Kinh tế Bangladesh

0
94
(ảnh minh hoạ)

1. Cơ quan Phát triển Đầu tư Bangladesh thêm ba dịch vụ mới vào trung tâm Dịch vụ Một cửa (OSS) trực tuyến

Ngày 12/8/2020, Cơ quan Phát triển Đầu tư Bangladesh (BIDA) đã ra mắt ba dịch vụ mới được tích hợp vào trung tâm Dịch vụ Một cửa (OSS) trực tuyến nhằm tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào Bangladesh. Các dịch vụ mới gồm xác minh chứng minh thư quốc gia – NID (Ủy ban bầu cử Bangladesh), kiểm tra an ninh (Bộ Nội vụ) và giải phóng mặt bằng.

Ông Salman Fazlur Rahman, Cố vấn Thủ tướng về các vấn đề đầu tư và công nghiệp tư nhân, đã chính thức khai trương các dịch vụ thông qua một cuộc họp trực tuyến do Chủ tịch điều hành BIDA Md Sirazul Islam chủ trì. Ông Salman Fazlur Rahman cho biết động thái này sẽ giúp đạt được bước tiến đáng kể trong chỉ số thuận lợi hóa kinh doanh (EoDB) của Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, ông cho rằng các nhân viên chính phủ, đặc biệt là ở các cấp cơ sở, phải triển khai các dịch vụ một cách minh bạch hơn để đảm bảo môi trường thân thiện với doanh nghiệp.

Thư ký cao cấp của Ủy ban Bầu cử Bangladesh (BEC) Md Alamgir cho biết BEC hiện cung cấp dịch vụ xác minh NID cho 130 tổ chức để đảm bảo tính minh bạch và quản trị tốt mặc dù cơ sở vật chất đã cũ. Các máy chủ đã quá lỗi thời để cung cấp dịch vụ trực tuyến cho số lượng tổ chức ngày càng tăng, BEC đang tiến hành mua sắm cơ sở vật chất mới.

Chủ tịch điều hành Md Sirazul Islam cho biết BIDA cho đến nay đã ký 12 Biên bản ghi nhớ (MoU) với 12 tổ chức chính phủ khác nhau để tích hợp các dịch vụ khác nhau vào BIDA OSS, trong khi 10 MoU khác đang được xây dựng. Ông hy vọng sẽ có thể cung cấp 50 dịch vụ trực tuyến trong năm nay. Giám đốc BIDA cho biết tất cả các dịch vụ, giấy phép và phê duyệt của Chính phủ cần thiết cho hoạt động kinh doanh trong nước dự kiến ​​sẽ được cung cấp thông qua OSS vào cuối năm 2021.

Mục tiêu của BIDA là tích hợp 154 ​​dịch vụ từ 35 cơ quan với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC). BIDA bắt đầu tích hợp các dịch vụ này vào nền tảng ảo OSS kể từ tháng 01/2019.

2. Nhật Bản đồng ý cho Bangladesh khoản vay kỷ lục 3,15 tỷ USD

Ngày 12/8/2020, Cục Quan hệ Kinh tế (ERD) cho biết, Nhật Bản đã xác nhận cho Bangladesh vay một khoản kỷ lục là 3,15 tỷ USD cho 7 dự án phát triển. Đây là gói cho vay lớn nhất từ ​​trước đến nay kể từ khi Nhật Bản bắt đầu cho vay vào năm 1974. Cục Phó ERD (cấp Thứ trưởng) Fatima Yasmin và Trưởng đại diện văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Bangladesh Hayakawa Yuho đã ký kết thỏa thuận cho vay này.

Khoản tiền trên thuộc gói Viện trợ phát triển chính thức (ODA) lần thứ 41 sẽ được sử dụng để xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị, nâng cấp hệ thống giao thông, cải thiện an ninh lương thực.

7 dự án cụ thể gồm: 89,016 tỷ Yên (833 triệu USD) cho dự án Xây dựng Cầu đường sắt Jamuna (II); 80 tỷ Yên (748 triệu USD) cho dự án Mở rộng sân bay quốc tế Hazrat Shahjalal (II); 1,906 tỷ Yên (18 triệu USD) cho dự án Cải thiện đường cao tốc Chattogram-Cox’s Bazar; 11,188 tỷ Yên (105 triệu USD) cho dự án Cải thiện Chuỗi giá trị thực phẩm; 28,177 tỷ Yên (264 triệu USD) cho dự án Phát triển đô thị và quản lý thành phố. Dự án Phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao (MRT) tại Dhaka được cấp 72,194 tỷ Yên (675,52 triệu USD) cho Tuyế MRT số 6 đang thực hiện và 55,696 tỷ JPY (521 triệu USD) cho Tuyến MRT số 5 phía Bắc vừa đi vào thi công.

Vào tháng 5 năm ngoái, Nhật Bản đã cung cấp gói vay ODA thứ 40 trị giá 2,5 tỷ USD để tài trợ cho 5 dự án. Nhật Bản đã nổi lên là nhà tài trợ song phương lớn nhất của Bangladesh kể từ năm 2012, và tổng cam kết cho vay bằng đồng Yên của nước này cho đến nay đạt 22 tỷ USD.

Quan chức ERD cho biết tất cả các khoản tiền sẽ được cấp trong năm tài khóa 2020-21 (FY21) với điều kiện các dự án được hoàn thành đúng hạn. Bangladesh sẽ phải trả các khoản vay với lãi suất 0,65% trong 30 năm với thời gian ân hạn 10 năm.

Trong tháng này, Nhật Bản đã xác nhận dành 330 triệu USD từ Quỹ cho vay hỗ trợ khẩn cấp để ứng phó khủng hoảng để hỗ trợ ngân sách Bangladesh. Nhật Bản sẽ cấp  khoản hỗ trợ ngân sách 1 tỷ USD cho chính phủ Bangladesh. 330 triệu USD là đợt hỗ trợ tài chính đầu tiên.

Nhật Bản cũng đã cấp khoảng 13 triệu USD hỗ trợ khẩn cấp thông qua các tổ chức quốc tế cho Bangladesh để ứng phó với dịch COVID-19, cũng như cung cấp PPE cho các bệnh viện thông qua JICA. Vào tháng 7, Nhật Bản đã tài trợ 10 triệu USD cho Bangladesh mua thiết bị y tế, bao gồm máy quét CT và máy chụp X-quang.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here