Kinh tế châu Âu

0
62
(Internet)

Thâm hụt ngân sách cao kỷ lục trong khu vực đồng Euro: Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat) trong một thông cáo báo chí ngày 22/10 cho biết, cán cân ngân sách trung bình được điều chỉnh theo mùa trong khu vực đồng Euro là -11,6% GDP trong Quý I, là mức thâm hụt ngân sách cao kỷ lục; Quý I  thâm hụt 2,5%. Thu ngân sách đạt 47,4% GDP trong Quý II, so với 46,8 trong Quý I; mức tăng là do GDP giảm lớn hơn thu. Chi tiêu đã tăng lên 59,0% GDP, từ 49,3% trong Quý I. Các biện pháp chính sách tài khóa để giảm tác động kinh tế do đại dịch gây ra đã dẫn đến sự gia tăng lớn sự thâm hụt.

Đối với toàn EU, cán cân ngân sách trung bình thâm hụt 11,4% GDP trong Quý II so với mức thâm hụt 2,6% trong Quý I. Nợ chính phủ trung bình khu vực đồng Euro đã tăng lên 95,1% GDP vào cuối Quý II, so với 86,3% vào cuối quý trước. Còn đối với toàn khu vực EU, nợ chính phủ trung ương tăng lên 87,8% GDP trong Quý II so với 79,7% trong Quý I.

Nợ quốc gia của Hy Lạp lên hơn 180% GD năm 2019: Vẫn theo đánh giá thường kỳ bán niên của Eurostat ngày 22/10, Hy Lạp, Ý và Bồ Đào Nha là các quốc gia khu vực đồng Euro có số nợ chính phủ cao nhất vào năm 2019, trước đại dịch Covid-19. Nợ của họ là từ 118 đến 180% GDP.

Eurostat đã điều chỉnh nợ của Hy Lạp năm 2019 lên 180,5% GDP từ 176,6% trong báo cáo đầu tiên vào ngày 22/4/2020. Số nợ đối với năm 2018 cũng đã được điều chỉnh tăng lên 186,2% từ 181,2% trong tháng 4. Tuy nhiên, thặng dư ngân sách của Hy Lạp đã tăng lên 1,5% vào năm 2019 từ 1,0% trong năm 2018.

+ Nợ của tất cả các nước EU dự kiến ​​sẽ tăng mạnh trong năm 2020 và năm 2021do chi phí cho y tế tăng cao và các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong đại Covid-19. Các Bộ trưởng tài chính EU và Ủy ban Châu Âu đã quyết định ngừng áp dụng các tiêu chuẩn theo Hiệp định Ổn định về thâm hụt ngân sách dưới 3% cho cả năm 2020 và 2021. Lập luận cho rằng, đối với gói cứu trợ phục hồi của EU trị giá 390 tỷ EUR là viện trợ không hoàn lại, nhiều quốc gia mắc nợ cao không thể vay thêm tiền và những nước nợ nhiều nhất dự kiến ​​sẽ nhận được phân bổ lớn nhất.

+ Đối với một số nước khác trong khu vực đồng Euro: (i) Nợ của Ý đã tăng nhẹ trong năm 2019 lên 134,7% từ 134,4% trong năm 2018. Khoản nợ này không thay đổi kể từ năm 2016, bất chấp sự bùng nổ nợ ở Châu Âu. (ii) Cán cân ngân sách của Bồ Đào Nha đạt được thặng dư nhỏ, trong khi nợ giảm xuống 117,2% từ 121,6%. (iii) Đối với Pháp, năm 2019 nước này đã phá vỡ giới hạn 3%, thâm hụt ngân sách cuối cùng chỉ ở mức 3,0%. Nợ ổn định ở mức 98,1%. (iv) Tây Ban Nha nợ giảm từ 97,4% xuống còn 95,5%. (v) Bỉ nợ giảm xuống còn 98,6%. (iv) Síp nợ giảm xuống dưới mốc 100% còn 95,5% do đã chuyển từ bị thâm hụt lớn năm 2018 thành có thặng dư 1,5% năm 2019.

+ Đối với các nước ngoài khu vực đồng Euro: (i) Romania đã vượt đáng kể giới hạn thâm hụt 3%, tăng lên 4,4% vào năm 2019 từ mức 2,9% năm 2018. (ii) Các nước được coi có tỉ lệ nợ tích cực là Đức và Ireland, do đã giảm nợ của họ dưới mức giới hạn 60% GDP (quy định bởi Hiệp định Ổn định về thâm hụt ngân sách), xuống lần lượt là 59,6% và 57,4%. (iii) Tỉ lệ nợ của Thụy Điển giảm từ 38,9% xuống còn 35,1% năm 2019.

+ 17 nước EU thặng dư ngân sách vào năm 2019, trong đó Đan Mạch đạt mức cao nhất với 3,8%.

+ Thâm hụt ngân sách trung bình của khu vực đồng Euro tăng nhẹ từ 0,5% lên 0,6% vào năm 2019. Đối với toàn EU, thâm hụt ngân sách tăng lên 0,5% từ 0,4% của năm 2018.

+ Nợ chính phủ trung ương khu vực đồng Euro giảm trung bình xuống còn 84,0% vào năm 2019 từ 85,8% trong năm 2018. Đối với toàn bộ EU, nợ trung bình giảm xuống còn 77,6% từ 79,5% năm 2018.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Điển)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here