Theo báo cáo mới ra ngày 8/12/2023 của Bộ Lao động Mỹ, việc làm phi nông nghiệp tháng 11 tăng 199.000, cao hơn so với dự đoán của Dow Jones là 190.000 việc làm mới. Con số này cũng cao hơn mức tăng 150.000 trong tháng 10.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,7%, thấp hơn so với dự báo là 3,9%. Thu nhập bình quân mỗi giờ, thước đo chính của lạm phát đã tăng 0,4% trong tháng 11 – cao hơn so với ước tính 0,3% và tăng 4% so với một năm trước – phù hợp với dự báo.
Thị trường cho thấy những phản ứng trái chiều trước báo cáo này, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ đi lên.
Ở các ngành nghề, chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực tăng mạnh nhất với 77.000 việc làm mới. Những ngành tăng nhiều nhất khác bao gồm việc làm trong lĩnh vực công (49.000), sản xuất (28.000), giải trí và khách sạn (40.000). Trước thềm kỳ nghỉ lễ, ngành bán lẻ mất 38.000 việc làm, một nửa trong số đó đến từ các cửa hàng bách hóa. Ngành vận tải và kho bãi cũng có mức giảm 5.000 việc làm.
Báo cáo được đưa ra vào thời điểm quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ. Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang đang theo dõi chặt chẽ số lượng việc làm khi họ tiếp tục cố gắng hạ nhiệt lạm phát.
Nhiều dự đoán trên thị trường cho rằng Fed sẽ tạm dừng chu kỳ thắt chặt và bắt đầu cắt giảm lãi suất vào năm tới. Tuy nhiên các quan chức của ngân hàng trung ương vẫn thận trọng hơn về những gì sắp xảy ra. Giá cả đã chỉ ra rằng đợt cắt giảm đầu tiên có thể diễn ra vào tháng 3/2024, mặc dù điều đó đã dao động sau báo cáo việc làm, đẩy xác suất cao hơn cho đợt cắt giảm đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5.
Fed sẽ có cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày vào tuần tới và các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm manh mối về cách các quan chức nhìn nhận về nền kinh tế. Họ đang tìm cách đưa nền kinh tế hạ cánh nhẹ nhàng và mong muốn lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu 2%.
Người tiêu dùng nắm giữ chìa khóa của nền kinh tế Mỹ. Doanh số bán lẻ giảm 0,1% trong tháng 10 nhưng vẫn tăng 2,5% so với năm trước. Mặt khác, có một số lo ngại rằng các khoản trợ cấp từ thời Covid dần cạn kiệt và áp lực từ lãi suất cao hơn có thể ảnh hưởng đến chi tiêu.
Các quan chức Fed cũng đã theo dõi dữ liệu tiền lương chặt chẽ. Giá cả tăng có xu hướng ảnh hưởng đến tiền lương, có khả năng tạo ra một vòng xoáy khó kiểm soát.
(Bạch Linh/nhịp sống thị trường)