Mối liên kết trường Đại học – Doanh nghiệp: Nhìn từ quan điểm chính sách (phần 1)

0
729

Tóm tắt: Khi vai trò của công nghệ trong quá trình phát triển ngày càng rộng mở và có đóng góp tích cực thì liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp ngày càng trở thành yếu t quan trọng khi được xem là một trong những động lực thúc đy hoạt động đổi mới, sáng tạo của mỗi quốc gia. Hiện nay, tồn tại các quan điểm khác nhau v những chính sách thúc đẩy quá trình liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp, các chính sách đó có đúng đn hay không là rất khó kiểm chứng. Tuy nhiên, mối liên kết trường đại học và doanh nghiệp đang ngày càng phát triển và được thực thi ở nhiều quốc gia, trong bi cảnh công nghệ luôn thay đổi. Bài viết này tổng hợp cơ sở lý luận về liên kết trường đại học – doanh nghiệp từ góc nhìn chính sách của các bên liên đới. Từ đó, có th đánh giả về mức độ sẵn sàng và cam kết thúc đẩy liên kết trường đại học – doanh nghiệp.

1.Gii thiệu chung

1.1 Lịch sử phát triển mối liên kết trường đại học doanh nghiệp

Ý tưởng liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu đã được Wilhelm Von Humboldt nhà triết học và giáo dục của Đức đưa ra. Năm 1810 ông là người sáng lập ra Đại học Berlin, trường đã thực hiện ý tưởng của ông, và mô hình liên kết này đã lan rộng tại nhiều trường đại học của Châu Âu và Châu Mỹ. Trong gần 600 năm, các trường đại học hầu như chỉ có nhiệm vụ đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế, xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của quốc gia. Cải cách lớn nhất của trường đại học Humboldt là đã thay đổi toàn bộ mục tiêu hoạt động của trường bằng cách chuyển trọng tâm sang nghiên cửu, và nghiên cứu trở thành yếu tố sống còn giúp cho hoạt động đào tạo – đóng góp trực tiếp cho xã hội và phát triển kinh tế. Mục tiêu của trường đại học Humboldt được đặt ra rất rõ ràng. Thứ nhất, thực hiện các hoạt động nghiên cứu cơ bản, để tiến tới đạt được trình độ cao trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ. Thứ hai, nghiên cứu trong trường đại học gắn liền với thực tế và đóng góp cho sự phát triển của quốc gia, đặc biệt phát triển các lĩnh vực công nghệ phục vụ cho mục đích dân sự và mục đích quân sự, đưa nước Đức trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.

Nhìn chung các hoạt động nghiên cứu cơ bản đã được mở rộng tương đối hợp lý trong hoạt động giáo dục và đào tạo và được hệ thống giáo dục của các nước tiếp nhận một cách tự nguyện. Các sản phẩm về khoa học ứng dụng đã được các trường đại học đầu tư và phát triển vì mục đích thương mại. Có người cho rằng quan điểm này là sai lầm và đã làm cho vai trò trung tâm của giáo dục đi chệch hướng. Nhưng Etzkowitz and Leydesdorff (2000) lại nhận thấy quá trình phát triển công nghệ ứng dụng tại các trường đại học có tác động thúc đẩy sáng tạo và khám phá những thành tựu khoa học mới không phải chỉ trong thời đại ngày nay mà đã từng xảy ra từ rất lâu.

Quá trình theo đuổi các mục tiêu nghiên cứu khoa học thường tạo môi trường cho hoạt động công nghệ có những bước tiến vượt bậc và nhiều sản phẩm công nghệ được thương mại hoá. Một số kết quả nghiên cứu khoa học đã góp phần làm tăng nhanh giá trị các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp. Một số kết quả khoa học khác lại có tác dụng lan toả tri thức, đổi mới công nghệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc truyền bá tri thức khoa học từ các trường đại học vào các doanh nghiệp đã có lịch sử phát triển lâu đời. Từ xa xưa, việc truyền bá kiến thức chủ yếu được thực hiện bởi những người được đào tạo tại các trường đại học, sau đó lan toả sang các chủ doanh nghiệp hoặc chủ trang trại. Cho đến thế kỷ IXX, chỉ có rất ít các nhà nghiên cứu thực hiện tại trường đại học Oxbridge. Ví dụ, công nghệ tiến triển nhất trong ngành đường sắt là kết quả của công trình nghiên cứu ứng dụng của các hãng máy móc công nghiệp Đức chứ không phải từ các trường đại học. Cuối thế kỷ IXX, khi mà các quá trình công nghiệp hoá đã tập hợp được lực lượng có tiềm lực lớn, nhiều trường đại học đã chính thức tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển công nghệ và mục đích thương mại hoá các sản phẩm công nghệ. Các trường đại học của Đức đã cung cấp nguồn tri thức chuyên môn sâu sắc, có giá trị cho các ngành công nghiệp hoá chất và dược phẩm. Ảnh hưởng của các hoạt động nghiên cứu tại các trường đại học của Đức đã lan sang các trường đại học và các công ty của Mỹ, nhờ lực lượng lao động đông đảo được đào tạo tại các trường đại học của Đức di cư sang Mỹ. Các nghiên cứu về vi sinh và sinh vật học đã bắt đầu nở rộ tại các trường đại học của Mỹ như Pennsylvania, Dalenare, Rutgers. Hoạt động nghiên cứu tại các trường đại học đã thúc đẩy các mối liên kết, hợp tác nghiên cứu giữa các trường đại học với các phòng thí nghiệm tại công ty Sterling, Merek, Du Pont và Eli Elly của Mỹ. Những công ty này thông qua các kênh tài chính và các kênh hợp tác khác, thúc đẩy việc mở rộng chương trình nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học của Mỹ.

Khoa công nghệ của một số trường đại học như Viện Công nghệ Massachusets (Massachusetts Institute of Technology – MIT) là một lực lượng quý giá đóng góp cho sự phát triển công nghệ của Massachusets. Đầu thập niên 1930, MIT đã rất năng động trong việc mở rộng quy mô đào tạo các kỹ sư về công nghệ, đặc biệt là công nghệ xây dựng. Chất lượng và chương trình đào tạo của MIT về ngành này trở thành cầu nối quan trọng, tạo liên kết chặt chẽ giữa trường đại học và các doanh nghiệp. Mối quan hệ đó là tự nguyện, cần phải có và trở thành yêu cầu khách quan từ hai phía. Luật cấp đất Morril năm 1862 đã giúp Chính phủ Mỹ lập các trường đại học và cao đẳng tại nhiều bang, các trường đại học đó đã giúp nông dân áp dụng các thành quả khoa học – công nghệ của trường đại học vào sản xuất nông nghiệp. Giống như Mỹ, Nhật Bản cũng đã sao chép hệ thống giáo dục đại học của Đức, xây dựng một số đại học Hoàng gia, ví dụ Đại học Tokyo năm 1877 và Đại học Kyoto năm 1897, như là phương tiện chính để thúc đẩy mục tiêu hiện đại hoá các ngành công nghiệp của Nhật Bản. Cho đến nửa đầu thế kỷ XX, số các trường đại học tự nguyện tham gia chính thức vào các chương trình nghiên cứu lớn vẫn còn ít. Hầu hết các trường đại học trên thế giới đều tập trung vào các hoạt động đào tạo.

Chiến tranh thể giới lần thứ 2 xảy ra là thời điểm bùng nổ về công nghệ. Động cơ phản lực, rađa, vô tuyến, vũ khí hạt nhân, tên lửa, máy tính và một số công nghệ khác đã nảy sinh từ đầu thập niên 1940. Hầu hết các trường đại học lớn của Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản đã có trong tay những phát minh quan trọng này. Nếu như trước chiến tranh, các công trình nghiên cửu của các trường dại học chỉ đóng khung trong một số lĩnh vực hẹp, theo đơn đặt hàng, thì sau chiến tranh các chương trình nghiên cứu được chính phủ cấp vốn. Nước Mỹ đã đầu tư rất lớn cho các chương trình đào tạo này, biến những dự án khoa học – công nghệ có tầm cỡ trở thành một hoạt động không tách rời với các hoạt động đào tạo của các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Những năm tiếp theo, trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, khi các nguồn lực nghiên cứu đã lớn mạnh trên cả hai phương diện, lực lượng những người hoạt động khoa học – công nghệ và nguồn tài chính, thì phần lớn nguồn đầu tư cho nghiên cứu tại các trường đại học là từ các doanh nghiệp hoặc từ nguồn vốn tích luỹ được của các trường đại học. Các nguồn tài chính lớn có được của các trường đại học đầu tư cho hoạt động R&D là do mối liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp bắt đầu nhân rộng vào thập niên 1940. Các nước công nghiệp như Pháp, Nhật Bản, đã dự tính đuổi kịp Mỹ, do đó đã đầu tư cho hoạt động R&D với một tỷ lệ thích đáng trong GDP, bằng nguồn vốn của nhà nước và tư nhân. Mặc dù các trường đại học hàng đầu của Châu Âu, Nhật Bản và các quốc gia thuộc Liên xô (cũ) đã tiến hành nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ, nhưng phạm vi hoạt động vẫn còn hạn chế. Điều cơ bản là mối liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp để phát triển công nghệ và các sản phẩm công nghệ được chuyển giao là không nhiều so với các trường đại học của Mỹ.

1.2 Liên kết trường đại họcdoanh nghiệp và vấn đề đổi mới

Có hai khuynh hướng phát triển đã thể hiện được những đặc điểm của quá trình đổi mới. Theo lý thuyết kinh tế và các nghiên cứu thực nghiệm thì các mô hình tăng trưởng nội sinh đã đánh giá cao vai trò của tích lũy kiến thức cho tăng trưởng GDP (Lucas, 1989). Kinh nghiệm hàng ngày của các doanh nghiệp đã ủng hộ cho mô hình này về khả năng cạnh tranh trên thị trường và trở thành động lực cho đổi mới. Đối với các sản phẩm tiêu dùng, ví dụ hàng điện tử, vòng đời sản phẩm từ lúc xuất hiện cho đến lúc bão hoà ngày càng ngắn. Nhiều sản phẩm điện tử bị các sản phẩm mới thay thế trong vòng một hai tháng. Vòng đời ngắn cũng đã từng xảy ra đối với một số sản phẩm khác, ở những mức độ khác nhau. Vì lý do đó, không ngừng đổi mới, cho phép các công ty thay đổi các dòng sản phẩm và cung cấp cho thị trường những sản phẩm thực sự cần thiết. Cho dù ở một vài ngành như giao thông, xây dựng thì việc đổi mới sản phẩm không phải là vấn đề quan trọng, nhưng quá trình đổi mới giúp cho doanh nghiệp giảm giá thành, nâng cao chất lượng, giảm tỷ lệ các phế phẩm, để duy trì được năng lực cạnh tranh. Quá trình toàn cầu hoá lại càng tăng thêm áp lực cạnh tranh khi mà khoảng cách giữa các quốc gia, khu vực và rào cản thương mại giảm xuống. Số lượng các sản phẩm hàng hoá cạnh tranh trong thực tế đã tăng lên gấp bội. Hiện nay, với sự góp mặt của nhiều quốc gia có mức thu nhập thấp trong quá trình toàn cầu hoá, thì công nghệ được mã hoá, liên tục đổi mới là chiến lược sống còn cho các doanh nghiệp ở các nước có thu nhập cao và trung binh.

Mặc dù nhu cầu đổi mới tăng cao đã tạo ra động cơ lớn cho hoạt động R&D tại các doanh nghiệp, chi phí đầu tư cho R&D cũng tăng nhanh, nhưng các doanh nghiệp đang có ba mối quan tâm. Thứ nhất, khi biên giới về công nghệ bị đẩy lùi thì chi phí và mức độ phức tạp của công nghệ tăng cao. Nhiều công nghệ mới đã xuất hiện, là nơi giao nhau của các ngành công nghiệp, trong số đó có cả những ngành công nghiệp chủ lực và công nghiệp phụ trợ. Kết quả là chi phí tăng nhanh, thậm chí các doanh nghiệp lớn gặp phải khó khăn trong việc độc lập theo đuổi các dự án nghiên cứu. Yếu tố đó đã ép buộc các doanh nghiệp phải tiếp nhận hệ thống đổi mới mở, có lợi cho quan hệ hợp tác, liên kết trong các hoạt động nghiên cứu. Thứ hai, do công nghệ vẫn gắn chặt với khoa học cơ bản, công nghệ tiên tiến hơn sẽ không thể nảy sinh nếu như không có sự đào sâu nghiên cứu cơ bản trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hoặc nếu không có bước đột phá về khoa học cơ bản. Trong quá khứ, một số lĩnh vực khoa học tiên tiến được tiến hành nghiên cứu bởi các nhà đầu tư cá thể, làm việc độc lập trong các xưởng máy và phòng thí nghiệm tại các trường đại học hoặc công ty. Bắt đầu bằng các công ty dược phẩm và hoá chất ở Đức, trong vài năm cuối thế kỷ IXX, đã đầu tư cho hoạt động nghiên cứu cơ bản, tiếp theo sau đó những năm đầu thế kỷ XX, các công ty lớn đã triển khai các chương trình khoa học – công nghệ tại các phòng thí nghiệm. Tập đoàn General Electrics (GE) thành lập phòng thí nghiệm đầu tư ở Mỹ vào năm 1900, cùng hợp tác với các trường đại học trong lĩnh vực nghiên cứu. Số phòng thí nghiệm tăng lên hàng nghìn vào thập niên 1930. Các nhà nghiên cứu đạt được những thành tựu công nghệ to lớn, còn các hãng lớn vẫn tiếp tục duy trì các hướng nghiên cứu cơ bản và hợp tác tích cực với các trường đại học. Tuy nhiên, kể từ thập niên 1990, quy mô các dự án nghiên cứu cơ bàn được mở rộng, tiêu phí quá nhiều tiền của. Các công ty chịu sức ép kiểm soát của các nhà đầu tư, các nghiên cứu cơ bản không vì mục tiêu thương mại hoá đã bị loại bỏ hoặc cắt giảm nguồn tài chính. Việc tiến hành các chương trình nghiên cứu cơ bản đòi hỏi đội ngũ nhân lực có trình độ cao, đòi hỏi trang bị các thiết bị đắt tiền, do đó quá trình này đã loại bỏ dần các nhà đầu tư cá thể, để nhường chỗ cho các công ty lớn tham gia các hoạt động nghiên cứu. Thứ ba, khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, việc tăng cường chạy đua vũ trang không còn là mục tiêu ưu tiên, đã ảnh hưởng tới quy mô vốn đầu tư, chính sách huy động nguồn lực của chính phủ cho nghiên cứu khoa học cơ bản tại các nước công nghiệp hàng đầu. Các hợp đồng nghiên cứu chương trình an ninh quốc phòng không được nhận những khoản đầu tư lớn như trước nữa. Mặc dù có nhiều mối đe dọa khác nhau, những hỗ trợ cho các dự án phòng vệ và an ninh quốc gia ở nhiều nước công nghiệp đều giảm so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Phần lớn các khoản chi tiêu công ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) hiện đang được dành cho lĩnh vực liên quan tới khoa học xã hội. Thứ tư, các trường đại học đang ngày càng mở rộng quy mô, nhưng số sinh viên nhập học lại tiếp tục giảm, do tỷ lệ sinh viên tại các nước Châu Âu giảm sút. Các trường đại học đang tìm cách tăng thu bằng cách mở rộng chương trình nghiên cứu cơ bản dưới sự bảo trợ của nguồn tài chính công hoặc từ các khoản đầu tư của doanh nghiệp. Việc duy trì các hợp đồng nghiên cứu chính là con đường giúp cho các trường đại học đạt được hai mục tiêu, mở rộng quy mô đào tạo và tăng cường năng lực nghiên cứu…

(còn nữa)

Nguyễn Đức Trọng & Lê Hiếu Học

(Nguồn: Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới, số 2/2017)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here