Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phục hồi chậm, xuất khẩu khó khăn, thu hút đầu tư giảm

0
97
Việt Nam dự kiến sẽ đạt kết quả tốt nhất trong năm nay, với việc WB dự báo mức tăng trưởng GDP là 7,5% vào năm 2022. (Nguồn: TTXVN)

Theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2023 của UBND TP.  Hồ Chí Minh, kinh tế Thành phố tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng tích cực nhờ hoạt động sản xuất công nghiệp, sức mua trong nước, ổn định cung cầu hàng hóa.

Trong bối cảnh khó khăn chung, những tháng còn lại có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ là giai đoạn nước rút bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 mà còn tạo tiền đề cho 2 năm còn lại của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội thành phố giai đoạn 2022 – 2025.  (Nguồn: TTXVN)

Cụ thể, báo cáo cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP 10 tháng năm 2023 giảm 8,1% so với cùng kỳ, trong khi đó ước tính chi ngân sách địa phương tăng 37,3% so với cùng kỳ (chi đầu tư tăng 31,7% và chi thường xuyên tăng 9,4%).

Tuy nhiên, lĩnh vực xuất khẩu vẫn chưa phục hồi, đối mặt nhiều thách thức, biến động mới. Đây là nội dung được các sở, ngành trao đổi tại phiên họp kinh tế xã hội tháng 10, 10 tháng năm 2023, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm của UBND Tp. Hồ Chí Minh, chiều 30/10.

Tháng đầu tiên trong 10 tháng qua chỉ số công nghiệp chỉ tăng 3,7%

Ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh đánh giá mặc dù một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã ghi nhận chỉ số tăng trong những tháng gần đây nhưng tính chung, đây là tháng đầu tiên trong 10 tháng qua chỉ số công nghiệp chỉ tăng 3,7%, mức tăng này chưa quay về mức của năm 2019.

Tuy nhiên, một vài chỉ số cho thấy sản xuất công nghiệp đang tốt lên, trong đó, chỉ số tiêu thụ hàng hóa của ngành công nghiệp tăng 1,5%. Đây là tín hiệu cho thấy chu kỳ suy giảm sản xuất công nghiệp đã sắp đi qua.

Có 9/23 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp II có chỉ số tiêu thụ tăng. Một số ngành tăng cao như sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 77,3%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 68,6%, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 29,9%.

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2023 của Tp. Hồ Chí Minh ước tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 10,6% so với cùng kỳ. Trong số đó, công nghiệp khai khoáng tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,5% so với tháng trước và tăng 11,1% so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện giảm 1,1% so với tháng trước nhưng tăng 5% so với cùng kỳ.

Tính chung 10 tháng năm 2023, chỉ số IIP trên địa bàn thành phố tăng 3,7% so với cùng kỳ. Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,3%. Trong số đó, ngành hóa dược tăng 19,2%; ngành cơ khí tăng 7,4%; ngành sản xuất hàng điện tử tăng 6,0%.

Đối với ngành công nghiệp cấp II, có 22/30 ngành có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ năm 2022. Trong số đó, một số ngành có mức tăng khá như chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 15%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 29,5%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 19,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị tăng 14,4%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ gồm: bao bì đóng gói bằng plastic tăng 36,1%; phân bón tăng 26,2%; sữa/kem đặc có/không có đường tăng 12,7%; tivi tăng 10,8%…

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10/2023 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 19,9% so với cùng kỳ cho thấy tín hiệu tích cực về sự phục hồi của ngành công nghiệp thành phố. Tính chung 10 tháng năm 2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp tăng 1,5% so với cùng kỳ.

Chỉ số “cứu cánh” cho kinh tế thành phố

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2023 ước đạt 978.681 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Khách quốc tế đến thành phố trong 10 tháng ước đạt hơn 4,12 triệu lượt, tăng 55,3%. Tổng thu du lịch ước đạt 140.048 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cùng kỳ 2022. Tính từ đầu năm đến ngày 20/10/2023, thành phố đã cấp phép thành lập 42.670 doanh nghiệp, tăng 15,2% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 386.579 tỷ đồng.

Theo Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh, đây cũng là chỉ số “cứu cánh” cho kinh tế thành phố trong bối cảnh ngành công nghiệp đang trong đà suy giảm. Tuy nhiên, ông Hoàng vẫn cho biết thêm, mức tăng trong 10 tháng qua của một số lĩnh vực tiêu dùng dịch vụ, du lịch ăn uống ghi nhận rất tốt, trên 60% nhưng con số này vẫn chưa bằng kỳ vọng và đạt bằng mức của năm 2019.

Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai, mặc dù đạt được một số kết quả tích cực nhưng kinh tế thành phố vẫn còn nhiều hạn chế khi chịu tác động từ tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp. Cụ thể, xuất khẩu hàng hoá vẫn chưa thể phục hồi, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng giảm 13,4% so với cùng kỳ. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng về lượng nhưng giảm về số vốn đăng ký so với cùng kỳ (giảm 4,5%); số lượng doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tăng 29,5% so với cùng kỳ.

Thu hút đầu tư FDI cũng giảm sâu 32,3%

Về giải ngân đầu tư công, lũy kế 10 tháng năm 2023 ước đạt 36.071,0 tỷ đồng, tăng 55,9% so với cùng kỳ. Trong số đó, vốn ngân sách cấp thành phố ước thực hiện 35.720,8 tỷ đồng, đạt 50,7% kế hoạch được giao; vốn ngân sách cấp quận, huyện ước thực hiện 350,2 tỷ đồng, đạt 52,3% vốn kế hoạch.

Bên cạnh đó,  thu hút đầu tư FDI cũng giảm sâu 32,3%, chỉ đạt khoảng 2,31 tỷ USD. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công mặc dù có mức tăng so với tháng trước, nhưng chưa đảm bảo tiến độ giải ngân theo quy định.

“Ngoài các diễn biến bất lợi của thế giới, chương trình kích cầu đầu tư của thành phố bị gián đoạn, chưa kịp thời trở thành nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp thành phố trong giai đoạn hiện nay cũng khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn. Dự báo khả năng cắt giảm lao động sẽ tăng trong quý IV, tạo áp lực lên an sinh xã hội của thành phố và việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố trong những tháng cuối năm 2023”, bà Mai nêu vấn đề.

Nhiệm vụ những tháng cuối năm

Trong bối cảnh đó, những tháng còn lại có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ là giai đoạn nước rút bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 mà còn tạo tiền đề cho 2 năm còn lại của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội thành phố giai đoạn 2022 – 2025.  Theo đó, Tp. Hồ Chí Minh tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Thành phố nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tỷ lệ giải ngân đầu tư công, chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước thành phố.

Trong khi đó, đại diện Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, thành phố cần tăng cường các biện pháp để quản lý và bồi dưỡng nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; đồng thời tích cực giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực thuế để tạo điều kiện giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Đồng thời, tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao trách nhiệm công vụ, trách nhiệm của người đứng đầu, từng cán bộ, công chức, viên chức gắn với nhiệm vụ được phân công. Thành phố tập trung giải quyết hồ sơ tồn đọng, tìm nguyên nhân, giải pháp, giao nhiệm vụ cho từng chuyên viên phụ trách; rà soát quy trình nội bộ, giảm bớt khâu trung gian, chuyên nghiệp hóa.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong 10 tháng, kinh tế – xã hội thành phố giữ được đà tăng trưởng ổn định với nhiều chỉ số tích cực về sản xuất, tiêu dùng, du lịch. Đáng ghi nhận nhất là sự chuyển biến trong đội ngũ cán bộ công chức, chất lượng công vụ cải thiện được doanh nghiệp, người dân ghi nhận. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã dồn sức đề xuất nhiều cơ chế, chính sách, chủ động mở rộng hoạt động liên kết vùng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng, thương mại, du lịch.

Tuy nhiên, về tổng thể, kinh tế Tp. Hồ Chí Minh vẫn đang phục hồi chậm, xuất khẩu khó khăn, thu hút đầu tư giảm, tăng trưởng tín dụng thấp, phản ánh sức khoẻ của nền kinh tế. Chỉ tiêu thu ngân sách cả năm sẽ gặp khó khăn do nguồn thu xuất nhập khẩu giảm. Do đó, hai tháng cuối năm từng sở ngành, quận huyện cần rà soát lại kết quả 10 tháng, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc doanh nghiệp; đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản; thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, lĩnh vực đô thị. Các đơn vị triển khai các hoạt động kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường, phát triển du lịch dịp cuối năm.

“Đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công sẽ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của thành phố trong hai tháng cuối năm. Thành phố kiên trì mục tiêu giải ngân đầu tư công đạt 95% chỉ tiêu được giao; đối với một số dự án có khó khăn đặc biệt phải đạt mức giải ngân trên 80%. Các chủ đầu tư cần rà soát khối lượng công việc và nhân sự để thi đua “60 ngày đêm giải ngân đầu tư công”. Chủ đầu tư có dự án gặp vướng mắc khách quan cần nhanh chóng đề xuất các sở, ngành phương án tháo gỡ kịp thời. Ban bồi thường ở các quận huyện, thành phố Thủ Đức phải tích cực giải ngân giai đoạn giải phóng mặt bằng cho các dự án”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Chu Văn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here