Liệu chiến tranh thương mại Trung – Mỹ có thúc đẩy sớm sản xuất phụ ở Ấn Độ không?

0
85
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trang tin điện tử http://www.eetindia.co.in (Ấn Độ) ngày 18/02/2019 có bài “Liệu chiến tranh thương mại Trung – Mỹ có thúc đẩy sớm sản xuất phụ ở Ấn Độ không?” với một số nội dung đáng chú ý như sau:

Có vẻ như chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã tạo nên hàng loạt đợt sóng trong ngành sản xuất khắp Ấn Độ. Những nhà sản xuất điện tử toàn cầu đang có kế hoạch đầu tư đáng kể vào Ấn Độ với tổng vốn lên đến khoảng 1 tỷ USD trong 5 năm tới nhằm mở rộng các cơ sở sản xuất của họ tại Ấn Độ.

Theo một báo cáo gần đây của Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho biết: Ấn Độ đang nổi lên như một nước hưởng lợi nhiều nhất từ  chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, với khả năng tăng xuất khẩu lên 10 tỷ USD, hay tăng 3,5% mức xuất khẩu của nước này. Chính quyền trung ương (Ấn Độ) đã chấp thuận 193/421 hồ sơ nhận được theo Chương trình M-SIPS (Gói sáng kiến sửa đổi) và 144 hồ sơ đã bắt đầu có khoản đầu tư 1,32 tỷ USD. Chương trình này cung cấp hỗ trợ vốn lên đến 25% cho các đơn vị sản xuất thiết bị điện tử và hoàn lại thuế nhằm thu hút đầu tư.

Wistron đóng ở Đài Loan và Foxconn đã xin đầu tư lần lượt khoảng 700 triệu và 350 triệu USD. Theo tin trên Thời báo kinh tế, khoản đầu tư này trong gói sáng kiến có thể đem về cho 2 công ty này lợi nhuận lần lượt là 140 và 70 triệu USD. Wistron bắt đầu sản xuất IPhone 8 ở Ấn Độ còn Foxconn có dự định hỗ trợ sản xuất ở mức cao hơn cho các khách hàng hiện tại là Xiaomi và Nokia. Wistron có thể sẽ chuyển toàn bộ mạng máy tính để bàn, Internet vạn vật (IoT) và dịch vụ đám mây sang Ấn Độ bên cạnh hai nhà máy lắp ráp IPhone SE và Iphone 6S bán tại Ấn Độ. Foxconn sẽ lắp ráp các mẫu đắt tiền nhất trong dòng IPhone X ở Ấn Độ.

Foxconn thừa nhận rằng mâu thuẫn thương mại Mỹ – Trung là thách thức lớn nhất của mình và các nhà quản lý cao cấp có kế hoạch đối phó. Bên cạnh việc mở rộng ở Ấn Độ, Foxconn cũng đang xem xét việc mở nhà máy ở Việt Nam theo như truyền thông Việt Nam đưa tin. Nếu là sự thật thì đây sẽ là bước đi lớn để đảm bảo cơ sở cung ứng nữa ngoài Ấn Độ.

Nhiều ngành công nghiệp phụ thuộc vào Trung Quốc là điều dễ hiểu và ngày nay các công ty Mỹ nhận thấy nhu cầu giảm rủi ro cho dây chuyền cung ứng cũng như sản xuất. Hầu hết các công ty lớn của Mỹ đang tìm kiếm cơ hội không chỉ ở Ấn Độ mà còn ở Việt Nam, Campuchia và các nước Đông Nam Á khác để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc./.

(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Mumbai)

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here