Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,1% trong năm 2020

0
86
(Internet)

Theo một khảo sát với các nhà kinh tế do Tạp chí China Economist thuộc Viện Khoa học và Xã hội Trung Quốc thực hiện mới đây, dự báo GDP của Trung Quốc trong quý 3/2020 sẽ đạt 5,2%, cả năm 2020 đạt 4,1%.

 Các nhà kinh tế nhận định, kinh tế Trung Quốc về cơ bản đã phục hồi, đà tăng trưởng được duy trì. Hiện tại, ngoài tình hình việc làm vẫn chưa được cải thiện đáng kể, hầu hết các chỉ số kinh tế khác đều cho thấy sự phục hồi. Do đó, thời gian tới chính phủ Trung Quốc có thể sẽ giảm dần cường độ của các chính sách.

Theo khảo sát, chỉ số triển vọng ngoại thương của các nhà kinh tế trong quý 3/2020 đạt 59 điểm, tăng 35 điểm so với quý 2/2020, thấp hơn một chút so quý 4/2019.

Về việc làm, 16% nhà kinh tế nhận định, tình hình việc làm trong quý 3/2020 về cơ bản sẽ tương đương so với cùng kỳ; 67,9% nhà kinh tế cho rằng tình hình việc làm sẽ tiêu cực hơn so với cùng kỳ. Chỉ số việc làm của các nhà kinh tế là 39, tăng 29 điểm so với quý 2/2019, về cơ bản đã khôi phục so mới mức cuối năm 2018 và đầu năm 2019.

Về áp lực lạm phát, 67% nhà kinh tế cho rằng mặt bằng giá cả trong quý 3/2020 sẽ tăng so với cùng kỳ; 23,6% nhà kinh tế cho rằng mặt bằng giá cả về cơ bản sẽ tương đương so với cùng kỳ. Chỉ số giá cả của các nhà kinh tế là 158 điểm, tăng 14 điểm so với quý 2/2020, tương đương với mức cùng kỳ năm 2019.

Năm 2020 cũng là năm cuối cùng trong tiến trình xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Theo khảo sát, 27,36% nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc đã hoàn thành 90% tiến trình trong năm 2020; 21,7% nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc đã hoàn thành 80% tiến trình trong năm 2020; 16,04% nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc đã hoàn thành 100% tiến trình trong năm 2020.

Tăng cường an sinh xã hội để mở rộng tiêu dùng, dùng đổi mới để thúc đẩy phát triển trở thành trụ cột quan trọng trong khơi thông tuần hoàn kinh tế Trung Quốc. 63,2% nhà kinh tế cho rằng cần mở rộng nhu cầu tiêu dùng trong nước thông qua cải thiện hệ thống an sinh xã hội và các dịch vụ chăm sóc y tế, dưỡng lão, nhà ở; 60,4% nhà kinh tế cho rằng cần tập trung thúc đẩy đổi mới tự chủ, đột phá công nghệ cốt lõi, thực hiện kiểm soát trong khác khâu sản xuất quan trọng.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here