạo CNTT ở Mỹ đều được trang bị cơ sở vật chất rất hiện đại, giúp người học có khả năng thực hành cao trong quá trinh học tập.

Bên cạnh nội dung đào tạo, phải nói tới hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực CNTT trong các cơ sở đào tạo ở Mỹ. Ở Mỹ, việc kiểm soát chất lượng đầu vào ở các cơ sở đào tạo CNTT tương đối khắt khe và có sự phân loại ngay từ khâu tuyển chọn. Sau các khóa học, nhân lực phải vượt qua các bài kiểm tra khắt khe thêm một lần nữa để khẳng định chất lượng. Điều này đóng góp rất lớn cho việc tuyển dụng của các công ty CNTT. Tuy nhiên, với các công ty CNTT hàng đầu ở Mỹ, vượt qua những kỳ thi ở trường đại học mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để có cơ hội việc làm ở đây. Người lao động sẽ phải trải qua những bài sát hạch, kiểm tra riêng của công ty đó trước khi có được công việc mơ ước. Chính sự khắt khe, nghiêm túc từ khâu đào tạo nhân lực cho tới khi ứng dụng nhân lực vào công việc đã tạo nên một đội ngũ nhân lực chất lượng hàng đầu thế giới, thương hiệu Mỹ không thể lẫn với bất cứ ai.

Ngoài ra, còn phải kể đến việc người Mỹ dùng chính những ứng dụng CNTT hiện đại trong việc quản lý nguồn nhân lực và đào tạo nhân lực. Những phầm mềm ứng dụng cao trong quản lý hành chính, hệ thống hóa các cơ sở dữ liệu học tập, phần mềm giám sát, kiểm tra chất lượng đào tạo của các giáo viên và học sinh,… cũng góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo chất lượng nhân lực ngành CNTT.

  1. Gi mở cho Việt Nam

Ngành CNTT tuy đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhiều năm trước, nhưng vẫn còn non trẻ so với nhiều quốc gia trên thế giới và có khoảng cách rất xa so với nước Mỹ. Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, mỗi năm Việt Nam cần tới 80.000 – 100.000 lao động cho ngành CNTT, trong khi mỗi năm lượng sinh viên ngành CNTT ra trường chỉ đạt khoảng 35.000 người. Bên cạnh đó, chất lượng lao động lại không đáp ứng được thực tế việc làm. Dự báo tới năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 100.000 nhân lực ngành CNTT. Như vậy bài toán đặt ra là phải thu hút lao động bằng cách nào? Và nâng cao chất lượng lao động ngành CNTT như thế nào?

Từ những nghiên cứu về công tác phát triển số lượng và chất lượng nhân lực CNTT ở Hoa Kỳ có thể có một số gợi ý như sau:

Trước hết, cần mở thêm các cơ sở đào tạo về CNTT, nhưng không phải là những cơ sở đào tạo mang tính chất lý thuyết. Những cơ sở này phải đạt chất lượng cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế thông qua việc liên kết đào tạo, giảng dạy với nước ngoài, hoặc thuê những chuyên gia về giảng dạy, từ đó tạo ra những đội ngũ chuyên gia tiêu chuẩn quốc tế người Việt làm tiền đề giảng dạy cho các thế hệ sau.

Thứ hai, thu hút nhân lực thông qua chính sách tiền lương hợp lý. Ngoài ra, cần xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT, làm sao đảm bảo không bị chảy máu chất xám, đồng thời tạo động lực cho nhân lực chất lượng cao yên tâm và nỗ lực cống hiến.

Thứ ba, thu hút nhân lực chất lượng cao từ các nước có nền CNTT phát triển tiên tiến như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore

Thứ tư, xây dựng nội dung vả cơ chế giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở đào tạo về CNTT, sao cho nhân lực đảm bảo đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu công việc ngay từ khâu đầu vào.

Thứ năm, ứng dụng CNTT vào trong quản lý, đào tạo nhân lực, kiểm tra, giám sát để góp phần giảm thiểu chi phí và thời gian cho đào tạo chất lượng nhân lực CNTT ■

 Tài liệu tham khảo:

  1. Information Technologies in Human Resources Management-Selected Examples, A. Karasek, World Academy of Science, Engineering and Technology International Joumal of Social, Behavioral, Educational, Economic, Business and Industrial Engineering Vol:9, No:6, 2015.
  2. The Supply of IT Workers in the United States, William Aspray and Peter A. Freeman, https://net.educause.edu/ir/library/pdf/pub7006d.pdf.
  3. The “New Economy” and Information Technology Policy Pamela Samuelson Hal R. Varian University of California, Berkeley.

http://people.ischool.berkeley.edu/~hal/Papers/infopolicy.pdf

  1. US Department of Labor, https://www.dol.gov/

Ths. Nguyễn Anh Đức

(Nguồn: Châu Mỹ ngày nay số 03/2017)

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here