Kinh tế Đài Loan

0
69
(Internet)
(Internet)

– Bộ Kinh tế đã phải ban hành khẩn cấp gói chính sách hỗ trợ các nông hộ sản xuất nông nghiệp tại khu vực miền Trung Đài Loan đang phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng nhất trong 20 năm qua. Theo đó, hàng loạt các chính sách miễn, giảm thuế cùng với gấp rút triển khai các biện pháp hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp giải quyết vấn đề nước tưới cũng như sản xuất nông nghiệp [i].

– Số lượng nhân sự cấp cao người nước ngoài được cấp giấy phép để làm việc tại Đài Loan đã tăng mạnh trong năm 2020, đạt gần 1.000 người, gấp 1,8 lần số lượng của 02 năm 2018-2019. Điều này chứng minh việc Đài Loan vẫn là điểm đến an toàn trong Covid-19 đối với nguồn nhân sự cấp cao này. Nguyên nhân của sự gia tằng được lý giải bởi hàng loạt tập đoàn công nghệ thế giới đặt bản doanh tại Đài Loan cũng như nhu cầu quản trị cho các doanh nghiệp quay về Đài Loan đầu tư [ii].

– Trung tâm thống kê thanh toán thẻ tín dụng Đài Loan công bố, trong 6 tháng đầu năm các giao dịch phát sinh trên nền tảng ăn uống, giao hàng thực phẩm đạt 5,57 tỷ Đài tệ (khoảng 180 triệu USD), nguyên nhân chủ yếu do dịch Covid-19 nên các khách hàng chủ yếu thanh toán trực tuyến. Đơn vị này cũng dự báo tổng giao dịch trong năm sẽ đạt khoảng 11 tỷ Đài tệ (gần 400 triệu USD) [iii].

– Bộ Tài chính Đài Loan và Mỹ mới đây đã ký kết MOU về hợp tác thúc đẩy đầu tư và phát triển tài chính, cơ sở hạ tầng và năng lượng tại các nước Đông Nam Á và Trung Mỹ. Với nguồn lực tài chính dồi dào từ hàng chục công ty bảo hiểm nhân thọ, Đài Loan tin tưởng rằng các dự án đầu tư sẽ rất có triển vọng về lợi nhuận cũng như thúc đẩy Đài Loan hướng đến thị trường quốc tế nhiều hơn [iv].

– Tổng cục thống kê Đài Loan dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2020 và 2021 sẽ lần lượt là 2,5% và 3,8%, đồng thời thu nhập đầu người sẽ ở mức 33.800 USD vào năm 2021. Tuy nhiên đơn vị này cũng nêu rõ trong trường hợp đồng Đài tệ mạnh lên nữa, thì mức thu nhập đầu người hoàn toàn có thể chạm tới mốc 34.000 USD [v].

– Thành phố Cao Hùng sẽ hợp tác với trang thương mại điện tử lớn nhất Đài Loan là PCHome để tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại các nước Asean. Theo nội dung 2 bên đã ký kết MOU, thành phố Cao Hùng sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu và chất lượng theo tiêu chuẩn của PCHome, đồng thời tập huấn các kỹ năng kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử [vi].

– Xuất khẩu của Đài Loan tới các nước Asean trong 10 tháng năm 2020 giảm 4,2% đạt 43,2 tỷ USD, nguyên nhân chủ yếu do dịch Covid-19. Tuy vậy, mặt hàng linh kiện, thiết bị điện tử lại thiết lập mức tăng trưởng kỉ lục đạt 21,3 tỷ USD, tăng 14,2%. Asean là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Đài Loan (sau Trung Quốc) và có mức tăng trưởng cao từ năm 2011 trở lại đây [vii].

– Truyền thông Đài Loan đưa tin Apple đã yêu cầu Foxconn chuyển một só dây chuyền lắp ráp iPad và Macbook từ Trung Quốc sang Bắc Giang – Việt Nam và dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầu năm sau. Đây cũng có thể là động thái của Apple nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, sản xuất để giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. [viii].

– 3 Tập đoàn công nghệ cung ứng cho Apple là Foxconn, Pegatron và Wistron đang tăng tốc việc mở rộng đầu tư tại Ấn Độ. Trong số này, Pegatron được cho là đi chậm nhất nhưng bằng nhiều biện pháp và gia tăng vốn đầu tư, tập đoàn này đang chuẩn bị đầu tư nhà máy thứ 2 tại Ấn Độ. Một nguồn tin giấu tên cho biết gần như chắc chắn các tập đoàn này sẽ sản xuất các dòng điện thoại IPhone bên cạnh sản phẩm IPad [ix].

[i] CNA 22.11

[ii] CNA 23.11

[iii] CNA 24.11

[iv] CNA 25.11

[v] Công thương thời báo 24.11

[vi] Kinh tế nhật báo  22.11

[vii] CNA 21.11

[viii] Liberty Time 25.11

[ix] VECO 20.11

(Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here