(iv) Tính chọn lọc
Tính chọn lọc được hiểu là khi một biện pháp ưu tiên những thực thể kinh doanh, hoặc loại thực thể kinh doanh, hoặc thành phần kinh tế nhất định. Tuy nhiên, án lệ đã cho thấy ngay cả những can thiệp áp dụng cho thực thể kinh doanh nói chung có thể mang tính chọn lọc ở mức độ nào đó, số lượng, tính đa dạng hay quy mô của lĩnh vực hoạt động của thực thể kinh doanh không phải là căn cứ để kết luận một biện pháp có tính chất chính sách kinh tế nói chung nếu không phải tất cả các thành phần kinh tế đều được hưởng lợi từ biện pháp đó. Tính chọn lọc có thể được phân thành 02 loại sau:
– Tính chọn lọc vật chất (material selectivity): Tính chọn lọc vật chất của một biện pháp nghĩa là một biện pháp được áp dụng chỉ cho những thực thể kinh doanh nhất định hoặc những thành phần kinh tế nhất định ở một quốc gia.
– Tính chọn lọc khu vực (regional selectivity): về nguyên tắc, chỉ những biện pháp được áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ của một nước thành viên mới được coi là không mang tính chọn lọc khu vực theo Điều 107(1) TFEU. Tuy nhiên, hệ thống tham chiếu không nhất thiết phải là toàn bộ lãnh thổ nước thành viên.
(v) Ảnh hưởng hoặc đe dọa ảnh hưởng đến thương mại và cạnh tranh
Một biện pháp trợ cấp là trợ cấp nhà nước khi nó “bóp méo hoặc đe dọa bóp méo cạnh tranh bằng việc ưu tiên một số doanh nghiệp nhất định hoặc sản xuất hàng hóa nhất định” và đến mức độ “ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước thành viên”. Đây là hai thành tố khác biệt, nhưng trên thực tế chúng thường được xem xét cùng với nhau khi đánh giá một biện pháp trợ cấp.
– Bóp méo cạnh tranh: Một biện pháp được coi là bóp méo hoặc đe dọa bóp méo cạnh tranh nếu nó có thể cải thiện vị thế cạnh tranh của thực thể kinh doanh thụ hưởng so với các thực thể kinh doanh cạnh tranh khác. Theo nghĩa này, sự bóp méo cạnh tranh nhìn chung tồn tại khi Nhà nước trao một lợi thế tài chính cho một thực thể kinh doanh trong khu vực được tự do hóa, khu vực mang tính cạnh tranh, cần chú ý rằng, trong trường hợp biện pháp trợ cấp không giúp đối tượng thụ hưởng mở rộng hay có được thị phần, khả năng bóp méo cạnh tranh vẫn có thể được xem xét trong so sánh tương quan vị thế cạnh tranh của đối tượng thụ hưởng trước và sau khi được nhận trợ cấp.
– Ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước thành viên: Một biện pháp trợ cấp được xem là ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước thành viên nếu nó làm tăng vị thế của một thực thể kinh doanh so với các thực thể kinh doanh cạnh tranh khác trong thương mại của nội khối ẸU.
Một biện pháp trợ cấp có thể có khả năng ảnh hưởng đến thương mại giữa cAc quốc gia thành viên cho dù đối tượng thụ hưởng không trực tiếp tham gia vào thương mại xuyên biên giới. Ví dụ, trợ cấp có thể gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp từ các quốc gia thành viên khác tham gia vào thị trường bằng cách duy trì hoặc tăng nguồn cung địa phương.
Khi xem xét ảnh hưởng của biện pháp trợ cấp đến thương mại, chỉ cần chỉ ra khả năng ảnh hưởng thay vì phải xác định thị trường hoặc điều tra chi tiết về ảnh hưởng của biện pháp trợ cấp đối với vị thế cạnh tranh của đối tượng thụ hưởng và các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, khoản trợ cấp tương đối nhỏ hay quy mô tương đối nhỏ của đối tượng thụ hưởng không loại trừ khả năng thương mại giữa các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng.
1.2. Những ngoại lệ
Như đã đề cập ở trên, tất cả trợ cấp nhà nước thỏa mãn các tiêu chí nêu tại Điều 107(1) TFEU được coi là không tương thích với thị trường chung. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là EU cấm hoàn toàn trợ cấp nhà nước. Trợ cấp nhà nước không chỉ liên quan đến chính sách cạnh tranh mà nó còn thể hiện sự can thiệp của nhà nước trong những trường hợp nhất định nhằm đạt được những mục tiêu chỉnh sách kinh tế và xã hội, đảm bảo nền kinh tế vận hành tốt và công bằng. Trợ cấp nhà nước là một dạng thức đặc biệt của sự can thiệp nhà nước thông qua việc chuyển giao các nguồn lực của nhà nước cho đối tượng thụ hưởng. Sự can thiệp này của nhà nước là phù hợp với vai trò và chức năng của nhà nước trong các trường phái tư tưởng kinh tế học. Theo đó, chức năng của nhà nước là ổn định, cân bằng và phân bổ; và nhà nước cần can thiệp bằng cách thực hiện chức năng phân bổ khi xuất hiện những thất bại của thị trường. Chức năng này cũng được đề cập trong học thuyết về lợi ích công, theo đó do sự tồn tại của thất bại của thị trường, thị trường không thể vận hành một cách hoàn hảo và dẫn đến những kết quả không hiệu quả cho toàn xã hội nói chung.
Do vậy, Hiệp ước TFEU đã mở một khoảng trống cho một số trường hợp mà trợ cấp nhà nước được coi là tương thích với thị trường chung, cụ thể:
– Điều 107(2) quy định 03 loại trợ cấp được tuyên bổ là tương thích với thị trường chung, gồm: (i) trợ cấp xã hội cho người tiêu dùng cá nhân; (ii) trợ cấp để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và sự cố bất thường; và (iii) trợ cấp cho một số khu vực của nước Đức bị ảnh hưởng bởi sự chia cắt.
– Điều 107(3) quy định những loại trợ cấp có thể được xem xét là tương thích với thị trường chung, gồm: (i) tạo điều kiện cho sự phát triển của những hoạt động kinh tế hoặc khu vực kinh tế nhất định mà không ảnh hưởng bất lợi đến điều kiện thương mại và cạnh tranh đến mức trái với lợi ích chung của Châu Âu; (ii) thúc đẩy phát triển ở những khu vực có mức sống rất thấp hoặc thất nghiệp nghiêm trọng; (iii) thúc đẩy các dự án quan trọng vì lợi ích chung của Châu Âu hoặc để khắc phục sự xáo trộn trong nền kinh tế của quốc gia thành viên; (iv) thúc đẩy bảo tồn di sản và văn hóa; và (v) những danh mục trợ cấp khác mà Hội đồng Châu Âu quyết định theo đề xuất của Ủy ban Châu Âu.
Ngoài ra, TFEU cho phép Hội đồng Châu Âu thông qua trợ cấp nhà nước khác theo các quy định cụ thể khác trong Hiệp định, gồm: (i) Trợ cấp cần thiết cho hoạt động của chính sách nông nghiệp chung; (ii) Trợ cấp cho dịch vụ vận tải công cộng; và (iii) Trợ cấp cần thiết cho các doanh nghiệp cung cấp ịch vụ vì lợi ích kinh tế chung.
Trong các trường hợp ngoại lệ nêu trên, trợ cấp nhà nước được phép áp dụng nhưng không được ảnh hưởng bất lợi đến tự do thương mại và cạnh tranh ở EU. Điều 108 Hiệp ước TFEU trao cho Ủy ban Châu Âu thẩm quyền đánh giá tính tương thích của một biện pháp trợ cấp đổi với thị trường chung. Do vậy, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thông báo trước cho Ủy ban về kế hoạch/chương trình trợ cấp và chỉ có thể thực hiện kế hoạch/chương trình trợ cấp sau khi được Ủy ban thông qua. Điều khoản này cũng trao cho Ủy ban quyền quyết định những biện pháp trợ cấp nhất định được miễn nghĩa vụ thông báo trước. Tuy nhiên, các nước thành viên sau đó vẫn phải thông báo cho Ủy ban về biện pháp trợ cấp và được tiếp tục thực hiện nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định và có thể được tỉnh toán chính xác và minh bạch.
- Trợ cấp nhà nước cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Với hơn 20 triệu doanh nghiệp, chiếm khoảng 99% tổng số doanh nghiệp ở EU, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội ở EU. DNNVV là động lực cho tăng trưởng kinh tể thông qua việc giải quyết lao động và tạo việc làm, đóng góp vào tổng giá trị gia tăng của EU, đẩy mạnh đổi mới sản phẩm và công nghệ thích ứng với nhu cầu của khách hàng. DNNVV cũng giống như tầng lớp trung lưu trong xã hội, là lực lượng đối trọng với độc quyền trên thị trường, làm giảm khả năng những công ty lớn thao túng thị trường. Với số lượng doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, khả năng thích nghi cao và năng động, DNNVV tạo ra sức ép cạnh tranh, cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng có khả năng cạnh tranh về giá, từ đó người tiêu dùng được hưởng lợi. Ngoài ra, DNNVV còn có vai trò làm tăng tính cố kết xã hội ở EU. Điều này là bởi sự phát triển của DNNVV tạo ra nhiều cơ hội việc làm giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập tính theo đầu người của phần lớn dân số, từ đó làm giảm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. DNNVV cũng là lực lượng rất tích cực tham gia vào các hoạt động môi trường và xã hội. Do các đặc trưng của hoạt động sản xuất kinh doanh, DNNVV có mối quan hệ gần gũi với người lao động, cộng đồng địa phương và vì thế DNNVV có cách tiếp cận hoạt động trách nhiệm xã hội một cách rất tự nhiên.
Mặc dù là khu vực quan trọng trong nền kinh tế, DNNVV phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Do những bất lợi về quy mô nhỏ và hạn chế các nguồn lực để phát triển, DNNVV dễ bị tổn thương do “thất bại của thị trường” (market failures). Một nghiên cứu về tỉ lệ sống sót của DNNVV trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập thị trường ở một sổ nước Châu Âu cho thấy tỉ lệ DNNVV tiếp tục tồn tại trên thị trường sau khi gia nhập giảm qua các năm. Tỉ lệ sống sót của DNNVV sau 01 năm gia nhập thị trường ở các nước đạt từ 76,9% đến 97,5%; sau 03 năm tỉ lệ này giảm xuống còn khoảng 60-70%, cá biệt ở Czech chỉ 53,3% DNNVV tồn tại đến năm thứ 3; sau 5 năm chỉ còn khoảng 37-53% doanh nghiệp tiếp tục hoạt động.
Vì vai trò quan trọng của DNNVV đối với nền kinh tế và xã hội của EU, pháp luật EU cho phép các quốc gia thành viên cấp trợ cấp cho DNNVV. Trợ cấp nhà nước cho DNNVV là để bù đắp cho những điểm yếu cố hữu của DNNVV, không phải là trao một lợi thế bất hợp lý mà có thể ảnh hưởng đến cạnh tranh công bằng. Do vậy, trợ cấp nhà nước cho DNNVV phải tuân thủ các thủ tục áp dụng đối với trợ cấp nhà nước được pháp luật EU quy định, tức là phải được ủy ban Châu Âu xem xét tính tương thích với thị trường chung.
Theo quy định của Ủy ban Châu Âu, hiện nay DNNVV được phép nhận trợ cấp nhà nước ở tất cả các danh mục phân loại, bao gồm những biện pháp dành cho tất cả các doanh nghiệp và những biện pháp chỉ dành riêng cho DNNVV. Đối với những biện pháp trợ cấp dành cho tất cả các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp quy mô lớn), DNNVV được nhận mức trợ cấp cao hơn. Trợ cấp nhà nước cho DNNVV có thể được cấp dưới các hình thức như: trợ cấp tài chính; miễn/giảm thuế; bảo lãnh nhà nước; lãi suất vay ưu đãi; cung cấp hàng hóa và dịch vụ với các điều khoản ưu đãi; khoản tiền trợ cấp trực tiếp; hoãn thu các khoản đóng góp tài chính và xã hội… Một số hình thức trợ cấp nhà nước ít rõ ràng hơn như: tư vấn; trợ giúp doanh nghiệp đầu tư vào các dự án môi trường; quảng cáo miễn phí trên kênh truyền hình thuộc sở hữu nhà nước./.
Chu Thị Thanh An