Kinh tế Mỹ thời Covid-19

0
156
Nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều bất ổn, nhiều rủi ro, trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại về thời gian dịch bệnh kéo dài. (Nguồn: WEF)
Nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều bất ổn, nhiều rủi ro, trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại về thời gian dịch bệnh kéo dài. (Nguồn: WEF)

Mỹ chiếm 1/4 tổng GDP, 1/5 tổng nhập khẩu toàn cầu, là trung tâm tài chính lớn nhất và nguồn động năng phát triển mạnh nhất của thế giới, với 160,5 triệu lao động trong độ tuổi, quy mô dân số trên 350 triệu người. GDP trên 20,19 nghìn tỷ USD.

Dự báo ở mức “bất ổn cao»

Tuy nhiên, bước sang năm 2020, nước Mỹ đã và đang vẫn là một trong những tâm điểm của dịch Covd-19, chiếm tới khoảng 1/4 số người nhiễm và tử vong trên toàn cầu.

Theo số liệu từ Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (BEA), GDP quý II/2020 của Mỹ đã giảm xấp xỉ 33% – mức giảm thấp nhất trong lịch sử của nền kinh tế này kể từ năm 1947.  Trước đó, kinh tế Mỹ đã giảm 5% trong 3 tháng đầu năm nay và chính thức rơi vào suy thoái do đại dịch Covid-19, chấm dứt chuỗi tăng trưởng kéo dài liên tục hơn 10 năm – giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong lịch sử Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 10,2% trong tháng 7/2020.

Theo dự báo của IMF, GDP của Mỹ trong năm 2020 sẽ giảm 6,6%. Trong báo cáo công bố ngày 17/7/2020 của IMF, so với cùng kỳ quý II năm ngoái, kinh tế Mỹ đã sụt giảm tới 37% và cả năm 2020 dự kiến giảm 6,6%, bất chấp việc chính phủ Mỹ đã tung ra liên tiếp 3 gói hỗ trợ trên 3000 tỷ USD và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục hạ lãi suất cơ bản của đồng USD xuống mức gần như tượng trưng…

Báo cáo thường niên của IMF khuyến cáo Chính phủ Mỹ trong những tháng tới cần dành sự hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các hộ gia đình và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, xử lý tình trạng ngày càng xuống cấp và những khiếm khuyết của hệ thống chăm sóc sức khỏe, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì đại dịch. Mỹ cũng cần “đảo ngược các hạn chế thương mại và quyết định tăng thuế hiện nay”, những điều đang gây phương hại cho sự ổn định và cởi mở của thương mại toàn cầu”.

Ở góc độ lạc quan hơn, trong báo cáo khảo sát kinh doanh Beige Book tổng hợp số liệu của 12 khu vực ngày 15/7/2020, FED cho biết trong tháng 6/2020 vừa qua nền kinh tế Mỹ bắt đầu cho thấy tín hiệu hồi phục, nhưng vẫn chưa thể quay trở lại mức tăng trưởng như trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 và triển vọng kinh tế dự báo ở mức “bất ổn cao”. Hoạt động kinh tế đã tăng trưởng ở hầu hết các lĩnh vực, nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với trước khi bùng phát đại dịch COVID-19″.

Nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều bất ổn, nhiều rủi ro, trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại về thời gian dịch bệnh kéo dài, nguy cơ có thêm các đợt sóng dịch mới, gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Kết quả một báo cáo khác của FED công bố hàng quý cho thấy, trong tháng 6/2020, tổng sản lượng công nghiệp của Mỹ đã tăng 5,4% so với tháng 5. Tuy nhiên, tính cả quý II/2020 – thời điểm mà dịch COVID-19 bùng phát dữ dội, sản lượng công nghiệp giảm 42,6% so với cùng kỳ năm ngoái. FED nhận định đây là mức giảm theo quý lớn nhất đối với lĩnh vực công nghiệp của Mỹ kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trong khi đó, khu vực chế tạo tăng 7,2%, chủ yếu ghi nhận trong lĩnh vực ô tô, nhưng nếu tính cả quý II thì giảm tới 47%.

Theo số liệu Bộ Lao động Mỹ mới công bố, số lượng việc làm phi nông nghiệp tăng 1,763 triệu trong tháng 7/2020. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 10,2% từ mức 11,1% trong tháng 6/2020. Tháng 5 và tháng 6/2020 cũng chứng kiến mức tăng là 7,5 triệu việc làm, mức tăng nhanh nhất trong 2 tháng từ trước đến nay của Mỹ. Dẫu vậy, nguyên nhân của mức tăng lớn đến vậy chủ yếu là do những lao động trước đó bị sa thải đã quay trở lại làm việc.

Hợp tác theo hướng ổn định, lâu dài

Hoa Kỳ từ 2013 là đối tác toàn diện của VN đối tác thương mại thứ 3, Kim ngạch thương mại hai chiều ước đạt 53 tỷ USD năm 2016; thị trường xuất khẩu và xuất siêu hàng đầu của Việt Nam (30,9 tỷ USD-Việt Nam nhập siêu 28 tỷ USD từ Trung Quốc) chiếm khoảng 20% xuất khẩu hàng năm của Việt Nam và Việt Nam chiếm 1,3% tổng nhập khẩu hàng năm của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và EU dẫn đầu về nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam (gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều, hạt tiêu, cà phê và sản phẩm mây tre, cói thảm, cao su, chè và rau quả…).

Hoa Kỳ xuất siêu sang Việt Nam về dịch vụ và xếp thứ 8/112 nước có FDI ở Việt Nam, với 815 dự án, tổng vốn 10,07 tỷ USD.  Hơn 1,5 triệu Việt Kiều ở Mỹ chiếm hơn 40% tổng kiều hối về VN hàng năm. TP. HCM nhận 60% kiều hối hàng năm của cả nước. Hơn 31.000 sinh viên Việt Nam hiện đang học tập tại Hoa Kỳ. Năm 2016 có 552,7 nghìn lượt du khách Mỹ sang Việt Nam, tăng 12,8% so với năm 2015 và đang tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2017. Việt Nam nhập khẩu 8,1 tỉ đô la từ Mỹ, xuất sang Mỹ 46,5 tỉ đô la. Sau Trung Quốc, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Hiện Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ các mặt hàng dệt may, da giày, điện thoại và linh kiện, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, và những sản phẩm nông – lâm – thủy sản khác. Nông sản, đồ uống thuộc nhóm các mặt hàng Việt Nam nhập từ Mỹ. Việt Nam – Hoa Kỳ sau 22 năm thiết lập quan hệ đã có Hiệp định thương mại song phương BTA và những cam kết thông qua WTO, đang khởi động lại Hội đồng Hiệp định khung về thương mại và đầu tư song phương (TIFA).

Nhìn chung, Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, nhất quán thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ theo hướng ổn định, lâu dài, xây dựng và cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, thể chế chính trị của nhau, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực và thế giới.

TS. Kinh tế Nguyễn Minh Phong

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here