[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”CA-TA” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion][vc_btn title=”Tải về dạng PDF” style=”custom” custom_text=”#666666″ align=”center” i_align=”right” i_icon_fontawesome=”fa fa-file-pdf-o” button_block=”true” add_icon=”true” link=”url:%23|||”]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Ca-ta là nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và triển vọng phát triển kinh tế khả quan. Ca-ta thường xuyên giữ được vị trí quốc gia giàu nhất thế giới (xét theo thu nhập bình quân) với GDP năm 2017 đạt 167 tỷ USD, dự kiến tăng 2,6% năm 2018 và tăng trung bình 2,7% giai đoạn 2019-2023.

Nền kinh tế của Ca-ta hiện tại phụ thuộc chủ yếu vào khai thác, sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ và khí gas. Dầu mỏ và khí gas đóng góp trên 50% GDP, 85% doanh thu xuất khẩu và 70% nguồn thu của chính phủ. Theo dữ liệu ước tính, trữ lượng dầu mỏ của Ca-ta được chứng minh đến cuối năm 2017 là 24 triệu thùng, đứng thứ 14 trên thế giới và trữ lượng khí đốt là 24 nghìn tỷ m3, đứng thứ 3 thế giới sau Nga và Iran.

Lĩnh vực phi dầu khí cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng tại Ca-ta đặc biệt với các ngành và lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, du lịch, ngân hàng tài chính và đầu tư, tổ chức sự kiện.

Dưới đây là một số các chỉ số kinh tế của Ca-ta trong ba năm vừa qua:

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư

Chính phủ Ca-ta đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế tăng cường phát triển lĩnh vực phi dầu khí đặc biệt là lĩnh vực sản xuất, xây dựng và dịch vụ tiến tới giảm dần phụ thuộc vào lĩnh vực dầu khí truyền thống. Nhằm chuẩn bị cho Giải Vô địch Bóng đá Thế giới 2022 và thực hiện Tầm nhìn Ca-ta năm 2030, Ca-ta đang đầu tư xây dựng nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế trong tương lai với tổng giá trị ước tính có thể đạt trên 200 tỷ USD. Các dự án lớn Ca-ta đang triển khai gồm có:

+ Dự án tàu điện (Doha Metro Project): Dự án có chiều dài 85 km liên kết khu vực ngoại ô Doha và giữa các dự án lớn đang phát triển như thành phố Lusail, Thành phố Giáo dục và khu Westbay. Dự án có giá trị 3 tỷ USD khởi công từ quý I/2011 và dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2019 hoặc 2020.

+ Dự án cầu vượt Vịnh Doha: Dự án cầu vượt Sharq (Sharq Crossing Project) có trị giá 5 tỷ USD bao gồm phần đường trên biển kết nối với đường ngầm dưới biển chạy cắt ngang qua vịnh Doha. Dự án hoàn thành sẽ giúp hoàn thiện hệ thống giao thông tại Ca-ta, giúp giải quyết tình trạng tắc đường và phục vụ World Cup 2022.

  • Dự án sân bay mới Hamad International Airport: Dự án có diện tích 20km2, trị giá tới 11 tỷ USD và đưa vào hoạt động đầy đủ trước khi bắt đầu Giải Vô địch Bóng đá Thế giới 2022. Sân bay mới có thể tiếp nhận 50 triệu lượt khách, 2 triệu tấn hàng hóa và 320,000 lượt cất cánh và hạ cánh mỗi năm. Sân bay mới Hamad đã đi vào hoạt động được một phần kể từ 30/4/2014.
  • Dự án cảng biển mới: Dự án Cảng biển mới nằm ở phía Nam Doha, có giá trị lên tới 7,4 tỷ USD là một tổ hợp các công trình bao gồm một cảng biển mới, một căn cứ cho lực lượng hải quân hoàng gia Ca-ta và Khu kinh tế 3 trên một diện tích 26,5 km2.
  • Dự án xây dựng các sân vận động phục vụ World Cup 2022: Ca-ta đang xây dựng nhiều sân vận động lớn phục vụ Giải Vô địch bóng đá Thế giới 2022 trong đó có: sân vận động Umm Slal, sân vận động Al Khor, sân vận động Al Rayyan, sân vận động Al Shamal, sân vận động Al Wakrah, sân vận động Al Gharafa, sân vận động Khalifa International, sân vận động Lusail Iconic…

Ngoài ra, nhằm tăng cường tính cạnh tranh và đa dạng hóa của nền kinh tế, Ca-ta đang có chính sách ưu tiên phát triển lĩnh vực kinh tế tư nhân trong thời gian tới. Hiện tại, các ngành và lĩnh vực chủ chốt của Ca-ta như dầu khí, viễn thông, hàng không do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ. Tuy nhiên Chính phủ Ca-ta khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào nền kinh tế, trước hết bằng quy định cho phép thành phần kinh tế tư nhân được niêm yết trên thị trường chứng khoán (trước đó chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới được niêm yết trên thị trường chứng khoán).

            Sau cuộc khủng hoảng ngoại giao, Ca-ta tập trung phát triển kinh tế nội lực tránh tình trạng bị phụ thuộc vào nền kinh tế các nước láng giềng. Ngoài ra, Ca-ta đa dạng hóa các đối tác thương mại trong đó tập trung vào các đối tác lớn trong khu vực như I-ran, Thổ Nhĩ Kỳ; các nước phương tây và chú trọng nhiều hơn vào các đối tác châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Quan hệ kinh tế giữa hai nước thời gian qua phát triển tốt đẹp. Năm 2016, Ca-ta gửi công hàm chính thức công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương mặc dù đã có xu hướng tăng tuy nhiên gặp phải tác động của cuộc khủng hoảng ngoại giao năm 2017: năm 2014 đạt 382 triệu USD, năm 2015 đạt 432 triệu USD, năm 2016 đạt 451 triệu USD, năm 2017 khoảng 220 triệu USD (số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch Phát triển và Thống kê Ca-ta). Việt Nam nhập khẩu từ Ca-ta chủ yếu các sản phẩm như khí đốt hỏa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất…và xuất khẩu sang Ca-ta chủ yếu các mặt hàng như: thủy sản, dây cáp điện, sản phẩm thủ công mỹ nghệ…

Hợp tác lao động là một trong những hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Ca-ta, tiếp tục chứng kiến nhiều bước phát triển mới với số lượng lao động Việt Nam ngày càng tăng. Hai nước đã ký Hiệp định hợp tác lao động (2008) tạo khuôn khổ quan trọng trong hợp tác lao động trong suốt thời gian qua. Năm 2015, triển khai kết quả chuyến thăm của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, con số lao động Việt Nam đã tăng hơn 40% so với năm 2014, và hiện ở mức gần 1500 lao động. Năm 2018, Bộ Quản l‎ý hành chính, các vấn đề Lao động và Xã hội Ca-ta đã tổ chức đoàn liên ngành đi khảo sát kiểm tra chất lượng các cơ sở tuyển lao động của Việt Nam nhằm nâng số lượng lao động Việt Nam tại Ca-ta trong thời gian tới.

Ngân hàng Quốc gia Ca-ta (QNB), ngân hàng lớn nhất Ca-ta nói riêng và có uy tín trong khu vực Trung Đông và trên thế giới, đã mở văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2015 nhằm thúc đẩy và triển khai các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực thương mại – tài chính giữa hai nước.

Đầu tư

Sau chuyến thăm của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc năm 2014, hai bên đã tích cực phối hợp tổ chức kỳ họp lần thứ 2 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Ca-ta tại Hà Nội (tháng 2/2016) nhằm thúc đẩy và triển khai kết quả chuyến thăm của Phó Thủ tướng. Chuyến thăm ngoài việc thúc đẩy các lĩnh vực về hợp tác kinh tế và thương mại còn mở ra một số lĩnh vực hợp tác đầu tư mới, có thể kể đến như việc lần đầu tiên Công ty cổ phần Dịch vụ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công trình dầu khí biển PTSC thuộc Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam đã ký hợp đồng thầu phụ cho Tập đoàn Technip trong việc thực hiện phần kết nối và chạy thử giàn khoan của chủ đầu tư Qatar Petroleum tại Qatar trị giá khoảng 8 triệu USD với hơn 500 công nhân trong vòng 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2016).

Tập đoàn Quốc tế CDC (Li-băng) có trụ sở lớn nhất tại Ca-ta hiện đang là đơn vị đứng đầu (chiếm 70% vốn của dự án) của tổ hợp đầu tư trong Dự án tổ hợp cảng biển Đầm Nhà Mạc, Quảng Ninh. Dự kiến các nhà đầu tư sẽ tập trung đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng cảng biển, khu công nghiệp, trong đó hệ thống cảng biển gồm 10 bến tàu cho tàu 50.000 DWT, dịch vụ logistic trên diện tích 1.192 ha. Thời gian thực hiện Dự án có tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng này là 50 năm và được phân kỳ thành 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn bắt đầu từ năm 2017 đến 2021. CDC đặt văn phòng trụ sở tại thành phố Uông bí, Quảng Ninh. Trước đó CDC cũng đã xây dựng “Trung tâm dịch vụ thương mại và logistics cảng cửa ngõ CDC” tại KCN Nam Đình Vũ II (Deep C II) gần cảng Lạch Huyện.

Kể từ ngày 1/1/2018, Ca-ta bắt đầu khai thác đường bay thẳng đến Hà Nội và tăng tuần suất chuyến bay Doha – Thành phố Hồ Chí Minh – Doha từ 14 chuyến lên 20 chuyến/1 tuần. Ngoài ra, Qatar Airways thông báo dự kiến trong kế hoạch 2018-2019 sẽ mở đường bay thẳng từ Doha – Đà Nẵng nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác du lịch, giao lưu nhân dân giữa hai nước. Ca-ta khẳng định mong muốn trở thành điểm trung chuyển lớn đối với khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam cũng như khách du lịch Việt Nam ra quốc tế.

Các Hiệp định, thỏa thuận đã ký kết

Hai nước cũng đã ký nhiều văn bản, hiệp định hợp tác quan trọng tạo khuôn khổ cho hợp tác song phương như Hiệp định khung, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế song trùng, Hiệp định vận tải hàng không cũng như nhiều văn bản, thỏa thuận trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường UAE” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

 Một số các lĩnh vực tiềm năng của Ca-ta đối với các doanh nghiệp Việt Nam cụ thể là : năng lượng, nông – thủy sản, du lịch – nghỉ dưỡng cao cấp, hàng không, cơ sở hạ tầng.

Đầu năm 2018 Qatar Petroleum tuyên bố ký hợp đồng 15 năm cung cấp khí hóa lỏng LNG và naphtha với khối lượng 2 triệu tấn/1  năm cho dự án Long Sơn Việt Nam  Hợp đồng này được đánh giá là có lợi về mặt thời gian cung cấp dài giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí liên quan đến nhiên liệu LNG và naphtha. Ngoài ra Nebras Power – công ty điện lực Ca-ta hiện cũng đang rất quan tâm đến các dự án năng lượng điện tại Việt Nam để cùng đầu tư. Nebras Power là một trong 4 nhà đầu tư chiến lược trong việc cổ phần hóa EVN-GENCO 3 của Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng lợi thế của thị trường Ca-ta, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng để cùng khai thác hợp tác các dự án tại Việt Nam.

Đối với lĩnh vực du lịch và hàng không, mặc dù dân số Ca-ta ít tuy nhiên thu nhập đầu người của Ca-ta đứng trong vị trí hàng đầu thế giới do đó việc chi tiêu dành cho du lịch của khách đến từ Ca-ta có thể cao hơn nhiều lần so với các quốc gia đang phát triển cũng như các quốc gia phương Tây. Doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong phân khúc thị trường cao cấp cần chú trọng hơn nữa đến thị trường Ca-ta nói riêng cũng như các nước khu vực Vùng Vịnh nói chung để có thể thu hút lượng khách du lịch ở khu vực này vào Việt Nam hơn nữa trong thời gian tới. Năm 2017, Qatar Airways đã k‎ý hợp đồng với Vietjet Air trong việc trao đổi chỗ (code-share) để hành khách của hai hãng có thể mua vé trực tuyến đối với tất cả các điểm đến của cả Vietjet Air và Qatar Airways. Năm 2017, Qatar Airways cũng được bình chọn là hãng hàng không tốt nhất thế giới đồng thời Qatar Airways tuyên bố mở thêm đường bay thẳng đến Đà Nẵng sẽ là những tín hiệu tốt cho hợp tác du lịch – hàng không giữa hai nước.

Thị trường Ca-ta là một thị trường nhỏ với số lượng dân số ít, tuy nhiên đặc thù của Đô-ha-thủ đô Ca-ta là một thủ đô quốc tế với trụ sở của nhiều Tập đoàn quốc tế lớn trong khu vực cũng như trên thế giới. Thực tế cho thấy một số các hợp tác đầu tư thương mại của Việt Nam đã được thúc đẩy thông qua các trụ sở tại Ca-ta cụ thể là Tập đoàn CDC (gốc Li-băng) đặt trụ sở chính tại Doha là nhà đầu tư chính của tổ hợp đầu tư trong Dự án tổ hợp cảng biển Đầm Nhà Mạc, Quảng Ninh hoặc thông qua Tập đoàn Technip (Pháp) là nhà thầu cho dự án của Qatar Petroleum tại Ca-ta, công ty PTSC của Việt Nam đã trúng thầu trong việc thực hiện phần kết nối và chạy thử giàn khoan của chủ đầu tư Qatar Petroleum tại Qatar trị giá khoảng 8 triệu USD. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng Ca-ta như một địa điểm kết nối để có thể mở rộng hoạt động, phát triển đầu tư thông qua các tập đoàn quốc tế đặt trụ sở tại Qatar.

[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Chính sách thuế và thuế suất

Chính sách thuế và thuế suất.

Ca-ta không áp dụng thuế thu nhập cá nhân. Đối với doanh nghiệp, thuế suất khoảng 10% tổng thu nhập của doanh nghiệp và phải trả hàng năm. Thu nhập cho thuê cũng phải chịu mức thuế cố định là 10%. Thông tin chi tiết có thể xem thêm tại website của Cổng Thông tin Chính phủ Điện tử Ca-ta :

http://www.hukoomi.qa/wps/portal/topics/Business+and+Finance/taxsystem

Quyền sở hữu trí tuệ

Một số các quy định về đầu tư nước ngoài, thành lập doanh nghiệp, đăng k‎ý bản quyền và thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ có thể được truy cập tại website của Bộ Kinh tế và Thương mại Ca-ta theo đường link sau :

https://www.mec.gov.qa/en/services/Services%20and%20Forms/Other-Service/Pages/LawsAndRegulation.aspx

Tập quán kinh doanh

Tương tự các thị trường kinh doanh trong khu vực, thị trường Ca-ta có một số các điểm cần chú ‎ý như sau:

– Kinh doanh được thực hiện dựa trên mối quan hệ cá nhân và sự tin tưởng lẫn nhau. Việc xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng là cực kỳ quan trọng trong kinh doanh. Khi làm ăn với đối tác Ca-ta, nếu có người giới thiệu trước, thì mối quan hệ sẽ nhanh chóng được thiết lập. Các công ty sở tại thường mang  tính chất gia đình, người có quyền quyết định cuối cùng là chủ gia đình.

– Doanh nghiệp nước ngoài cần có sự bảo trợ của người địa phương khi kinh doanh tại sở tại. Do đó việc thiết lập và duy trì mối quan hệ cá nhân với người bảo trợ là yếu tố quan trọng trong kinh doanh tại Ca-ta để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp nước ngoài. Thông thường để có sự bảo trợ của người địa phương, các doanh nghiệp phải chi một khoản tiền nhất định hàng tháng hoặc 51% lợi nhuận cho bên bảo trợ. Các điều khoản hợp tác với người bảo trợ cần được thảo luận kỹ lưỡng để tránh các tình trạng mẫu thuẫn có thể xảy ra.

– Đối với các sản phẩm nông – thủy sản các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ‎ ý các tiêu chuẩn Halal trước khi làm việc với phía đối tác.

Thời gian làm việc

Cuối tuần ở Ca-ta rơi vào thứ sáu và thứ bảy. Thứ Sáu là ngày cầu nguyện, các giao dịch kinh doanh làm việc nên tránh ngày thứ Sáu đặc biệt trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều là giờ cầu nguyện.

Cơ quan Nhà nước mở cửa lúc 8h sáng và đóng cửa lúc 2h chiều từ Chủ Nhật đến thứ Năm. Các doanh nghiệp, công ty làm việc nhiều thời gian hơn (8 giờ sáng đến 5 giờ chiều hoặc 8 giờ sáng đến 2h chiều và làm việc buổi tối) từ thứ Bảy đến thứ Năm.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á, Châu Phi – Bộ Công Thương
54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 024 2220 5410
Email: VAP@moit.gov.vn

Đại sứ quán Ca-ta tại Việt Nam
Địa chỉ: Số 43 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 04-39430222/ 39440149
Fax: 04-39440148
E-mail: hanoi@mofa.gov.qa

Tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE)

Đại sứ quán Việt Nam tại Ca-ta
Địa chỉ: Villa 236, Street 801, Zone 66, Doha, Qatar
Điện thoại: (+974) 44128480
Fax: (+974) 44128370
E-mail: vietnamembassy.doha@gmail.com