Money Week: Nhiều lý do để các nhà đầu tư thế giới cần chú ý đến Việt Nam

0
99
(minh họa)

Tờ báo của Anh đánh giá Việt Nam hiện là một trung tâm thịnh vượng trong khu vực với nhiều tiềm năng phát triển.

Những thành tích nổi bật về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới đánh giá, đây là “thành tựu đáng kinh ngạc”, có ý nghĩa lịch sử.

Phân tích các lý do các nhà đầu tư cần chú ý đến Việt Nam, website chuyên về phân tích đầu tư của Anh moneyweek.com cho biết, chỉ hai thập kỷ trước, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng hiện tại, ở một số mặt, câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn so với Trung Quốc. Dưới đây là những khía cạnh các nhà đầu tư cần chú ý:

Thống lĩnh trong lĩnh vực điện thoại thông minh:

Việt Nam chiếm lĩnh lĩnh vực điện thoại thông minh phần lớn là nhờ khoản đầu tư khổng lồ của tập đoàn Samsung. Việt Nam đang có kế hoạch chuyển dịch từ ngành dệt may và lắp ráp “thâm dụng lao động” sang các lĩnh vực có lợi nhuận cao như chất bán dẫn. Nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến Việt Nam trước áp lực ngày càng lớn trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc. Đầu tư kinh doanh từ Mỹ lâu nay vẫn khiêm tốn hơn so với đầu tư từ Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội vào tháng 9/2023 đã bật đèn xanh” để các tập đoàn Mỹ tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

Lợi thế thị trường cận biên:

Nền kinh tế đang bùng nổ của Việt Nam vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý vì một lý do đơn giản: Việt Nam vẫn chưa được MSCI (công ty tài chính của Mỹ) phân loại là thị trường mới nổi (EM) mà hiện vẫn chỉ là “thị trường cận biên”, theo đó, cổ phiếu của Việt Nam xếp ngang hàng với cổ phiếu của Benin, Kazakhstan và Serbia.

Nếu Việt Nam được thăng hạng thành EM, các quỹ theo dõi chỉ số EM chuẩn sẽ đổ vốn mạnh vào Việt Nam, theo đó sẽ đẩy giá trị cổ phiếu trong nước, ước tính khoảng 5-8 tỷ USD, lên cao.

Cổ phiếu của Việt Nam là thành tố lớn nhất trong thị trường cận biên và nhiều năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đánh cược rằng việc thăng nâng hạng chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, MSCI dường như vẫn sẽ giữ nguyên hạng của Việt Nam trong “tương lai gần”.

Biến động thị trường chứng khoán:

Thị trường chứng khoán ở Việt Nam chao đảo sau các cuộc điều tra, bắt giữ các lãnh đạo ngành bất động sản với cáo buộc “lừa đảo thị trường trái phiếu”.

Cuộc điều tra về nợ trong lĩnh vực bất động sản có lẽ không phải là điều xấu nếu xét về lâu dài, tuy nhiên, trong ngắn hạn, việc này có làm lung lay niềm tin của doanh nghiệp.

Nhưng Việt Nam ghi nhận mức lạm phát thấp hơn so với nhiều nền kinh tế phương Tây. Điều này cho phép Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất 4 lần trong năm 2023, khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ xô vào thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn so với gửi tiền ở ngân hàng. Thị trường Việt Nam chưa bao giờ ngừng biến động.

Việt Nam được mệnh danh là con hổ châu Á mới

Điều gì xảy đến tiếp theo: gợi nhớ đến sự phát triển nhanh chóng của Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan, Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore trong nửa sau thế kỷ 20. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ cần nhìn vào các nước láng giềng như Thái Lan và Malaysia để thấy rằng con đường dẫn đến thịnh vượng là chặng đường đầy chông gai.

Dù hiện tại cả hai quốc gia này giàu hơn Việt Nam rất nhiều, nhưng vẫn không phải là những thị trường mới nổi do rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, khiến thu nhập quốc dân tăng trên mức nghèo nhưng vẫn thua xa thế giới giàu có.

Đối với các nhà đầu tư, bản chất bất ổn của thị trường chứng khoán trong nước có nghĩa là Việt Nam chưa phải là quốc gia quan trọng trong danh mục đầu tư, nhưng vẫn đáng để quan tâm. Khi được nâng hạng (nếu có), cổ phiếu của Việt Nam sẽ có lực đẩy mạnh, nhưng nhà đầu tư không nên chờ đợi điên cuồng. Ngay cả khi là thị trường cận biên, Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn. Việt Nam có cơ hội tăng trưởng vẫn chưa được chú ý nhiều ở châu Á, có quy mô tương đương với Ấn Độ nhưng ở mức giá rẻ hơn nhiều.

Thọ Anh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here