Điểm sáng nổi bật của 6 tháng đầu năm 2019 là ghi nhận sự tăng mạnh vốn đăng ký của các doanh nghiệp (DN) đăng ký mới và số lượng DN quay lại hoạt động; đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức kỷ lục về số dự án đăng ký cấp mới và số vốn thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Theo số liệu thống kê mới nhất, 6 tháng đầu năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định, với các điểm nhấn tích cực nổi bật sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)duy trì mức tăng tích cực và Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước có mức tăng GDP cao nhất khu vực và thế giới, tính chung 6 tháng đầu năm 2019 GDP tăng 6,76 %, thấp hơn cùng kỳ năm 2018, nhưng cao hơn cùng kỳ các năm 2011-2017; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,19% (chiếm tỷ trọng 13,55% GDP); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,14% (chiếm 34,2%GDP) và khu vực dịch vụ tăng 6,85% (chiếm 42,04% GDP); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,21% GDP (cơ cấu tương ứng cùng kỳ năm 2018 là: 14,13%; 33,83%; 41,8%; 10,24%).
GDP tăng khá nhờ ngành công nghiệp chế tạo đang có đà phát triển, cũng như tổng cầu nội địa tăng mạnh và vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2019 đạt mức tăng khá 10,3% so với cùng kỳ năm trước, ước tính đạt 822,9 nghìn tỷ đồng và bằng 33,1% GDP; Trong đó, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 359,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,6% tổng vốn và có tốc độ tăng vốn cao nhất là 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả của những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; tiếp đến là vốn khu vực Nhà nước đạt 255 nghìn tỷ đồng, chiếm 31% và tăng 3%; khu vựccóvốnđầu tư trựctiếpnướcngoài đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,4% và tăng 9,7%.
Điểm sáng tích cực của khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản là nhìn chung ổn định. Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác tăng tới 6,45% (mức cao nhất 9 năm qua) do tăng tổng cầu tiêu thụ. Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt (đàn gia cầm tăng 7,5% so cùng kỳ năm trước; đàn bò tăng 2,6% dù đàn lợn giảm 10,3% và đàn trâu giảm 3,1%). So cùng kỳ năm trước, cả nước có diện tích gieo cấy lúa đông xuân bằng 100,7% dù năng suất giảm 0,7 tạ/ha và sản lượng giảm 84,5 nghìn tấn; diện tích gieo trồng rau, đậu bằng 102,7%; ngô bằng 100,1%; khoai lang bằng 98,8%; đậu tương bằng 97,5% và lạc bằng 96%.
Điểm sáng và đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm 2019 là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với mức tăng 11,18%, tuy thấp hơn cùng kỳ năm 2018, nhưng vẫn cao hơn so cùng kỳ các năm 2012-2017.
Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục có xu hướng tăng khá, lượng cung hàng hóa dồi dào, thị trường tiêu thụ nội địa được mở rộng, đa dạng hóa các hình thức khuyến mại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,5% (loại trừ yếu tố giá tăng 8,7% so mức tăng 8,6% cùng kỳ năm 2018).
Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 245,48 tỷ USD, mức cao nhất của 6 tháng từ trước đến nay; trong đó, xuất khẩu rau quả lần đầu tiên đạt mức trên 2 tỷ USD. Điểmđángchú ý là cán cân thương mại ngoại thương, cùng với nhập siêu dịchvụ 1,3 tỷ USD (bằng 15,9% kim ngạch xuất khẩu dịchvụ) là nhập siêu hàng hóa34 triệu USD (bằng 0,03% tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng); trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,72 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuấtsiêu 15,68 tỷ USD. Nhập siêu hang hóa được giải thích một phần do Việt Nam tăng cường nhập khẩu ô tô gắn với giảm thuế từ ASEAN và tăng nhập khẩu cả hang chục nghìn tấn thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi lan rộng.
Cả nước có 22 mặt hang đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,9% tổng kim ngạch xuất khẩu và có 26 mặt hàng đạt nhập khẩu kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 84,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam hiện là nước đứng đầu trong sản xuất và xuất khẩu càphê trên thế giới (đứng thứ 2), gạo (đứng thứ 3), thủy sản (đứng thứ 4).
Nửa đầu năm 2019, Việt Nam đã đón khoảng 8,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 7,5% so với cùng kỳ năm trước và hứa hẹn một năm tạo đỉnh kỷ lục mới, dù tốc độ tăng lượng khách thấp hơn nhiều so vớimức tăng cùng kỳgiai đoạn 2016-2018. Đặcbiệt, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN hằng năm đã được tổ chức thành công trong tháng 1-2019 tại Hạ Long, đang và sẽ mang lại nhiều thay đổi mới trong phát triển chuỗi sản phẩm du lịch ASEAN và quảng báViệt Nam như là điểm đến đẹp, than thiện, an toàn. Ngày càng nhiều địa phương, như Hà Nội, Tp.HCM, Huế, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang v.v… đã và đang tăng cường quản lý điểm đến, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn và vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách, xử lý các tour 0 đồng, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương và góp phần cùng cả nước phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn bền vững, theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia.
Việt Nam được xếp thứ 24/141 quốc gia về tài nguyên du lịch, nhưng chỉ đứng thứ 75/141 về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu; xếp hạng 89 về mức độ mở cửa với quốc tế, trong đóm yêu cầu về thị thực xếp hạng 119 (Việt Nam mới miễn thị thực cho công dân 22 nước, so với ở Thái Lan là 61, ở Malaysia là 155, Singapore là 158, Indonesia là 169 nước). Việc mở rộng danh sách các quốc gia được miễn thị thực và áp dụng cấp thị thực điện tử trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng hiện đại và an toàn là một bước tiến mới và thước đo trong hoàn thiện thể chế, chính sách, đổi mới nhận thức, tư duy, tạo động lực và kỳvọng mới về phát triển du lịch Việt trong hội nhập quốc tế…
Điểm sáng nổi bật của 6 tháng đầu năm 2019 là ghi nhận sự tăng mạnh vốn đăng ký của các DN đăng ký mới và số lượng DN quay lại hoạt động. Cả nước có gần 67 nghìn DN đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 860,2 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2018 tăng 3,8% về số DN và tăng 32,5% về số vốn đăng ký, tăng 27,7% về vốn đăng ký bình quân /DN. Ngoài ra, các DN đã thành lậpcòn tăng thêm 1.310,3 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký.
Đặc biệt, trong 6 tháng năm 2019 cả nước có 21,6 nghìn DN quay trở lại hoạt động, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động lên gần 88,6 nghìn doanh nghiệp. Số DN tạm ngừng kinh doanh là 21,1 nghìn, tăng 17,4%; và số DN hoàn tất thủ tục giải thể là 7,8 nghìn, tăng 18,1%.Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2019 cho thấy: chỉ có 16,5% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2019 gặp khó khăn hơn quý I/2019 và dự kiến quý III/2019 có 11,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn quý II/2019.
Điểm nhấn tích cực nổi bật về đầu tư trực tiếp nước ngoài là mức kỷ lục về số dự án đăng ký cấp mới và số vốn thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tính chung 6 tháng 2019, FDI thực hiện đạt 9,1 tỷ USD, tăng 8,1%; có 4.020 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 8,12 tỷ USD, tăng 98,1% so với cùng kỳ năm 2018. Cả nướcthu hút 1.723 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7.411,8 triệu USD; có 628 lượt dự án tăng thêm vốn đạt 2.935,4 triệu USD; tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt 10.347,2 triệu USD, dù giảm 36,3% so với cùng kỳ năm 2018, song vẫn cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ của môi trường đầu tư Việt Nam nhờ tăng cường cải cách hành chính và những cơ hội kỳ vọng mới từ ký kết, triển khai các hiệp định thương mại tự do CPTPP và EVFTA …
Điểm sáng khá bất ngờ khác là chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng 2,64% so với cùng kỳ năm 2018, thấp nhất trong 3 năm gần đây (dù Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2019 tăng 0,29% so với tháng 12/2018 và tăng 2,52% so vớicùngkỳnăm 2018). Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng 1,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. Mức lạm phát này là khá thấp so với dự báo khi tăng giá điện sốc 8,36% vào tháng 3-2019. CPI thấp được cho là hội tụ của các nhân tố, như: Sự chủ động điều hành giá xăng dầu, giá gas, giá điện, giá sách giáo khoa và giá dịch vụ y tế vào các thời điểm phù hợp, nguồn cung gạo dồi dào; mức tăng tổng phương tiện thanh toán thấp, chỉ là 6,05% so với cuối năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,03%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 6,09% (cùng kỳ năm 2018 tăng 7,76%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 6,22% (cùng kỳ năm 2018 tăng 6,1%) và lãi suất huy động khá hấp dẫn làm giảm dòng tiền vào lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Ngoài ra, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong nửa đầu năm 2019 có mức tăng thấp nhất trong các năm giai đoạn 2016-2019 cũng trực tiếp giúp kiểm soát CPI, vì dòng vốn này thường chảy vào đầu tư công, tạo tổng cầu tăng, mà không tạo ra hàng hóa xã hội tương ứng.
Một điểm sang ấn tượng quý và hiếm của nửa đầu năm 2019 là sự thặng dư NSNN 48,1 nghìn tỷ đồng, với tổng thu NSNN đến thời điểm 15-6 ước đạt 660,6 nghìn tỷ đồng, bằng 46,8% dự toán năm; Tổng chi NSNN ước đạt 612,5 nghìn tỷ đồng, bằng 37,5% dự toán năm; trong đó, chi thường xuyên đạt 441,1 nghìn tỷ đồng, bằng 44,1%; chi đầu tư pháttriển 112,1 nghìn tỷ đồng, bằng 26,1%; chi trả nợ lãi 55,9 nghìn tỷ đồng, bằng 44,7%.
Một điểm sáng tích cực và có ý nghĩa xã hội cao là số người có việc làm tăng lên, chuyểndịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, giảm mạnh tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng. Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước 6 tháng đầu năm 2019 là 1,99%, trong đó, khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,51%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi chỉ là 1,29%.
Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế tích cực và công tác an sinhxã hội, chăm lo đời sống nhân dân tiếp tục được bảo đảm; Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thông tin và truyền thông; bảovệmôitrường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã trực tiếp và gián tiếp góp phần cải thiện đời sống dân cư, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tính đến cuối tháng 6/2019, cả nước có 4.402 xã (đạt 49,4%) và 76 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và cơ sở vật chất văn hóa, trường học được đầu tư xây dựng mới, cải tạo đạt chuẩn, các chương trình hỗ trợ giống cây trồng cho sản xuất nông nghiệp, chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo… đã góp phần giúp người nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống… Thiếu đói trong nông dân giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có 65 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 30,9% so với cùng kỳ năm trước, tương ứngvới 261,9 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 30%. Tổng các suất quà trao tặng cho các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội trong 6 tháng đầu năm 2019 là hơn 4 nghìn tỷ đồng, và có gần 19 triệu thẻ bảo hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát tặng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước.
TS. Nguyễn Minh Phong