[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”VÊ-NÊ-DUÊ-LA” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Venezuela có nguồn tài nguyên phong phú, được đánh giá là một trong 10 nước giàu tài nguyên nhất trên thế giới, sở hữu trữ lượng lớn dầu lửa, khí đốt, nước và nhiều loại khoáng sản, kim loại hiếm. Vào cuối thế kỷ 20, Venezuela đã có nền công nghiệp đa dạng. Tuy nhiên vào giữa những năm 1980, nền kinh tế Venezuela gặp nhiều khó khăn do giá dầu chao đảo và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, phải đối phó với lạm phát cao, nợ nước ngoài lớn, quản lý không hiệu quả, nạn thất nghiệp, tham nhũng và thiếu lao động lành nghề.

Dưới thời Tổng thống Hugo Chavez (1999-2013), Chính phủ thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 trong bối cảnh cơ sở hạ tầng mang tính chất tư hữu tư nhân, chủ trương tiến hành quốc hữu hóa. Đến nay nền kinh tế Venezuela tồn tại nhiều thành phẩn kinh tế bao gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế công xã và kinh tế tư nhân. ới mức sản xuất trung bình 3,5 triệu thùng/ngày, giá dầu ở mức cao, nguồn thu ngân sách lớn được tập trung chi cho các chương trình xã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21, mang lại thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, tuy nhiên kinh tế Venezuela không phát triển.

Sau khi Hugo Chavez mất, Tổng thống Maduro tiếp tục chính sách của Chavez trong bối cảnh giá dầu xuống thấp. Venezuela rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng, rơi vào “căn bệnh Hà Lan”. Trong năm qua, sản lượng khai thác dầu xuống thấp nhất kỷ lục chỉ còn hơn 1 triệu thùng/ngày so với mức cao nhất trước đây là 3,5 triệu thùng/ngày. Cùng lúc đó, Venezuela bị Mỹ và EU tiến hành các biện pháp trừng phạt kinh tế, ngăn chặn nguồn tài chính từ bên ngoài, càng khiến cho nền kinh tế kiệt quệ, suy thoái. GDP suy giảm trong 3 năm liên tiếp; lạm phát cao kỷ lục, đồng tiền hầu như không còn giá trị, nguy cơ vỡ nợ cao (nợ nước ngoài lên tới 120 tỷ USD), dự trữ ngoại tệ chỉ còn 9 tỷ USD, chính phủ không có nguồn tài chính để nhập khẩu lương thực, thuốc men, đời sống của đại đa số nhân dân gặp khó khăn.

Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế

Năm 2016, Venezuela xuất khẩu 26,6 tỷ USD, tập trung vào các mặt hàng chủ đạo: Dầu thô (18,2 tỷ USD), lọc dầu (3,11 tỷ USD), Vàng (2,92 tỷ USD), cồn công nghiệp (305 triệu USD), sắt (301 triệu USD). Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu tập trung vào các mặt hàng: chế phẩm dầu (1,77 tỷ USD), dược phẩm (716 triệu USD), Ngô (414 triệu USD), Bột đậu nành (326 triệu USD) và Ê-te (258 triệu USD).

Các đối tác thương mại hàng đầu của Venezuela là Mỹ (10,3 tỷ USD), Trung Quốc (4,9 tỷ USD), Ấn Độ (4,47 tỷ USD), Thụy Sỹ (2,92 triệu USD) và Singapo (1,03 tỷ USD). (Số liệu kim ngạch thương mại năm 2016)

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Dầu lửa và khí đốt

Venezuela là nước có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới (2015, hơn 300 tỷ thùng, chiếm 20% trữ lượng thế giới, chủ yếu là dầu nặng, chứa nhiều nhân tố carbon, chi phí tinh lọc cao). Đây là ngành kinh tế quan trọng nhất của Venezuela, chiếm hơn 95% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 55% ngân sách Chính phủ và 50% GDP. Trong năm 2016-2017, sản lượng khai thác dầu đạt gần 2 triệu thùng/ngày, chủ yếu xuất sang Mỹ, Trung Quốc (khoảng 700.000 thùng/ngày), Trung Quốc (khoảng 600.000 thùng/ngày), tiếp đó là  Ấn độ, Nga, Cuba và một số nước vùng Caribe.

Ngoài dầu lửa, Venezuela là một trong những nước có trữ lượng khí đốt lớn trên thế giới, với hơn 5.600 tỷ m3 đứng thứ 8, là thành viên của Tổ chức Diễn đàn các nước xuất khẩu khí gas. Tuy nhiên khí đốt của Venezuela chỉ phục vụ nhu cầu trong nước (nhà máy điện và công nghiệp dầu mỏ).

Khoáng sản

Venezuela có nhiều loại khoáng sản như than, quặng sắt, nic-ken, bô-xít, phốt-phát, đồng, thiếc, mangan, muối và nhiều loại kim loại hiếm như uranim, thorium, ngoài ra còn có các mỏ vàng và kim cương và các loại quí hiếm khác.

Công nghiệp

Ngành công nghiệp bắt đầu phát triển từ những năm 1960, chủ yếu phục vụ ngành dầu khí và thủy điện và một phần phát triển sản xuất hàng tiêu dùng. Vào những năm 1973-1974, thu nhập tăng do giá dầu cao, chính phủ đưa ra chiến lược đầu tư vào các dự án lớn như vào lĩnh vực sản xuất thép, nhôm và các thiết bị giao thông, hóa dầu. Sau vài năm, ngành công nghiệp phát triển chậm lại do giá dầu sụt giảm, chiếm tỷ lệ nhỏ trong GDP, tập trung vào công nghiệp dầu lửa bao gồm kho chứa, vận chuyển và lọc-hóa dầu; công nghiệp thực phẩm, dệt may, da, giấy, lốp xe, thuốc lá, đài, vô tuyến, máy giặt, ô tô, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước; công nghiệp nặng sản xuất sắt thép, nhôm.

Nông nghiệp

Ngoài dầu khí, khoáng sản, Venezuela là nước có tiềm năng to lớn về nông nghiệp, với đất đai phì nhiêu và đa dạng, trong đó khoảng 30 triệu ha đã có thể canh tác nông nghiệp (17 triệu ha đất chăn nuôi, 10 triệu ha đất trồng cây có hạt và đường, 3 triệu ha đất trồng trọt) và còn có thể mở rộng thêm. Trước đây Venezuela từng là nước có nền nông nghiệp phát triển, với mặt hàng nổi tiếng là cacao và cà phê

Nghề cá: Venezuela có diện tích biển lớn, nhiều loại hải sản, nhưng khai thác và nuôi trồng thủy sản rất ít.

Rừng: Diện tích rừng để phát triển lâm nghiệp hiện nay là 16 triệu ha. Mặc dù rừng chiếm 1/3 diện tích Venezuela, nhưng lâm nghiệp không phát triển. Venezuela là nước có chính sách tốt trong việc bảo vệ rừng.

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư

Chính phủ Venezuela chủ trương thúc đẩy sản xuất trong nước, chấm dứt sự lệ thuộc vào dầu mỏ, phát huy nội lực thay thế nhập khẩu.

Hiện tại, Chính phủ vẫn duy trì chính sách trợ cấp xã hội, trợ giá cho xăng dầu, điện, nước, gas, không tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân sản xuất, dẫn tới tình trạng nền kinh tế “rơi tự do”. Chính phủ đã đề ra chương trình thúc đẩy nền kinh tế, tuy nhiên những biện pháp đưa ra chưa có hiệu quả do có sự vướng mắc, mâu thuẫn giữa đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đề ra trước đây với chính sách thúc đẩy kinh tế theo đường lối kinh tế định hướng thị trường.

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên

Tổng thống Maduro kêu gọi tập trung vào các lĩnh vực được coi là đầu tàu kinh tế bao gồm: hydro cacbon, hóa dầu, nông nghiệp, mỏ, dược phẩm, du lịch…

Các đối tác thương mại ưu tiên

Các đối tác chính là Mỹ, Trung quốc, Colombia, Mexico, Brasil.

Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh

 Để tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, ngày 29/12/2017, Quốc hội Lập hiến Venezuela đã chính thức thông qua “Luật Đầu tư nước ngoài” gồm 6 chương, 47 điều, thiết lập các nguyên tắc, chính sách và thủ tục về điều tiết lĩnh vực đầu tư nước ngoài phục vụ mục đích phát triển hài hòa, bền vững, đa dạng hóa các lĩnh vực sản xuất, thay thế nhập khẩu. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động tại bất cứ ngành nghề, lĩnh vực hoặc hoạt động kinh tế nào được Luật pháp Venezuela cho phép. Trong bối cảnh Venezuela đang bị Mỹ, EU áp đặt các lệnh trừng phạt về kinh tế, Venezuela gặp khó khăn lớn trong thu hút các nhà đầu tư.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Trải qua hơn 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Venezuela đã không ngừng được củng cố và phát triển. Song song với các thành tựu chính trị, ngoại giao, văn hóa; quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tuy còn ở mức khiên tốn nhưng đã tăng trưởng khá và liên tục từ 20,14 triệu USD năm 2010 lên 62,68 triệu USD năm 2014, tức là tăng hơn 3 lần, và dự đoán trong tương lai sẽ chạm mức 2 tỷ USD. Bên cạnh trao đổi thương mại, hai nước còn có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng, dầu khí, nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, y tế, khoa học – công nghệ và đặc biệt là trong nông nghiệp.

Từ khi Tổng thống Hugo Chavez lên cầm quyền, quan hệ giữa Việt Nam và Venezuela có bước phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực, hai nước đã thiết lập khuôn khổ “đối tác toàn diện”, đã tiến hành 3 kỳ họp Ủy ban liên chính phủ. Tuy nhiên quan hệ kinh tế hiện nay bị chững lại do bạn đang phải đối phó với nhiều khó khăn thách thức từ trong nước.

Các Hiệp định, thỏa thuận đã ký kết

Việt Nam và Venezuela đã ký nhiều Hiệp định, thỏa thuận hợp tác kinh tế song phương trên nhiều lĩnh vực, với các dự án cụ thể. Tuy nhiên kết quả còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân: về phía bạn do những yếu kém trong công tác quản lý, điều hành, tệ quan liêu, tham nhũng cùng với những bất cập trong chính sách tài chính, tiền tệ (với nhiều tỷ giá khác nhau, thấp hơn nhiều lần so với giá trên thị trường tự do) trong khi lạm phát tăng cao; cũng như những mặt hạn chế của ta. Điều này đã tác động đến việc thực hiện các dự án liên doanh giữa hai nước trong các lĩnh vực dầu khí, đầu tư sản xuất cáp quang, thép, bóng đèn tiết kiệm Vietven, hệ thống năng lượng mặt trời, hệ thống chiếu sáng công cộng, xây dựng nhà ở…Quan hệ thương mại ở mức thấp không tương xứng với quan hệ chính trị cũng như tiềm năng của mỗi bên, khó khăn nhất là do cơ chế của Venezuela.

Để thúc đẩy quan hệ, hai bên đã nhất trí hỗ trợ thúc đẩy tăng cường trao đổi đoàn doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến, nghiên cứu các cơ chế đặc thù và khả năng thiết lập nhóm công tác về thương mại nhằm triển khai Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước. Bạn cam kết hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Venezuela, nhất là trên lĩnh vực bóng đèn tiết kiệm điện, hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng. Về hợp tác nông nghiệp, lãnh đạo Bộ Ngoại giao bạn mong muốn thiết lập Liên minh chiến lược giữa hai nước và mong muốn doanh nghiệp ta sang đầu tư sản xuất, khai thác tiềm năng về nông nghiệp của Venezuela.

Hiện nay hai bên đang triển khai Hiệp định hợp tác nông nghiệp giữa hai nước giai đoạn 2015-2018. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã cử cán bộ chuyên gia sang triển khai 2 dự án về Trồng lúa và Nuôi trồng thủy sản, chưa triển khai dự án chăn nuôi. Hai dự án trên đang triển khai đúng tiến độ, tuy nhiên cũng bắt đầu có khó khăn do bạn chưa cung cấp đủ kinh phí thực hiện, trong khi chủ trương của ta là bạn cấp kinh phí đến đâu, thực hiện dự án đến đó.

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

5 lĩnh vực tiềm năng của thị trường Venezuela đối với doanh nghiệp Việt Nam:

  • Dầu khí
  • Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
  • Khoa học – công nghệ
  • Năng lượng
  • Nông nghiệp
[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Xin tham khảo đường link sau:

https://www.export.gov/article?id=Venezuela-Import-Requirements-and-Documentation
https://www.export.gov/article?id=Venezuela-Customs-Regulations

Tập quán kinh doanh

Tham khảo đường link sau:

http://apps.export.gov/article?id=Venezuela-Customs-Regulations

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ)
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: +84 4 2220 5380-2
Fax: +84 4 2220 5376, +84 4 2220 2525

Đại sứ quán Venezuela tại Việt Nam
Địa chỉ: Số 10, đường ven Hồ Tây, Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84-24-37592788 / +84-24-37592789
Email: embavenezhanoi@yahoo.com

Tại Vê-nê-duê-la

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela
Địa chỉ: Qta EL Cigaral, 6ta Avenida entre la 8va y 9na Transversal de Altamira, Chacao 106-025 D.F.Caracas, Venezuela.
Điện thoại: +58-212-6357402
Email: embavive@yahoo.com.vn