Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ năm 2017 tiếp tục bấp bênh bất chấp năm 2016 tăng trưởng vượt dự báo

0
172

Theo số liệu mới công bố của Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016 tăng trưởng 2,9% với tổng GDP đạt hơn 856 tỷ USD, cao hơn dự báo trước đó của các tổ chức quốc tế (World Bank dự báo 2,1%, Moody’s: 2%, điều tra của Reuters: 2,2%). Một phần nguyên nhân do số liệu tăng trưởng quý IV/2016 đạt tới 3,5% sau khi trải qua quý III tăng trưởng âm 1,3%.

Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế Mehmet Simsek phát biểu đầy lạc quan sau khi số liệu GDP được công bố: “Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng tốt hơn dự báo mặc dù chúng tôi chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc đảo chính và các cuộc tấn công khủng bố… Khả năng chống chịu trước các cú sốc chứng tỏ nền tảng vĩ mô vững chắc của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ”. Ông Simsek cho rằng quý IV kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng tốt do hàng loạt các biện pháp của chính phủ nhằm đẩy mạnh nội nhu và ngoại nhu và ông hi vọng rằng đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục trong năm 2017. Bộ trưởng Tài chính Naci Agbal lạc quan dự báo rằng năm 2017 kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng trưởng 4%.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sở dĩ Thổ Nhĩ Kỳ đạt được tăng trưởng cao hơn nhiều so với dự báo do TUIK đã thay đổi cách tính GDP từ tháng 12/2016, lấy năm 2009 làm năm cơ sở nhưng lại sử dụng dữ liệu từ năm 2012. Có ý kiến cho rằng, nếu cứ tính theo cách cũ thì GDP của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016 có lẽ chỉ đạt 1%. Theo kế hoạch phát triển trung hạn, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vốn đặt ra mục tiêu tăng trưởng 4,5% năm 2016, sau đó đã điều chỉnh xuống 3,2% do các tác động tiêu cực của cuộc đảo chính bất thành và các cuộc tấn công khủng bố. Như vậy con số 2,9% quá xa vời so với mục tiêu đề ra, và là một bước thụt lùi so với năm 2015 (với cách tính mới, GDP năm 2015 từ 4,7% đã vọt lên 6,2%). Có ý kiến cho rằng việc công bố số liệu GDP lạc quan ngay trước thềm cuộc trưng cầu dân ý (ngày 16/4) nhằm mục đích củng cố niềm tin vào chính quyền của Tổng thống Erdogan.

Ngoài GDP, các số liệu vĩ mô khác của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016 rất ảm đạm. Lạm phát 8,53% (cao hơn mức dự báo trước đó của chính phủ là 7,5%); thất nghiệp 10,6%, tăng 0,6% so với năm 2015 và ở mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây (trong đó tỷ lệ thất nghiệp trong lao động trẻ lên tới 19,6%); thâm hụt ngân sách ở mức 7,81 tỷ USD; thu hút FDI đạt 12,1 tỷ USD (giảm 2,7% so với năm 2015); cán cân thương mại đạt 341,2 tỷ USD trong đó xuất khẩu giảm 0,9% và nhập khẩu giảm 4,2% (thâm hụt cán cân thương mại giảm 11,7%), đồng lira mất giá 17% trong năm 2016 và trở thành đồng tiền mất giá sâu thứ hai sau đồng Peso của Argentina.

Các chuyên gia nhận định kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ năm 2017 và các năm tiếp theo sẽ vẫn tiếp tục bấp bênh do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, kinh tế toàn cầu và kinh tế khu vực tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng tới kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ (50% xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang các nước EU), tuy nhiên kinh tế các nước Châu Âu trong năm 2016 cũng không mấy sáng sủa. Tác động của Brexit, kết quả khó đoán định của các cuộc bầu cử tại Pháp và Đức sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Châu Âu nói chung và Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng.

Thứ hai, các vấn đề an ninh trong và ngoài nước: Cuộc nội chiến Syria, các cuộc tấn công khủng bố của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và nhà nước hồi giáo tự xưng ISIS, vấn đề người tỵ nạn Syria… Hình ảnh Thổ Nhĩ Kỳ đã xấu đi rất nhiều trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốc tế. Trong đó, ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (lượng khách du lịch quốc tế giảm tới 26%, lợi nhuận của ngành du lịch giảm tới 30% trong năm 2016).

Thứ ba, các vấn đề nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ: tình trạng khẩn cấp và các cuộc bắt bớ hàng loạt tiếp diễn gây ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, cải cách kinh tế chậm chạp, đồng lira mất giá, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng…

Những diễn biến tồi tệ trong năm 2016 của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là một cảnh báo x%