Kim ngạch thương mại Việt – Nga có thể cán mốc 10 tỷ USD vào năm 2020?

0
477
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga Putin. (Nguồn: VGP)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga Putin. (Nguồn: VGP)

Tại cuộc hội đàm được tổ chức ở Hà Nội giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Nga Denis Manturov với người đồng cấp Việt Nam Trần Tuấn Anh và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, hai bên đã xác nhận nhiệm vụ tới năm 2020 đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 10 tỷ USD.

Nhiệm vụ này rất nghiêm túc, nếu xét rằng năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa hai nước chỉ đạt khoảng 6 tỷ USD, tuy nhiên, theo các chuyên gia Nga và Việt Nam, đó là nhiệm vụ hoàn toàn thực tế. Việc thực hiện sẽ được hỗ trợ bằng cách tăng khối lượng đầu tư lẫn nhau, chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia của hai nước một cách tích cực hơn nữa, và thay đổi các quy định của Việt Nam, góp phần gia tăng nguồn xuất khẩu và lắp ráp thiết bị của Nga.

Và tất nhiên, không thể không kể đến việc mở rộng quan hệ đối tác liên khu vực. Khía cạnh này ngày càng quan trọng ở cả hai quốc gia, các sự kiện gần đây là bằng chứng cho thấyđiều đó. Chẳng hạn, tỉnh Oryol, nằm ở phía Tây Nam phần châu Âu của Nga, đã được một phái đoàn từ tỉnh Bình Dương đến thăm, đứng đầu là Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam, và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Mai Hưng Dũng.

Năm 2017, doanh thu của tỉnh với Việt Nam đạt 3,8 triệu USD. Con số này nhỏ, nhưng tăng gấp 63 lần so với một năm trước. Thống đốc tỉnh Oryol Andrei Klychkov coi thị trường Việt Nam là một trong những thị trường hứa hẹn nhất trên thế giới, cho nên có thể hy vọng rằng năm nay, tốc độ tăng trưởng sẽ rất đáng kể. Các bên nhất trí về việc tổ chức các phái đoàn doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp Oriol sang Việt Nam lựa chọn đối tác nhằm thực hiện các dự án đầu tư chung.

Kim ngạch thương mại với Việt Nam của Cộng hòa Bashkiria thuộc LB Nga đã tăng lên mức 4 triệu USD trong năm 2018. Bashkiria cung cấp cho Việt Nam các sản phẩm dầu khí, cao su tổng hợp, thiết bị y tế, các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Năm nay, phạm vi xuất khẩu đang mở rộng. Điều này đã được quyền lãnh đạo Bashkiria, ông Radiy Khabirov thông báo cho Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Ngô Đức Mạnh, khi Đại sứ đến thăm nước cộng hòa. Họ đã thảo luận về khả năng thực hiện một số dự án chung mới về lĩnh vực kinh doanh, du lịch, giáo dục và văn hóa trong “Năm chéo Nga-Việt 2019”. Phía Bashkiria cũng nói những lời tốt đẹp về hoạt động của các doanh nghiệp thương mại và ăn uống công cộng của Việt Nam tại nước cộng hòa này.

Người đứng đầu Đại diện thường trực của Khu vực Krasnoyarsk trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga tại Moskva Andrei Wolf đã mời đại diện doanh nghiệp Việt Nam tại Nga đến dự một cuộc gặp. Ông Lê Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Nga cho biết:“Cuộc gặp cho phép chúng tôi khám phá thực sự về khu vực Krasnoyarsk, với diện tích gần 2,5 triệu m2, chiếm vị trí thứ hai trong số các chủ thể hành chính Liên bang Nga. Khu vực này là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất của Siberia, với nền công nghiệp nặng phát triển cao, có tiềm năng lớn để mở rộng hợp tác với Việt Nam. Hàng chục dự án đầu tư đang được thực hiện trong khu vực, đặc biệt là tạo ra một đặc khu kinh tế. Ban lãnh đạo của khu vực hoan nghênh sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực này và trong các dự án đầu tư khác.

Có nhiều cơ hội tuyệt vời để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa, cũng như trong du lịch. Ông Lê Thành Dũng, người đứng đầu văn phòng đại diện của Hãng hàng không Việt Nam tại Nga, người tham gia cuộc gặp, thậm chí còn lưu ý rằng công ty sẽ phân tích khả năng mở chuyến bay trực tiếp giữa Hà Nội và Krasnoyarsk”.

Theo ông Lê Trường Sơn, Hiệp hội mà ông đứng đầu đặt ra nhiệm vụ làm cầu nối giữa các doanh nhân Nga và Việt Nam. Ông Sơn lưu ý: “Các đồng nghiệp của tôi ở Việt Nam chắc chắn sẽ quan tâm đến thông tin chúng tôi nhận được về khu vực Krasnoyarsk. Điều đó sẽ góp phần mở rộng quan hệ đối tác Nga-Việt và gia tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước”.

Thọ Anh (theo Sputnik)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here