Kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng dương trong quý II năm 2020

0
145
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Đánh giá về triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2020 của bà Hồ Nhất Phàm, Nhà kinh tế trưởng, Nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Tài chính toàn cầu cho rằng, sau đại dịch, kinh tế toàn cầu vẫn chịu nhiều áp lực. Tuy nhiên, đã hình thành đồng thuận chung cho rằng kinh tế sẽ “chạm đáy” trong quý II và phục hồi theo hình chữ V. GDP của Trung Quốc trong quý II/2020 sẽ tăng trưởng dương; tăng trưởng quý III, quý IV sẽ đạt 5%-6%; Quý I/2021 có thể đạt hơn 8%. Mặc dù xuất hiện tình trạng tái bùng phát dịch bệnh ở một số khu vực, nhưng với kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh và những tiến bộ về y học, ít có khả năng xảy ra “làn sóng thứ hai” trên quy mô toàn cầu. Với những biện pháp hỗ trợ tích cực của chính phủ các nước, kinh tế thế giới sẽ phục hồi. Số liệu kinh tế của Trung Quốc trong tháng 4 và tháng 5 phản ánh rõ xu hướng này.

Mặc dù tổng cầu suy yếu do tác động của đại dịch, nhưng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn duy trì khả năng phục hồi ở mức độ nhất định; vật tư y tế phòng chống dịch, sản phẩm điện tử phục vụ làm việc từ xa trở thành điểm tăng trưởng xuất khẩu mới. Trong 3 tháng vừa qua, xuất khẩu của Trung Quốc liên tục vượt kỳ vọng; xuất khẩu vật tư y tế trở thành động lực mới. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, từ tháng 01-5/2020, xuất khẩu khẩu trang đã giúp xuất khẩu dệt may tăng 25,5% so với cùng kỳ và xuất khẩu thiết bị y tế tăng 33% so với cùng kỳ. Từ tháng 01-4/2020, xuất khẩu khẩu trang, quần áo phòng hộ chiếm 13,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.

Thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ, ở một chừng mực nào đó, sẽ thúc đẩy gia tăng nhập khẩu. Gần đây, giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục xảy ra cọ sát trong các lĩnh vực công nghệ, thị trường vốn, chuỗi cung ứng…, nhưng điều này không ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện thỏa thuận. Từ tháng 5/2020 đến nay, số lượng đơn đặt hàng của phía Trung Quốc đối với Mỹ tăng lên rõ rệt.

Tại thời điểm hiện tại, tiêu dùng vẫn chưa phục hồi, giao thông vận tải, ăn uống, du lịch mới chỉ bằng 1/3 cùng kỳ năm 2019. Khi các biện pháp được dỡ bỏ, tiêu dùng sẽ phục hồi mạnh trong nửa cuối năm 2020. Bán lẻ, mua sắm xe hơi… sẽ là những động lực chính thúc đẩy tiêu dùng thời “hậu Covid-19”.

Đầu tư, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng, sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy khôi phục kinh tế. Việc phát hành trái chiếu chống dịch đặc biệt của chính phủ, tăng quy mô phát hành trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương sẽ tạo thêm nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng đầu tư cơ sở hạ tầng kiểu mới và cơ sở hạ tầng truyền thống./.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here