Một năm RCEP có hiệu lực: Những tiến triển tích cực đầy hứa hẹn

0
64
Ảnh minh họa: RCEP đã góp phần thúc đẩy thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. (Nguồn: CGTN)

Tròn 1 năm kể từ khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực (1/1/2022-1/1-2023), thuế suất một số lượng lớn sản phẩm đã giảm xuống 0. Thuế quan bằng 0 đã làm giảm giá thành hàng nhập khẩu. Cùng với các biện pháp tạo thuận lợi thương mại ở mức độ cao, người tiêu dùng có thể mua hàng nhập khẩu với giá thấp hơn và thuận tiện hơn.

Ảnh minh họa: RCEP đã góp phần thúc đẩy thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. (Nguồn: CGTN)

Là khu vực thương mại tự do có dân số đông nhất, quy mô kinh tế – thương mại lớn nhất và tiềm năng phát triển lớn nhất thế giới, RCEP lấy tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại làm điều kiện hàng đầu, cam kết thiết lập một khu vực thương mại tự do chất lượng cao, từng bước xóa bỏ mọi hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

Sau khi RCEP có hiệu lực, việc cắt giảm thuế quan, đơn giản hóa thủ tục thông quan và gia tăng lợi nhuận thương mại khu vực đã thúc đẩy hiệu quả giữa các đối tác RCEP. Việc cắt giảm thuế quan và phát huy các quy tắc kinh tế thương mại đã đóng vai trò tích cực đối với thương mại – đầu tư khu vực, chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.

Các doanh nghiệp dựa vào lợi thế so sánh của các nước thành viên để kết hợp và hội nhập xuyên biên giới, tối ưu hóa bố cục mạng lưới sản xuất khu vực, nâng cao năng suất toàn diện và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trong quá trình đó, mỗi quốc gia thành viên có thể tham gia và nâng cao vị thế của mình trong chuỗi giá trị khu vực, thúc đẩy hình thành mô hình hợp tác khu vực cùng có lợi.

RCEP đã tạo ra những đột phá quan trọng về quy tắc kinh tế, thương mại và nâng cao mức độ tự do hóa, thuận lợi hóa. Về thương mại hàng hóa, RCEP thực hiện quy tắc xuất xứ thống nhất trong khu vực, thuận tiện hơn về thủ tục hải quan và các điều khoản tạo thuận lợi thương mại.

Về thương mại dịch vụ, RCEP thiết lập linh hoạt các quy tắc cam kết tiếp cận thương mại dịch vụ, nâng cao mức độ cam kết tổng thể trong lĩnh vực tài chính, bổ sung các điều khoản mới trong các phụ lục viễn thông. Về đầu tư, các thành viên RCEP đã thông qua danh sách tiêu cực để giảm các hạn chế tiếp cận thị trường đối với các lĩnh vực phi dịch vụ và nâng cao tính minh bạch của các quy tắc đầu tư.

Ngoài ra, lần đầu tiên các quy tắc thương mại điện tử đa phương cấp cao và toàn diện đã được thống nhất bởi RCEP ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm của chính phủ và các vấn đề khác, cũng như tăng cường hợp tác trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thảo luận trong các cuộc đàm phán RCEP.

Nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại khu vực và tạo môi trường thương mại điện tử thuận lợi, hiệp định RCEP đã thiết lập một chương riêng về thương mại điện tử, bao gồm một số nội dung chính liên quan đến việc thúc đẩy sử dụng và hợp tác thương mại điện tử, cùng với việc thúc đẩy thương mại không cần giấy tờ, xác thực và chữ ký điện tử, bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng thương mại điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng trực tuyến, tăng cường hợp tác pháp lý về thông tin điện tử.

Hiện nay nay, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, toàn cầu hóa kinh tế gặp phải khó khăn, hệ thống quản trị kinh tế quốc tế và các cơ chế đa phương bị thách thức, áp lực suy giảm đối với nền kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng.

RCEP sẽ thúc đẩy thị trường Trung Quốc-ASEAN. Trung Quốc và ASEAN đã thúc đẩy tích cực một số dự án mang tính bước ngoặt. Kể từ khi có hiệu lực, RCEP đã đưa hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc-ASEAN lên một tầm cao mới trên cơ sở thương mại tự do.

Hà Phương (theo CGTN)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here