Trên thế giới nhiều nước có phong trào Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) phát triển mạnh như Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Canada. Tại Hoa Kỳ, HTXNN chiếm thị phần quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho xã hội, hỗ trợ nông dân cạnh tranh với doanh nghiệp, nhiều HTXNN có doanh thu hàng tỷ đô la và cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. HTXNN ở Hoa Kỳ là tổ chức tự nguyện của những người nông dân sản xuất các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (USDA, 2013). Dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế, sự phát triển của khoa học công nghệ, tại Hoa Kỳ đã và đang diễn ra quá trình chuyển đổi mạnh về mô hình tổ chức và thay đổi về môi trường pháp lý cho HTXNN hoạt động. Bài viết này tổng kết lại quá trình phát triển HTXNN ở Hoa Kỳ từ khi có HTXNN đầu tiên đến nay; tổng quan môi trường pháp lý cho HTXNN phát triển; từ đó, đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Sự phát triển của HTXNN Hoa Kỳ
HTXNN đầu tiên của Hoa Kỳ được thành lập năm 1810. Đó là hợp tác xã sữa ở Goshen (bang Connecticut) và hợp tác xã sản xuất pho mát ở South Trenton (bang New Jersey). Sau đó, các hợp tác xã (HTX) trong các ngành khác cũng được thành lập ở các địa bàn khác. Tuy nhiên, do thiếu sự lãnh đạo có tổ chức và chỉ giới hạn hoạt động trong phạm vi cộng đồng của mình nên phần lớn các HTX trong giai đoạn đầu này không thành công.
HTX có tổ chức đầu tiên là Hiệp hội chủ trang trại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1867 như một hội kín với mục đích là phục hồi lại mối quan hệ giữa các trang trại ở miền Nam và miền Bắc sau Nội chiến. Trong bối cảnh điều kiện kinh tế nghèo nàn của những chủ trang trại, Hiệp hội tin rằng, HTX là một trong các giải pháp hỗ trợ các trang trại và từ đó đã hỗ trợ tổ chức hàng trăm HTX thu mua và thương mại nông nghiệp trong giai đoạn 1870-1890. Năm 1875, Hiệp hội đã chấp nhận nguyên tắc Rochdale. Sau đó, nguyên tắc này đã trở nên quen thuộc với nhiều nông dân trên khắp đất nước.
HTX ở Hoa Kỳ phát triển bùng nổ trong thập kỷ đầu của thế kỷ XX do khung pháp lý cho hoạt động của HTX đã được ban hành. Nhiều HTX thành lập trong thời kỳ đó vẫn hoạt động đến nay. Để bảo vệ mình, các HTXNN đã thành lập các Hiệp hội ở cấp bang và liên bang như Liên đoàn HTX Hoa Kỳ, Liên hiệp người sản xuất sữa quốc gia Viện Nghiên cứu Hợp tác Hoa Kỳ, Hội đồng Quốc gia HTXNN. Các hiệp hội cung cấp thông tin về sản phẩm, đào tạo thành viên, cũng như gây ảnh hưởng đến quá trình lập pháp có liên quan đến HTX.
Số lượng HTXNN ở Hoa Kỳ đạt đỉnh vào năm 1930 với khoảng 12 nghìn HTX, nhưng sau đó đã giảm dần. Từ những năm 1940, HTXNN Hoa Kỳ bước vào giai đoạn tái cấu trúc lớn và xu hướng đó tiếp tục cho đến ngày nay. Hợp nhất, củng cố và mở rộng của các HTX vùng là những xu hướng chung của HTXNN Hoa Kỳ. Đến năm 1960, số lượng HTXNN chỉ còn 9.163 nhưng số lượng thành viên HTX lại tăng từ 3,1 triệu lên 7,2 triệu. Thị phần của HTXNN cũng tăng. Năm 1955, HTXNN thương mại có hơn 19% sản phẩm nông nghiệp và cung cấp hơn 13% đầu vào sản xuất nông nghiệp. HTXNN cũng trở nên đa dạng và liên kết dọc nhiều hơn. Trong những năm 1950, một số HTX hạt ngũ cốc đã vươn ra thị trường quốc tế. Từ sau năm 1960, số lượng thành viên HTX bắt đầu giảm cùng với xu hướng giảm số lượng HTX. Đến năm 1980, Hoa Kỳ chỉ còn 6.282 HTXNN với số lượng khoảng 5,4 triệu thành viên, tức là giảm gần 50% so với năm 1930.
Sự tăng trưởng nông nghiệp thuận lợi trong giai đoạn 1973-1979 đã dẫn đến tình trạng HTXNN vay quá nhiều vốn, trong khi lại rơi vào tình trạng xuất khẩu nông sản gặp khó khăn vào năm 1980. Sự giảm giá hạt ngũ cốc và hạt có dầu dẫn đến giá trị đất giảm, làm cho sản xuất nông nghiệp đình trệ. Tỷ lệ lãi suất cao ở mức hai con số cộng với giá trị đất giảm đã buộc các HTX phải tái đầu tư vốn và giảm quy mô hoạt động, và có HTX buộc phải tuyên bố phá sản.
Trong những năm 1990, sự tăng tốc của nền kinh tế và ngành nông nghiệp Hoa Kỳ cộng với sự ra đời Tổ chức Thương mại Thế giới và Hiệp định Thương mại Tự do Bấc Mỹ đã mở ra cơ hội cho các HTXNN Hoa Kỳ xâm nhập vào thị trường thế giới. Bối cảnh này thúc đẩy các HTX hợp nhất để hình thành nên các HTX lớn hơn, cạnh tranh hơn, và kết quả là số lượng HTX và số lượng thành viên tiếp tục suy giảm. Xu hướng giảm số lượng HTX và thành viên HTX tiếp tục cho đến hiện nay. Năm 2015, Hoa Kỳ chỉ còn 2.047 HTXNN với 1,92 triệu thành viên. Tuy nhiên, khối lượng và thị phần của các HTXNN lại tăng.
Đi ngược lại xu hướng số lượng HTX và số lượng thành viên giảm thì số lượng thành viên và doanh thu trung bình của một HTXNN Hoa Kỳ lại tăng lên. Năm 1930, trung bình một HTXNN có khoảng 258 thành viên, năm 1980 có khoảng 856 thành viên, và đến năm 2015 có 938 thành viên, về doanh thu, trung bình một HTXNN năm 1930 là 0,21 triệu USD, năm 1980 là 10,55 triệu USD, và năm 2015 là 87,88 triệu USD (xem bảng 1).
Bảng 1: Phát triển HTXNN ờ Hoa Kỳ giai đoạn 1930-2015
Nguồn: USDA-ACS, “Farnier Cooperatives”: cooperative historical statistics and USDA/Rural Development: Rural Cooperatives, July/August 1997, pp4-5, Nov/Dec 2011, pp 4-5, Jan/Feb 2004, pp 28-29, “Cooperative Statistics”, 2012, pp iv; “Agricultural cooperative statistics 2015, pp6. |
Tuy nhiên, người nông dân vẫn cảm thấy là lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp không thay đổi hoặc giảm đi. Những người nông dân trẻ, vốn thích đầu tư vào thị trường chứng khoán, đòi hỏi phải có lợi nhuận tăng lên và được trả ngay tức khắc cho các khoản đầu tư của họ vào HTX. Do vậy, các HTX phải xem xét các phương án sắp xếp vốn đầu tư và đó là môi trường cho sự ra đời của các HTX thế hệ mới.
- Chuyển đổi mô hình tổ chức HTXNN ở HoaKỳ
Hiện tại, hợp tác xã nồng nghiệp Hoa Kỳ có ba loại hình tổ chức là: i) HTX truyền thống; ii) HTX thế hệ mới; Hi) HTX doanh nghiệp.
2.1 HTX truyền thống
HTX truyền thống là các HTX được tổ chức hoạt động theo các nguyên tắc: i) Tự chủ, tự chịu trách nhiệm; ii) Thành viên HTX là người sử dụng dịch vụ của HTX; iii) Chỉ thành viên mới có quyền góp vốn dưới dạng cổ phần và số lượng cổ phần nắm giữ bởi mỗi thành viên là hạn chế; iv) Quyền biểu quyết gắn với tư cách thành viên chứ không gắn với số tiền đầu tư; v) Mỗi thành viên là một phiếu bầu; vi) Lợi nhuận phân chia cho thành viên dựa trên mức độ sử dụng dịch vụ của thành viên và do HTX tự quyết định.
Mô hình HTX truyền thống không chấp nhận những trường hợp góp vốn mà không sử dụng dịch vụ của HTX. Các HTXNN áp dụng mô hình này từ buổi đầu phong trào HTX và cho đến nay, nhiều HTXNN Hoa Kỳ vẫn hoạt động theo mô hình này. Mô hình HTX truyền thống có một số hạn chế như: vấn đề đi xe miễn thuế, thành viên không muốn đóng góp vốn, vấn đề chủ nghĩa cơ hội giữa các thành viên.
2.2 Mô hình HTX thế hệ mới (New Generation Cooperative)
HTX thế hệ mới là tên gọi chi các HTXNN gắn liền với hoạt động chế biến nhàm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp của thành viên HTX. Các HTX thế hệ mới đầu tiên được thành lập ở các bang North Dakota và Minnesota, Hoa Kỳ. Các HTX này được thành lập bởi người sản xuất của các sản phẩm có thị trường ngách mới nổi. HTX thế hệ mới đại diện cho thế hệ nông dân trẻ sẵn sàng giải quyết những thách thức như thiếu quy định cho hoạt động của thị trường, thị trường ngách chuyên môn hóa và việc gia tăng điều phối và liên kết dọc trong ngành hàng. HTX thế hệ mới đã trở thành một chiến lược thành công trong phát triển nông thôn như thủc đẩy tăng thu nhập, việc làm và dân cư nông thôn.
HTX thế hệ mới có bốn đặc trưng khác so với HTX truyền thống gồm:
Thứ nhất, là sự gắn kết chặt chẽ giữa lượng vốn góp của thành viên với quyền bán sản phẩm của thành viên cho HTX. Theo đó, tỷ lệ quyền bản sản phẩm cho HTX mà một thành viên có đúng bằng tỷ lệ vốn gộp của thành viên đó so với tổng vốn góp của tất cà thành viên HTX mà có quyền bán sản phẩm cho HTX. Ví dụ, nếu tổng nhu cầu nguyên liệu cho xưởng chế biến sữa là 100% thì một thành viên nắm giữ 5% tổng vốn góp của các thành viên sẽ có quyền bán lượng sữa cho HTX chiếm 5% tổng lượng sữa sử dụng của xưởng chế biến.
Ngoại trừ trường hợp rủi ro khách quan, thành viên HTX phải giao đúng, đủ số lượng sản phẩm với chất lượng cam kết cho HTX. Nếu thành viên không sản xuất đủ thì thành viên hoặc phải mua sản phẩm nơi khác để giao đủ số lượng theo hợp đồng cam kết với HTX, hoặc chịu chi phí tương ứng với lượng sản phẩm bàn giao thiếu mà HTX phải đi mua nơi khác. Ngược lại, HTX có trách nhiệm nhận số lượng sản phẩm của thành viên theo hợp đồng.
Thứ hai, số lượng thành viên của HTX thế hệ mới hạn chế và việc kết nạp thành viên là tương đối đóng, số lượng thành viên phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực hoạt động của HTX. Một thành viên mới chỉ có thể gia nhập HTX khi nhận được quyền bán sản phẩm từ thành viên cũ, hoặc HTX mở rộng công suất hoạt động và phát hành quyền bán sản phẩm cho thành viên mới.
Thứ ba, HTX thế hệ mới là vốn cổ phần góp của thành viên có thể được trao đổi mua bán. Tức là sau đợt phát hành cổ phần đầu tiên, một thành viên có thể bán vốn cổ phần của mình cho người khác (thành viên hiện tại của HTX thế hệ mới hoặc thành viên mới) với điều kiện có sự đồng ý của hội đồng quân trị (HĐQT).
Đặc trưng thứ tư là HTX thế hệ mới có quyền phát hành cổ phần ưu đãi ra ngoài thành viên. Tuy nhiên, cổ phần ưu đãi không có quyền biểu quyết trong HTX và được nhận cổ tức hàng năm theo thỏa thuận của HTX nhưng mức tối đa không quá 8%/năm. Mức 8% được quy định trong luật HTX của các bang.
Ưu điểm của HTX thế hệ mới: i) Giải quyết được các vấn đề hạn chế gắn liền với HTX truyền thống, như đi xe miễn phí, đầu tư vốn của thành viên, cơ hội; ii) Tạo thuận lợi cho HTX huy động vốn; iii) Khuyến khích thành viên cùng làm việc cho thành công của xưởng chế biến và HTX; iv) Thành viên HTX có thể hưởng lợi từ ba nguồn: giá bán sản phẩm ổn định, được chia lợi nhuận của HTX, có thể nhận được giá trị cao hơn từ giá cổ phần khi bán lại. Giá mua bán cổ phần cao khi xưởng chế biến hoạt động hiệu quả và ngược lại, qua đó thành viên có thể có lợi hoặc lỗ. Từ đó khuyến khích thành viên hoạt động để HTX hoạt động hiệu quả; v) Thành viên trong HTX thế hệ mới khá đồng đều về mức độ sử dụng dịch vụ và hoạt động chế biến thường hạn chế ở một nhóm sản phẩm nên HTX thế hệ mới dễ đạt được một mục tiêu chung và tối thiểu hóa xung đột giữa các thành viên…
(còn nữa)
Hoàng Vũ Quang
(Châu Mỹ ngày nay, số 10/2017)