Kinh tế Bangladesh

0
112
(Internet)
(Internet)

1. Nhập khẩu gạo của Ấn Độ

Để chính phủ giữ giá gạo ổn định, cho đến nay các công ty Bangladesh đã nhập khẩu tổng cộng 56.391 tấn gạo từ Ấn Độ, cùng với 55.129 tấn gạo đã được nhập khẩu qua kênh chính phủ đấu thầu rộng rãi. Như vậy, tổng cộng 111.520 tấn gạo đã được nhập khẩu từ Ấn Độ.

Theo quyết định của Bộ Lương thực ngày 31/01/2021, các công ty tư nhân được mở Thư tín dụng (LCs) để nhập khẩu gạo đến ngày 15/2/2021. Chính phủ đã giảm thuế nhập khẩu gạo từ 62,5% xuống 25%, các doanh nghiệp tư nhân có thể nhập khẩu gạo để hạn chế xu hướng tăng giá các loại ngũ cốc trên thị trường, giúp người dân có thu nhập thấp và giữ ổn định giá thị trường.

Trong một diễn biến khác, Chính phủ Bangladesh đã đình chỉ mua 100.000 tấn gạo đồ từ Myanmar sau diễn biến chính trị mới nhất ở quốc gia Đông Nam Á này. Bộ trưởng Tài chính AHM Mustafa Kamal cho biết hôm thứ Tư (03/2), “Chúng tôi dừng thương vụ này vì chúng tôi cần biết thêm về tình hình hiện tại ở Myanmar”.

Bộ trưởng cho biết chính phủ đã ký một thỏa thuận với Myanmar về mua gạo trước khi có diễn động chính trị gần đây. Ông cho biết Bộ Lương thực và cơ quan mua sắm liên quan đã được yêu cầu từ từ vì cần kiểm tra xem bên đã ký thỏa thuận (tổ chức của Myanmar) có còn tồn tại hay không”. Nếu nó tồn tại và chính phủ của họ không phản đối, trong trường hợp đó, chúng tôi yêu cầu Bộ tiếp tục triển khai thương vụ hoặc giữ ở mức là đề xuất mua”.

Văn phòng Nội các Bangladesh đã phê duyệt nhập khẩu 100.000 tấn lúa mì từ Nga, nhập khẩu 30.000 tấn axit photphoric, 440.000 tấn phân bón diammonium photphat và 360.000 tấn phân bón supe lân từ Ma-rốc, và 50.000 tấn lúa mì từ Argentina.

2. Nông dân trồng lúa thua thiệt

Theo một nghiên cứu chính thức mới nhất của Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Bangladesh (BARC), sản xuất lúa gạo của nông dân Bangladesh đã trở thành một lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bị thua lỗ trong hai thập kỷ rưỡi qua.

Nghiên cứu có tên “Khả năng và Biến động giá gạo ở Bangladesh: Nghiên cứu liên ngành năm 2020” được BARC công bố, nghiên cứu về nguyên nhân leo thang giá gạo, hành và khoai tây vào năm 2020. Phòng kinh tế nông nghiệp của Viện Nghiên cứu Lúa Bangladesh (BRRI) thuộc Bộ Nông nghiệp đã chủ trì công trình nghiên cứu này với sự tham gia của các cơ quan liên quan thuộc các Bộ Nông nghiệp, Bộ Lương thực, Bộ Kế hoạch, Bộ Thương mại và Đại học Nông nghiệp Bangladesh.

Nghiên cứu cho thấy giá thực tế của cả lúa và gạo đều giảm khoảng 2,0-3,0% trong các vụ thu hoạch của vụ Aman và Boro kể từ năm 1995. Nghiên cứu cũng cho biết chi phí sản xuất đã tăng trung bình hàng năm 3,0% kể từ năm 2009. Lợi nhuận ròng của nông dân giảm 8,0% mỗi năm trong thời kỳ này. Trong khi đó, các nhà máy xay xát kiếm được lợi nhuận từ 4,6 Tk đến Tk 9,5/kg, bao gồm cả thu nhập từ các sản phẩm phụ từ gạo, trong những năm gần đây.

Xem xét mối liên hệ giữa “hàng hóa dư” trên thị trường và “giá cả”, nghiên cứu cho thấy rằng một số nhóm có quyền điều tiết giá của mặt hàng lương thực chính, chứ không phải do”cung và cầu”. BARC nhận xét: “Chênh lệch giá cho thấy các tác nhân trung gian, đặc biệt là các nhà máy xay xát, các thương lái và người bán buôn, đã thu được lợi nhuận quá mức”.

Thành viên nhóm nghiên cứu và cán bộ khoa học cấp cao của BRRI, Tiến sĩ Md Chhiddikur Rahman cho biết nông dân buộc phải bán 75-77% thu hoạch của mình trong vòng hai tháng đầu tiên của mùa thu hoạch lúa Boro năm 2019 và 2020. Việc nông dân không có khả năng giữ thóc trong một thời gian nhất định giúp người trung gian kiểm soát thị trường. Ông Rahman cho biết họ đề nghị chính phủ tăng thu mua gạo trong nước lên 2,5 triệu tấn trong một vụ mùa và luôn giữ mức dự trữ hàng tháng của chính phủ ít nhất 1,25 triệu tấn. Theo ông, sự can thiệp như vậy của chính phủ có thể đảm bảo trạng thái cân bằng trên thị trường.

Tiến sĩ Md Asaduzzaman, cựu giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Bangladesh, cho biết cả thị trường lúa và thị trường gạo đều do các nhà xay xát lớn chi phối. Việc chính phủ không mua được một lượng gạo đáng kể đã tạo cho các nhà xay xát có thể toàn quyền kiểm soát thị trường, do đó làm mất quyền kiểm soát giá cả của cả nông dân và người tiêu dùng. “Người nông dân đang bị tước lợi nhuận trong khi người tiêu dùng bị ép giá cao hơn mặc dù có đủ nguồn cung và giá thấp trong thời điểm thu hoạch”. Ông cho biết trong vụ Boro vừa qua, nông dân bán được được 650-850 Tk/ thúng (1 maund, khoảng 37kg) trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 6, sau đó giá tăng lên 1.100-1.350 Tk/thúng vào tháng 8-10/2020.

Ông Asaduzzaman cho biết mạng lưới thị trường của Bangladesh rất kém, đã không bảo vệ được lợi ích của nông dân. Ông đề xuất Bangladesh nên xây dựng kho lưu trữ cộng đồng như của Thái Lan và Ấn Độ để hỗ trợ sinh kế cho nông dân và kiểm soát bất kỳ sự biến động nào của thị trường.

Chuyên gia về chuỗi giá trị và nhà kinh tế nông nghiệp, Giáo sư Golam Hafeez Kennedy cho biết hơn 46% nông dân không có đất và theo ông họ là bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong một thị trường đầy biến động. Ông Kennedy cho rằng giá hỗ trợ tối thiểu (minimum support price – MSP) nên được coi là một quyền hợp pháp giúp cho người nông dân có được lợi nhuận tối thiểu.

Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ ba trên thế giới với hơn 36 triệu tấn sản lượng. Theo Cục Thống kê Bangladesh, hơn 16 triệu hộ nông dân đang trồng lúa.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here