Venezuela là quốc gia đã từng được xếp hạng thứ 4 trong 10 nưởc giàu nhất Mỹ Latinh (2014). Do tác động của khủng hoảng kinh tể toàn cầu, mô hình kinh tế lệ thuộc vào dầu mỏ, cùng với những sai lẩm về điều hành kinh tế vĩ mô, lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá; thu nhập quốc dân và nguồn thu ngân sách sụt giảm; nợ công tăng nhanh, tính thanh khoản kém, cùng với sự gia tăng căng thẳng về chính trị… khiến quốc gia này đứng trước nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của chính phủ và nhân dân Venezuela, nền kinh tể nước này đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, thành quả của cuộc Cách mạng Bolivar tại quốc gia Nam Mỹ này có thể được giữ vững
Kể từ khi lâm vào khủng hoảng kinh tế (2014-2017), Venezuela đã phải 6 lần gia hạn Sắc lệnh Tình trạng Kinh tế khẩn cẩp, 5 lần tăng lương cho ngườỉ lao động, cùng với những giải pháp kiên quyết để giữ cho nền kinh tế không bị đổ vỡ. Trong Thông điệp Liên bang hồi đầu năm 2017, Tổng thống Nicolas Maduro cho biết trong năm 2016, phe đối lập đã có các hoạt động chổng phá hòng hủy hoại cuộc Cách mạng Bolivar bằng “cuộc chiến tiền tệ” nhằm buộc Venezuela phải tuyên bố vỡ nợ. Tuy nhiên, Venezuela đã không khuất phục, mà còn “vượt qua khó khăn một cách ngoạn mục”1 và thực hiện được nhiều khoản nợ đáo hạn theo cam kết với các tổ chức tài chính khu vực và quốc tế.
Từ thực trạng kinh tế …..
Nền kinh tế Venezuela đã từng bị đánh giá là rất tồi tệ, thậm chí đứng trước nguy cơ sụp đổ… sự lạm phát bởi chi tiêu cho phúc lợi xã hội quá lớn, quản lý yếu kém, các trang trại bị đổ nát; nguồn thu từ dầu mỏ bị giảm do giá dầu lao dốc; sản lượng khai thác cũng giảm do máy móc, thiết bị không được đổi mới; giá cả leo thang, nhất là giá lương thực, thực phẩm, thuốc men của ngành y tế cũng không bảo đảm; dự trữ ngoại hối thấp hơn 11 tỷ USD, tiền mặt bị khan hiếm dần, thanh toán quốc tế bằng vàng phải chuyển đổi thông qua Thụy Điển… Mặc dù vậy, điều tồi tệ nhất đã không xảy ra, trái lại nền kinh tế đã “vượt qua khó khăn một cách ngoạn mục” Tuy nhiên, Venezuela vẫn phải đối mặt với các thách thức về kinh tế như:
Nguồn thu suy giảm: Trong năm 2016, thâm hụt ngân sách đối với các khoản thu nước ngoài của Venezuela đã lên tới con số 87% và chỉ đạt gần 5,3 tỷ USD do ảnh hưởng của giá dầu xuống thấp và khủng hoảng cơ cấu kinh tế. Ngân sách quổc gia 45% phụ thuộc nguồn thu từ dầu mỏ, nhưng năm 2016 sản lượng dầu thô của nước này chỉ đạt 2,501 triệu thùng/ngày, sản lượng năm 2017 cũng được dự báo sẽ còn xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 20 năm qua2. Để phục hồi nền kinh tế – dầu mỏ này, thì giá dầu phải đạt mức trên 60 USD/thùng, nhưng điều này khó xảy ra, do nguồn cung dầu trên thị trường thế giới vẫn lớn hơn cầu.
Lạm phát tăng, đồng tiền mất giá: Ngày 16/1 vừa qua, Chỉnh phủ Venezuela đã phải phát hành 2,65 triệu tờ tiền mới, với các mệnh giá 500, 1.000, 2.000, 5.000, 10.000 và 20.000 Bolivar. Theo dự báo của IMF, thì tốc độ lạm phát ở Venezuela sẽ lên tới 642% vào cuối năm 2017, và năm 2017 có thể vượt con sổ 2.800%, khiến GDP sẽ tụt thêm khoảng 10%. Năm 2016 cũng là năm thứ ba liên tiếp nền kinh tế Venezuela chìm trong suy thoái với tổng giá trị nhập khẩu giảm hơn 50%, chỉ đạt 18 tỷ USD3.
Thu nhập quốc dân suy giảm: GDP của Venezuela đã giảm tới 20,4% khiến thu nhập bình quân đầu người giảm 56,8%. Theo Ngân hàng thế giới (WB) kinh tế Venezuela trong năm 2016 giảm 3% và tỷ lệ lạm phát ở mức cao kỷ lục 475%. Còn theo số liệu của ENCOVI 2016 thì 81% hộ gia đình ở Venezuela đang phải sống với mức nghèo, tăng 75,6% so với năm 2015. Trong đó có 74,3% dân số bị sụt cân, trung bình 8,7kg; khoảng 9,6/32 triệu người dân nước này chỉ ăn 2 bữa hoặc ít hơn mỗi ngày4.
Những hệ lụy tài chính: Sự biến động của nền tài chính quốc gia, khiến số lượng và quy mô doanh nghiệp hoạt động ở Venezuela cũng giảm mạnh. Theo Ngân hàng Trung ương Venezuela (BCV), tổng giá trị vốn hóa, bao gồm cả vốn tài chính và tài sản của Venezuela tại nước ngoài đã giảm từ mức 16,327 tỷ USD từ đầu năm 2016 xuống còn 10,974 tỷ USD vào đầu năm 2017, đồng nghĩa với việc nước này mất đi 32,87% từ nguồn dự trữ ngoại hối.
Hồi cuối năm 2016, Chính phủ Venezuela chủ trương đổi tiền, nhưng đã phải hoãn để tránh xảy ra sự rối loạn xã hội. Tổng thống Maduro cho rằng, Venezuela là nạn nhân của một cuộc “chiến tranh kinh tế” do kẻ thù của nước này gây ra. Mở đầu cho năm mới 2017, ông Maduro đã buộc phải công bố tăng lương tối thiểu lần thử 5 trong vòng 1 năm qua, với mức tăng 50%. Đển nay, nếu tính cả tem phiếu thực phẩm quy đổi theo giá thị trường, thì lương tối thiểu của người Venezuela mới ở mức 104.353 Bolivar/tháng (31,17 USD)5.
Tuy nhiên, do lạm phát tăng cao cùng với nạn khan hiếm hàng hóa, nên cuộc sống của đại đa số người dân Venezuela vẫn còn khá khó khăn chật vật. Theo cảc chuyên gia, khi tỷ lệ lạm phát lên tới mức cao như vậy, Chính phủ Venezuela buộc phải tìm cách tiến hành một cuộc cải tổ toàn diện nền kinh tế nếu không muốn phải đối mặt với sự sụp đổ.
Giới phân tích cho rằng, là một quốc gia có dự trữ dầu thô lớn nhất thế giới và sau hàng chục năm thịnh vượng, Venezuela phải ban hành “tình trạng khẩn cấp kinh tế” lần đầu tiên vào năm 2015, khi lạm phát mới tăng ở mức 180%, dự trữ ngoại tệ mất gần 50% trong ba năm liên tiếp, nguy cơ vỡ nợ cận kề, tình trạng thiếu hụt lương thực một cách trầm trọng. Lý giải cho hiện tượng trên, có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng hai vấn đề được đề cập nhiều nhất đó là:
(1) Nền kinh tế – dầu mỏ đã không thể bền vững trong sự biến động của thị trường thế giới sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế, tài chỉnh toàn cầu khởi nguồn từ phố Wall (Mỹ). Giá dầu sụt giảm, khiến nguồn dự trữ ngoại tệ của nước này đang từ 29 tỷ USD năm 2012, tụt xuống mức 15 tỷ USD nãm 2015; nợ nước ngoài tăng lên nhanh chóng với 250 tỷ USD. Chỉ tính riêng tiền lãi mà Venezuela phải trả hàng năm đã tới gần 30 tỷ USD. Với 95% GDP và 45% ngân sách nhà nước lệ thuộc vào dầu mỏ đã giảm liên tiếp trong 3 năm, mất tới gần 70%. Kinh tế, tài chính khó khăn, bội chi ngân sách cũng đạt tỷ lệ 18% – 20 % GDP6.
(2) Giới chuyên gia còn chỉ ra rằng, ngoài nguyên nhân trực tiếp là dầu mỏ. Khủng hoảng của Venezuela còn “có nguồn cội sâu xa hơn nhiều”, đó là nền kinh tế coi trọng đầu tư vào khu vực công và chính sách xã hội không hợp lý, hay còn gọi là “mô hình kinh tế – xã hội không tưởng”, lạm phát ở mức cao (300% – 1.600%) do đầu tư không hợp lý; nạn tham nhũng và tội phạm tràn lan khiến người dân bất an; nền hành chính công tê liệt không giải quyết nổi các nhu cầu xã hội, nhất là lương thực, thực phẩm và thuốc men cho người bệnh; dự trữ quốc gia bị hao hụt nghiêm trọng; ngoài ra còn phải kể đến nạn hạn hán chưa từng có (70% thủy điện) khiến đập khổng lồ Guri bị cạn nước và mất điện diễn ra trên diện rộng…
Đến sự phức tạp của tinh hình chính trị…
Kinh tế khủng hoảng, tác động toàn diện đến các lĩnh vực đời sống xã hội, tình hình chính trị tại Venezuela cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Sau những nỗ lực đảo chính bất thành của phe đối lập, ngày 10/1, Tổng thống Maduro đã thành lập Bộ chỉ huy chống đảo chính nhằm đảm bảo an ninh, hòa bình đất nước, đồng thời ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
Được biết hồi cuối năm ngoái, Chính phủ và phe đối lập Venezuela đã nhất trí chấm dứt tình trạng khủng hoảng. Hai bên đã đạt được những thỏa thuận quan trọng liên quan đến bầu cử và viện trợ nước ngoài, trả tự do cho các nhà hoạt động chính trị đối lập… Chính phủ và phe đổi lập đã ra tuyên bố chung khẳng định cam kết đối với một quá trình hợp tác xây dựng và giải quyết hòa bình các bất đồng trong khuôn khổ hiến pháp và tiến trình bầu cử.
Ông Claudio Maria Celli, thành viên trong Ban hòa giải của Tòa thánh Vatican, hoan nghênh kết quả cuộc đổi thoại, và gọi đây là “điều kỳ diệu” sau những bất đồng tưởng chừng như không thể vượt qua được giữa hai bên. “Kết quả đưa ra sau cuộc họp cho thấy đã có những bước tiến đạt được và các bên đang xích lại gần nhau hơn. Hai bên đã tiến tới một thỏa thuận để giải quyết những bể tắc”.8
Tổng thống Maduro đã hoan nghênh kết quả các cuộc đàm phán và tuyên bố rằng “hòa bình đang giành chiến thắng”. Thị trưởng Caracas Jorge Rodriguez cũng bày tỏ lạc quan vào các cuộc đối thoại sắp tới: “Khả năng tiếp tục các cuộc đổi thoại giữa chính phủ và lực lượng đối lập đang mạnh hơn bao giờ hết. Chúng tôi cam kết với các cuộc đối thoại và lực lượng đối lập cũng vậy. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì điều này trên bàn đàm phán với tinh thần phối hợp chặt chẽ hơn”.10 Các cuộc đối thoại này được cộng đồng quốc tế ca ngợi sẽ giúp tháo gỡ bế tắc về kinh tế và chính trị của Venezuela, quốc gia đang đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới và bước vào năm thứ ba suy thoái liên tiếp.
Tuy nhiên, đầu tháng 1/2017, Chủ tịch Quốc hội Venezuela Henry Ramos Allup, người của đảng Hành động Dân chủ trong liên minh Bàn Đoàn kết Dân chủ (MUD) đối lập, tuyên bố phe đối lập sẽ không tiếp tục đối thoại với Chính phủ của Tổng thống Maduro vì ông cho rằng chỉnh phủ đã không thực hiện cam kết trong các lần đối thoại trước.
Ngày 16/1/2017, Thư ký điều hành MUD đối lập Jesus Torrealba còn chỉ trích Tổng thống Maduro không báo cáo tình hình điều hành đẩt nước trong năm 2016 trước Tòa án Tổi cao. Ông Torrealba phê phán Tổng thống Maduro đã không đưa ra con sổ cụ thể về tình hình lạm phát, tội phạm và tham nhũng, với tỷ lệ cao nhất thế giới, cũng như không thể đưa ra bất cứ tín hiệu lạc quan nào cho năm 2017.
Cùng ngày (16/1), Phó Tổng thống Venezuela Tarek E1 Aissami đã tố cáo đảng đối lập Ý chí nhân dân (VP) đã có động thái kích động bạo lực nhằm phá hoại cuộc Cách mạng Bolivar và Chính phủ hợp hiến của Tổng thống Maduro. Ông E1 Aissami cáo buộc VP đã sử dụng các đối tượng lưu manh gây bất ổn xã hội bằng các hoạt động tội phạm, nhằm hạ uy tín của đảng cầm quyền. Phó Tổng thống Venezuela khẳng định VP chỉ là một chính đảng mẩt lòng dân, phản dân chủ và vi phạm Hiến pháp.
Mới đây, Liên Hợp quốc cũng ra tuyên bố khuyến khích, các nỗ lực thương lượng giải quyểt khủng hoảng chính trị tại Venezuela mà các quổc gia trong khu vực đang thúc đẩy. Theo đó, các nước Mỹ Latinh như; Chile, Uruguay, Argentina đã cam kết hỗ trợ Venezuela tìm kiếm giải pháp ứng phó khủng hoảng thông qua đối thoại chính trị. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố ủng hộ nỗ lực giải quyết khủng hoảng chính trị ở Venezuela bằng đối thoại do Nam Phi bảo trợ và do cựu Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero làm trung gian.
Và những nỗ lực thoát khủng hoảng…
Đầu tư trọng điểm: Nhằm giải quyết tình trạng kinh tế khó khăn của đất nước, Chính phủ Venezuela vẫn tiếp tục triển khai các chương trình xã hội như: giáo dục, chăm sóc sức khỏe miễn phí và trợ cấp lương thực tại hàng nghìn cộng đồng dân cư, thực hiện chương trình chống đói nghèo. Để bù đắp khoản thâm hụt thu ngân sách từ dầu lửa, Venezuela sẽ tìm kiếm các khoản vay mới từ các nước đồng minh như Liên bang Nga và Trung Quốc thay vì IMF. Ngoài ra, Tổng thống Venezuela Maduro đã đưa một gói các chính sách kinh tế mới liên quan tới hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm, tiền tệ, du lịch và đầu tư, trong nỗ ỉực đối phó với cuộc khủng hoàng kinh tế.
Chính sách tỷ giả: Trong các giải pháp tài chính, đáng chú ý là việc Venezuela quyết định thay đổi chính sách tỷ giá hối đoái. Ngày 18/2/2016, Venezuela phá giá đồng nội tệ 37% và chuyển hệ thống 3 tỷ giá hối đoái chính thức được áp dụng từ tháng 2/2015 thành hệ thống gồm 2 tỷ giá hối đoái như một phần của gói biện pháp giải quyết khủng hoảng kinh tế tại quốc gia này. Theo đó, tỷ giá chính thức được áp dụng cho các hàng hóa ưu tiên như thực phẩm và thuốc men giảm từ mức 6,3 bolivar/USD xuống còn 10 bolivar/USD; tỷ giá thả nổi (SIMADI) là 203 bolivar/USD.11 Giới phân tích đánh giá, đây là một bước đi tích cực của chính quyền Tổng thống Maduro, nhưng cho rằng, Venezuela cần thận trọng trước những biến động có thể xảy ra trên thị trường tiền tệ trong quá trình triển khai chính sách này. Theo đó, lần đầu tiên trong vòng hơn 20 năm qua, Chính phủ Venezuela đưa ra quyết định tăng giá xăng từ mức 0,01 USD/lít lên 0,95 USD/lít theo tỷ giá hối đoái cố định chính thức. Đây là một giải pháp cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Điều hành kinh tể vĩ mô: Để nâng cao năng lực điều hành nền kinh tế, Tổng thống Maduro đã mạnh dạn thay đổi lãnh đạo Ngân hàng trung ương. Thống đốc mới – ông Rỉcardo Sanguino bị phe đối lập đánh giá là một chuyên gia ít kinh nghiệm về điều hành kinh tế cấp cao. Tuy nhiên, theo giới quan sát, đội ngũ điều hành hiện nay của nước này có khả năng giải quyết các tồn tại cơ bản nhằm thúc đẩy kinh tế Venezuela thoát khỏi khủng hoảng, vấn để kiểm soát tỷ giá, giá cả của các mặt hàng thiết yếu, khắc phục tình trạng khan hiếm và tham nhũng; kiểm soát chi tiêu công; phát huy hiệu quả của ngành công nghiệp tư nhân quốc hữu hóa; vai trò của Công ty dầu quốc doanh (PDVSA), đơn vị mang lại nguồn doanh thu xuất khẩu chủ yếu cho quốc gia…
Chuyển đổi mô hình kinh tể: Để khắc phục sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, ngay từ đầu năm 2016, Tổng thong Venezuela đã kêu gọi thay đổi hoàn toàn mô hình kinh tế, từ nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào dầu mỏ sang mô hình kinh tế đa dạng và hội nhập, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Theo đó, Chính phủ sẽ xem xét những lĩnh vực sản xuất cần ưu tiên phát triển và lên kế hoạch để sản xuất lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Đây được coi là bước đi đột phá nhằm khắc phục khó khăn, khôi phục nền kinh tế cùa Venezuela sau quãng thời gian khủng hoảng kéo dài do giá dầu lao dổc.
Những tín hiệu lạc quan: Mặc dù còn rất nhiều khó khăn tưởng chừng khó có thể vượt qua, nhưng trong Thông điệp đầu năm 2017, Tổng thống Maduro đã khẳng định: “Chúng ta đã vượt qua khó khăn một các ngoạn mục. Chúng ta vẫn giữ được những chỉ số cơ bản của nền kinh tế, không có bất cứ trường học nào bị đóng cửa, không người lao động nào bị mất việc làm, hệ thống lương hưu vẫn được bảo đảm, chương trình xây dựng nhả ở xã hội cho người nghèo vẫn đạt con số kỷ lục, Venezuela cũng đã hoàn tất nhiều thanh toán theo các cam kểt với các tổ chức tài chính khu vực và quốc tế… Đó là sự cố gắng rất lớn của người dân Venezueỉa trong việc đối phó với chiến tranh kinh tế”12.
Điều đáng chú ý là, nhiều nhận định cho rằng, chính cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ tạo tiền đề cho quốc gia Nam Mỹ này thay đổi mô hình kinh tế hướng tới tính hiệu quả và đa dạng sản xuất. Đây cũng là điều từng được Tổng thống Maduro nêu ra. Tới nay, bên cạnh việc gia hạn tình trạng kinh tế khẩn cấp, nhà lãnh đạo Venezuela đã từng bước tiến hành cải tổ nền kinh tế, tiến tới gia tăng nguồn thu ngoại tệ thông qua một sổ đề xuất mới với các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhằm bình ổn giá dầu thế giới. Trong thời gian tới, Chính phủ Venezuela còn dự kiến cử một phái đoàn đặc biệt tham gia thương thảo với 25 quốc gia, xúc tiến những giải pháp cần thiết để tăng giá dầu lên mức từ 60 – 70 USD/thùng so với mức 52 USD/thùng hiện nay. Hồi cuổi tháng 11 năm ngoái, OPEC đã đạt được thỏa thuận cắt giảm 1,2 triệu thùng dầu/ngày từ đầu năm 2017 nhằm hạn chế tình trạng cung vượt cầu, nhờ đó giá dầu trên thị trường cùng đã nhích lên.
Theo báo cáo mới nhất, “Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF” hồi tháng 4/2017 thì “Venezuela vẫn còn sa lầy vào cuộc khủng hoảng kinh tế”, tỷ lệ thất nghiệp chuẩn bị vượt mức 25%, và cỏ khả năng lên mức 28% trong năm tới, nhưng dù sao cũng khả quan hơn các kỳ vọng trước đỏ13. Còn trong buổi lễ ra mắt chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia cũng vào tháng 4/2017, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro có vẻ lạc quan về nền kinh tế khi cho rằng quốc gia này sắp thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào dầu mỏ và đang tập trung đầu tư vào nông thôn.
Như vậy, mặc dù nền kinh tế Venezuela vẫn còn nhiều khó khăn, Tổng thống Maduro vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng nền kinh tế nước này đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng. Để có được một giải pháp toàn diện, cho một đất nước đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng thì chắc chắn sẽ cần tới sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ và người dân Venezuela, đồng thời với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước trong khu vực Mỹ Latinh thông qua những giải pháp mang tính thực tế và cân bằng.
Theo đó, Venezuela cần phải có những giải pháp đột phá mới, mang tính năng động, đa dạng hơn nhằm thoát khỏi mô hình kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ như trong suốt thời gian qua. Vì thế, giới chuyên gia và dư luận cho rằng, mặc dù còn phải vượt qua những khó khăn, nhất là về kinh tế, nhưng với lòng đũng cảm của mình, nhân dân Venezuela nhất định sẽ giữ được thành quả của cuộc Cách mạng Bolivar tại quốc gia Nam Mỹ này ■
Nguyễn Nhâm
Tạp chí Khoa học nghiên cứu Hoa Kỳ và Châu Mỹ (số 5/2017)