[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”CỘNG HÒA SÉC” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan tình hình nền kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế

Ngân hàng thế giới dự báo tăng trưởng GDP của UAE sẽ phục hồi và đat mức 2.5% vào năm 2018.

Một số ngành kinh tế trọng điểm
  • Dầu và hóa dầu
  • Đánh bắt cá
  • Sản xuất nhôm, xi măng, phân bón, vật liệu xây dựng
Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

  • Các mặt hàng xuất khẩu chính: dầu thô, gas tự nhiên, tái xuất, cá, chà là.
  • Các thị trường xuất khẩu chính: Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Thụy sỹ, Ô-man, Trung Quốc…
  • Các mặt hàng nhập khẩu chính: máy móc và trang thiết bị vận tải, hóa chất, thực phẩm…
  • Các đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Đức…

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư

Hiện nay, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) đang tiếp tục theo đuổi chiến lược đa dạng hóa kinh tế đặc trưng tập trung vào các lĩnh vực phi dầu mỏ cùng với chính sách mở cửa và cơ chế thị trường tự do. Với tiềm lực kinh tế dồi dào, UAE là một trong số ít các nước Trung Đông ít chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới và đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là các ngành du lịch, xây dựng, tài chính, bất động sản, điện, hàng không,…

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên

Đa dạng hóa nền kinh tế đã giúp UAE giảm thiểu thiệt hại do biến động về giá dầu, và nâng cao hiệu quả khu vực phi dầu lửa tư nhân sẽ là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với việc tăng cường những hoạt động thương mại phi dầu lửa, chi tiêu khu vực công lớn và nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào sẽ góp phần làm hưng thịnh nền kinh tế. Các lĩnh vực phi dầu mỏ hiện đang đóng góp khoảng 69% vào GDP của UAE.

Bên cạnh đó, với việc ngành du lịch và bán lẻ của UAE có sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian gần đây và được dự báo sẽ đạt mức doanh thu 16 tỷ USD vào năm 2020.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

UAE nhập khẩu phần lớn các hàng hóa phục vụ nhu cầu dân sinh đặc biệt là thực phẩm… và hiện không áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử, chính sách bảo hộ, các quy định về SPS, TBT áp dụng theo chuẩn quốc tế, thực tế là tương đối thông thoáng, dễ dàng cho hàng nhập khẩu….

UAE cũng chưa thực hiện bất cứ vụ kiện chống bán phá giá hoặc tự vệ thương mại chống lại hàng hóa nhập khẩu từ các nước (đã từng nghiên cứu khi có đơn khiếu nại của Emirates Steel về mặt hàng thép nhập từ Trung Quốc, tuy nhiên do không đủ chứng cứ nên đã bãi bỏ).

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Trong thời gian gần đây, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã chững lại sau nhiều năm liên tiếp tăng, kinh tế UAE có dấu hiệu giảm tốc về tăng trưởng, sức mua của thị trường này phần nào suy giảm do nhiều tác động như đã phân tích ở phần trên, gây ảnh hưởng tới kim ngạch thương mại của Việt Nam với UAE. Bên cạnh đó hàng Việt Nam còn yếu thế cạnh tranh hơn so với các mặt hàng cùng chủng loại của các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia…

Một số mặt hàng xuất khẩu chính: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, hàng dệt may, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, hạt tiêu, hàng thủy sản, phương tiện vận tải và phụ tùng, hàng rau quả, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ, túi xách, ví, vali, mũ, ô dù, gạo….

Một số mặt hàng nhập khẩu chính: khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu, kim lại thường khác, đá quý, kim loại quý và sản phẩm, quặng và khoáng sản khác, sản phẩm khác từ dầu mỏ, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng…

Đầu tư

Tình hình hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và đầu tư với Việt Nam đang được đẩy mạnh và có tiềm năng rất lớn trong tương lai. Các Tập đoàn lớn của UAE trong lĩnh vực xăng dầu như Mubadala Petroleum, Tổng Công ty xăng dầu Quốc gia Abu Dhabi (Adnoc)… đều tiếp tục duy trì và mong muốn đẩy mạnh hợp tác và đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò, sản xuất dầu khí trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh.

Bên cạnh đó, Dubal Holding – Tổng Công ty Nhôm Dubai cũng đã cho thấy sự quan tâm lớn đến hợp tác trong lĩnh vực khai thác bôxit, luyện nhôm, tinh luyện nhôm, nhà máy điện, và đào tạo kỹ thuật viên, kỹ sư với Việt Nam.

Qua trao đổi và làm việc, ngày càng nhiều các doanh nghiệp, tập đoàn của UAE mong muốn được hợp tác, đầu tư và liên doanh, thậm chí mua lại các dự án trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, gồm năng lượng gió và năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Các Hiệp định, thỏa thuận đã ký kết

  • Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế, Khoa học Kỹ thuật và Thương mại (10/1999)
  • Hiệp định về vận chuyển hàng không (5/2001)
  • Biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển công nghiệp (9/2007)
  • Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và phòng thương mại và công nghiệp Dubai (9/2007)
  • Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoán và hàng hóa Emirates về hỗ trợ và hợp tác song phương (9/2007)
  • Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường Việt Nam và Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường UAE (9/2007)
  • Biên bản ghi nhớ về Dự án Đặc khu kinh tế tại Phú Yên (10/2008)
  • Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (02/2009)
  • Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (2/2009)
  • Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ/ hộ chiếu đặc biệt (10/2010).
  • Thoả thuận thành lập Uỷ ban liên Chính phủ,
  • Thoả thuận hợp tác lao động,
  • Thoả thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao,
  • Thoả thuận hợp tác giữa hai phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và Abu Dhabi.
[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường ” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Hàng nông sản (Rau quả tươi, gạo, hạt tiêu, cà phê…)

Đây là mặt hàng UAE có nhu cầu nhập khẩu lớn do điều kiện khí hậu không thuận lợi cho trồng trọt. Các mặt hàng rau quả có khả năng đẩy mạnh gồm thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, măng cụt, hồng xiêm đang được bán tại các siêu thị với giá tốt.

Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản truyền thống có thế mạnh của Việt Nam như gạo (jasmine), hạt tiêu (tiêu đen), cà phê… đã dần dần tìm được chỗ đứng tại thị trường UAE nói riêng cũng như việc tái xuất sang các thị trường lân cận, bao gồm các nước Trung Đông khác và khu vực Bắc Phi.

Thương vụ hiện đang tập trung làm việc với các siêu thị tại UAE để đưa hoa quả, hàng nông sản vào hệ thống bán hàng. Hàng hoá Việt Nam cũng được đánh giá cao bởi người tiêu dùng UAE về giá cả, chất lượng.

Mặt hàng thủy hải sản.

Mặt hàng thủy sản Việt Nam bước đầu đã có chỗ đứng tại thị trường UAE, đặc biệt là mặt hàng cá da trơn. Tuy nhiên, việc xuất khẩu mặt hàng này cũng như nhiều và thường xuyên. Có hiện tượng lừa đảo khi một số doanh nghiệp trong nước khi xuất hàng sang chất lượng sản phẩm chưa được đúng như cam kết. Tuy nhiên, đây vẫn là mặt hàng được đánh giá là tiềm năng của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ cá của Bạn là rất lớn.

Vật liệu xây dựng

Trong những năm tới, đây sẽ là nhóm hàng có mức tăng trưởng tốt do nhu cầu phục vụ các dự án xây dựng. Nhu cầu xây dựng tại UAE đang ngày càng tăng cao. Số lượng dự án tại UAE chiếm khoảng 30% tổng số các dự án đang được triển khai tại Trung Đông. Nhiều khoản đầu tư lớn được dành cho các dự án cơ sở hạ tầng, bất động sản, du lịch và giải trí, chủ yếu tại hai Tiểu vương quốc Abu Dhabi và Dubai. Hơn nữa, Dubai đã giành được quyền đăng cai sự kiện thương mại lớn nhất thế giới Dubai Expo 2020 với mức đầu tư hạ tầng 7 tỷ USD sẽ góp phần đưa thị trường xây dựng bùng nổ trở lại trong những năm tiếp theo. Nhóm hàng vật liệu xây dựng của Việt Nam bước đầu đã có chỗ đứng tại thị trường.

[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

  • Các nhà nhập khẩu, xuất khẩu phải có giấy phép “Trading icence”, giấy phép này chỉ được cấp cho công dân UAE hoặc các công ty có phần sở hữu của công dân UAE chiếm hơn 51%.
  • Hàng hóa nhập khẩu vào UAE phải được phân phối bởi các “Trade/commercial Agents”, chỉ có công dân UAE hoặc doanh nghiệp thuộc sở hữu toàn bộ của công dân UAE mới được đăng ký làm “trade agents”.
  • Thủ tục hải quan được đơn giản hóa, có thể thực hiện thông quan hàng hóa bằng phương thức điện tử;
  • Quy tắc xuất xứ không ưu đãi: sản phẩm phải được sản xuất toàn bộ tại nước xuất xứ hoặc trải qua công đoạn chuyển đổi cơ bản với ít nhất 40% giá trị gia tăng của địa phương. Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) do đơn vị xuất khẩu chuẩn bị, phải được hợp pháp hóa bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
  • Bộ chứng từ nhập khẩu: Vận đơn bản gốc; Hóa đơn thương mại bản gốc (có chứng thực pháp lý); Bản miêu tả hàng hóa; Phiếu đóng gói; Chứng nhận xuất xứ (có chứng thực lãnh sự); Chứng nhận vệ sinh dịch tễ; Chứng nhận Halal (thủy sản, sản phẩm thịt động vật).

Chính sách thuế và thuế suất

UAE là thành viên khối GCC, liên minh thuế quan 6 nước Vùng Vịnh, áp dụng tự do thương mại nội khối, áp dụng biểu thuế nhập khẩu chung đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài khối, nguyên tắc “single point entry”;

Thuế nhập khẩu:

  • Miễn thuế đối với gạo, cà phê, chè, thủy sản, dược phẩm, nguyên liệu đầu vào của sản xuất công nghiệp (thiết bị, phụ tùng, vật liệu đống góp sản xuất công nghiệp; hàng tái xuất (phải đặt cọc); máy tính xách tay, điện thoại di động;
  • Thuế suất < 5%: hầu hết mặt hàng (sản phẩm may mặc, giày dép, cao su, nhựa PVC, sản phẩm gỗ, sản phẩm sứ…);
  • Thuốc lá 100%, rượu 100% (Về biểu thuế chi tiết, xin xem tại website http:// www.auhcustoms.gov.ae/en/index.aspx)

Cấm nhập khẩu:

  • Sản phẩm cấm buôn bán theo các công ước quốc tế,
  • Vì lý do sức khỏe động thực vật, môi trường, tôn giáo (thuốc phiện, a-mi-ăng, rác thải công nghiệp, tiền giả, chim ưng, lạc đà sống, ấn phẩm trái với Hồi giáo, đồ chơi trẻ em có hình con vật, máy chơi đánh bạc, hàng hóa từ Israel…)

Không áp dụng biện pháp tự vệ, thuế chống bán phá giá

Quy định về bao bì, nhãn mác

Thực phẩm nhập khẩu phải có nhãn với đầy đủ thông tin sau: tên và thương hiệu sản phẩm, ngày sản xuất, hết hạn sử dụng, nước xuất xứ, tên nhà sản xuất, trọng lượng tịnh, thành phần và chất phụ gia, thành phần dầu mỡ trong sản phẩm, ngôn ngữ tiếng Anh và A-rập.

Các Luật liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ tại UAE: Luật Liên bang số 7 năm 2002 về bản quyền tác giả và các quyền liên quan, được sửa đổi theo Luật số 32 năm 2006; Luật Liên bang số 37 năm 1992 về thương hiệu và được sửa đổi theo luật số 8 năm 2002; Luật Liên bang số 17 năm 2002 về quy chế công nghiệp và bảo về bằng sáng chế, bản vẽ và thiết kế công nghiệp, được sửa đổi theo Luật số 31 năm 2006.

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Bộ Môi trường và Thủy lợi chịu trách nhiệm về vấn đề Vệ sịnh và kiểm dịch động thực vật (SPS) ở cấp liên bang tại UAE. Mỗi tiểu vương có cơ quan chịu trách nhiệm riêng về lĩnh vực này. Hầu hết các yêu cầu SPS của UAE đều dựa trên những tiêu chuẩn của GCC. Theo Luật liên bang, tất cả các loại thực vật và sản phẩm của thực vật nhập vào UAE đều phải kiểm dịch. Thực vật và các sản phẩm quá cảnh ở Uae phải được kiểm dịch theo quy định và phải ở lại trung tâm kiểm dịch ít nhất 07 ngày. Côn trùng và dịch bệnh không được nhập vào UAE. Không có lô hàng nông nghiệp nào có thể đưa vào UAE mà không có giấy chứng nhận vệ sinh và kiểm dịch động thực vật được ban hành bởi các cơ quan liên quan của nước xuất xứ, có chứng nhận của Đại sứ quán UAE. Tất cả các lô hàng thực phẩm được kiểm tra bằng mắt để đảm bảo tuân thủ các quy định về nhãn mác và hạn sử dụng. Hàng thực phẩm cũng có thể bị xét nghiệm ngẫu nhiên tại thời điểm nhập khẩu và tại các điểm bán hàng, trừ các loại dầu ăn và thức ăn trẻ em phải kiểm tra 100% lô hàng. Nếu thực phẩm nhập khẩu bị phát hiện là không phù hợp với sức khỏe con người, lô hàng sẽ bị tiêu hủy ngay hoặc trả về nước xuất xử trong vòng 30 ngày.

Quyền sở hữu trí tuệ

Các Luật liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ tại UAE: Luật Liên bang số 7 năm 2002 về bản quyền tác giả và các quyền liên quan, được sửa đổi theo Luật số 32 năm 2006; Luật Liên bang số 37 năm 1992 về thương hiệu và được sửa đổi theo luật số 8 năm 2002; Luật Liên bang số 17 năm 2002 về quy chế công nghiệp và bảo về bằng sáng chế, bản vẽ và thiết kế công nghiệp, được sửa đổi theo Luật số 31 năm 2006.

Tập quán kinh doanh

  • Sử dụng một “Agent” hoặc “Distributor” (ký hợp đồng “Agency contract”);
  • Mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh;
  • Thành lập Công ty “Limited Liability Company” với một đối tác là công dân UAE;
  • Nhượng quyền thương mại “franchising” đối với sản phẩm thực phẩm (food), đồ uống, hàng thời trang…
  • Tiếp thị trực tiếp: sử dụng các dịch vụ internet/viễn thông di động (SMS alert promotion) để tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng; gửi hàng mẫu/brochures; quảng cáo trên báo…
  • Mua sắm chính phủ: phải là doanh nghiệp thành lập tại UAE, hàng sản xuất tại địa phương được ưu tiên so với nhập khẩu;
  • Người tiêu dùng UAE ngày càng chú trọng: chất lượng, dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ bảo dưỡng, giá cả cạnh tranh. Thương nhân coi trọng quan hệ cá nhân, làm việc, trao đổi trực tiếp.
  • Sử dụng ngôn ngữ Ả-rập khi đóng gói bao bì sản phẩm và quảng cáo.
[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á, Châu Phi – Bộ Công Thương
54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 024 2220 5410
Email: VAP@moit.gov.vn

Đại sứ quán Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất tại Việt Nam
Địa chỉ: Số 20, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 024 3726 4545
Email: hanoi@mofa.gov.ae
Website: www.uae-embassy.ae/Embassies/vn

Tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE)

Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại UAE
Villa 147, Salama Bint Butti Str (Street 23) Al Mushrif area, Abu Dhabi, the UAE.
Điện thoại: +97124496710
Fax: +97124496730
Email: dsqvn_uae@mofa.gov.vn
Website: www.vietnamembassy-uae.org/vi/

Thương vụ Việt Nam tại UAE
Tel: +971 505528365
Email: vntrade@emirates.net.ae, ae@moit.gov.vn