Khởi động mở lại 9 đường bay quốc tế, chuẩn bị cho những thay đổi mới

0
59

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (VN) Đinh Việt Thắng vừa có văn bản gửi các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air; Pacific Airlines; Bamboo Airways; Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Nam về việc triển khai mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách cả hai chiều.

Hộ chiếc vaccine Covid-19.

Theo đó, Cục Hàng không VN đề nghị các hãng hàng không, ngoài các chuyến bay hiện tại đã được cấp phép, gửi đơn đề nghị đến Cục và nhà chức trách hàng không các quốc gia/vùng lãnh thổ liên quan để xem xét cấp phép bay với 9 đường bay và tần suất mỗi tuần như sau: Đường bay Hà Nội/TP HCM-Tokyo: 4 chuyến; đường bay Hà Nội-Seoul: 4 chuyến; đường bay Hà Nội/TP HCM- Đài Bắc (Đài Loan): 4 chuyến; đường bay Hà Nội/TP HCM- Bắc Kinh/Quảng Châu (Trung Quốc): 4 chuyến; đường bay Hà Nội/TP HCM-San Francisco/Los Angeles (Mỹ): 4 chuyến; đường bay Hà Nội/TP HCM- Bangkok (Thái lan): 4 chuyến; đường bay Hà Nội/TP HCM- Singapore 4 chuyến; đường bay Hà Nội/TP HCM-Vientiene (Lào); 4 chuyến và Hà Nội/TP HCM-Phnom Penh (Cam pu chia): 4 chuyến.

Đối với mỗi chuyến bay được cấp phép khai thác theo kế hoạch này, các hãng hàng không có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nhằm đảm bảo hành khách trước khi lên náy bay vào Việt Nam đã hoàn thành các yêu cầu phòng chống dịch. Cụ thể: Phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam; giấy chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vắc xin hoặc giấy chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19 (quy định tại văn bản số 10688/BYT-MT ngày 16-12-2021 của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh).

Đối với hành khách chưa tiêm đủ hoặc chưa được chứng nhận khỏi bệnh sẽ phải có giấy xác nhận đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cách ly y tế tại nhà (quy định tại văn bản số 5599/BYT-MT ngày 14-7-2021 của Bộ Y tế hoặc xác nhận đã đặt chỗ khách sạn tối thiểu 7 ngày theo danh sách được địa phương công bố đủ điều kiện cách ly.

Trước đó, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc họp bàn về kế hoạch khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế từ 15/2 theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, với sự tham dự của các bộ ngành liên quan.

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất 2 giai đoạn thí điểm khôi phục các chuyến bay thương mại thường lệ chở khách quốc tế vào Việt Nam. Trong giai đoạn 1 (2 tuần từ thời điểm áp dụng, dự kiến bắt đầu thực hiện từ 15-12), tổ chức chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam và các thị trường: Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc-Đài Loan (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), San Francisco hoặc Los Angeles (Hoa Kỳ).

Các chuyến bay quốc tế trong thời gian này sẽ về 2 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Tần suất hoạt động 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 14.000 người/tuần).

Giai đoạn 2 (thực hiện trong thời gian 1 tháng, kể từ khi kết thúc giai đoạn 1) dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2022. Ở giai đoạn này, đề xuất mở thêm các đường bay đi/đến Kuala Lumpur (Malaysia), Hong Kong (Trung Quốc), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Sydney (Úc), Moscow (Nga). Ở giai đoạn này, ngoài Nội Bài, Tân Sơn Nhất, các cảng hàng không quốc tế đề xuất tiếp nhận gồm: Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Vân Đồn.

Tần suất dự kiến tăng lên 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 40.000 người/tuần).

Trong thời gian thực hiện giai đoạn 2 thí điểm khôi phục các đường bay quốc tế, bộ sẽ tổ chức tổng kết đánh giá để tham mưu việc khôi phục hoạt động khai thác quốc tế thường lệ như trước đây.

Việc khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế là yêu cầu của thực tiễn trong tình hình bình thường mới, đặc biệt trước nhu cầu đi lại tăng cao trong thời điểm cuối năm. Đây mới là giai đoạn thí điểm, do đó lựa chọn một số nước có hệ số an toàn cao, thực hiện trên cơ sở có đi có lại. Hành khách nhập cảnh vào Việt Nam trên các chuyến bay phải đáp ứng quy định về phòng chống dịch bệnh; tiêm đủ 2 mũi vắc xin, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, có xét nghiệm PCR âm tính trong thời gian 72 giờ trước khi lên máy bay.

Trước đó, Bộ Y tế hướng dẫn quy trình cấp ‘Hộ chiếu vaccine’ sẽ gồm 3 bước. Chứng nhận “Hộ chiếu vaccine” sẽ được cấp sử dụng định dạng mã QR, hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày mã QR này được khởi tạo.

Cụ thể, tại Công văn số 5772/QĐ-BYT, Bộ Y tế hướng dẫn quy trình cấp “Hộ chiếu vaccine” được áp dụng thống nhất tại tất cả các cơ sở tiêm chủng trên cả nước. Quy trình cấp gồm 3 bước:

Bước 1: Các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh, xác thực thông tin người dân tiêm chủng vaccine COVID-19 theo hướng dẫn tại Công văn 8938/BYT-DP ngày 21/10/2021 và Công văn 9438/BYT-CNTT ngày 5/11/2021.

Bước 2: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19. Nền tảng này kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với Hệ thống quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 đáp ứng theo các quy định về kết nối dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.

Dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng cần đáp ứng quy định: Đã tiêm đủ mũi vaccine COVID-19 với 8 loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép (gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer, Moderna, Janssen, Hayat-Vax và Abdala – mỗi sản phẩm vaccine được gắn 1 mã code).

Bước 3: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thực hiện ký số giấy xác nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tập trung. Chứng nhận được cấp sử dụng định dạng mã QR theo tiêu chuẩn của EU quy định.

Chu Văn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here