[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”PA-NA-MA” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản

Tình hình kinh tế Panama vẫn giữ được mức tăng trưởng dương trong 3 năm gần đây.

Tuy nhiên, chỉ số tăng trưởng của Panama trong Quý I năm 2018 đang có đà đi xuống chỉ ở mức 4,2%. Những lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của Panama là xây dựng chiếm 16,7%; bán buôn và bán lẻ 16,5%; vận tải, dịch vụ kho bãi, và thông tin 15%; trung gian tài chính 7,7%; và bất động sản 7,7%.

Chỉ số tiêu dùng năm 2017 tăng 1% so với năm 2016. Những nhóm chỉ số tiêu dùng tăng nhẹ là giáo dục tăng 3,6%, vận tải 2,5%, y tế tăng 2,4%. Tuy nhiên những mặt hàng như lương thực và đồ uống không có cồn có tỷ trọng phần lớn trong chỉ số tiêu dùng lại giảm 1,3%.

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Panama giữ vai trò trung tâm tài chính ở Mỹ Latinh, là nơi cung cấp tín dụng, vốn đầu tư, thanh toán quốc tế, bảo hiểm… cho các hoạt động kinh tế, thương mại của thị trường khu vực và thế giới.

Panama còn là thị trường trung chuyển lớn trên thế giới với Khu Tự do Thương mại Colón và các kho ngoại quan miễn thuế lớn thứ 2 thế giới sau Hồng Kông và lớn nhất Tây Bán cầu cùng các chính sách cởi mở. Hiện nay có hơn 2000 công ty đặt văn phòng tại Khu Thương mại Tự do Colón, trao đổi thương mại đạt trị giá hơn 10 tỷ USD/năm, trong đó nhập khẩu chiếm 45% và tái xuất chiếm 55%. Khu miễn thuế này hàng năm đóng góp 7,5% GDP cho Panama.

Khu Tự do Thương mại Colón nằm gần các quốc gia phát triển của khu vực Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và tương đối gần châu Âu, gần như mọi tuyến đường giao thông trên thế giới đều qua Colón khiến nơi này trở thành một trung tâm lý tưởng trong thời đại toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay với tốc độ và hiệu quả của việc trung chuyển hàng, giá cả cạnh tranh, thuế suất nhập khẩu là 0%, và 100% cơ hội dành cho các doanh nghiệp với rất nhiều thuận lợi, ưu đãi và thủ tục đơn giản. Colón đặt mục tiêu trở thành trung tâm phân phối hàng hóa thương mại chính yếu cho khu vực châu Mỹ. Panama có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, trong lĩnh vực dịch vụ đồng thời có nhu cầu lớn nhập khẩu nhiều chủng loại hàng, nhất là trang thiết bị, máy móc, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng các loại.

Thông tin xuất nhập khẩu

Các mặt hàng Panama nhập khẩu là hàng tiêu dùng (quần áo, giầy dép, nhiên liệu, thực phẩm), nguyên vật liệu phục vụ cho nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón, giống), nguyên vật liêu phục vụ sản xuất, nguyên vật liệu xây dựng, máy móc các loại.

Tổng giá trị nhập khẩu tính theo giá CIF 2017 tăng 7,1%, các loại mặt hàng tiêu dùng ngắn hạn tăng 12,4% và các loại tài sản trung gian tăng 7,4%.

Xuất khẩu của Panama năm 2017 tăng 2,8%, các mặt hàng tăng đáng kể là: chuối (tăng 3,9%), tôm (11,8%), bột mỳ và dầu cá (37,4%), café (125,4%), quần áo (50,9%) và thịt bò (11.1%). Một số nhóm hàng xuất khẩu giảm gồm dầu thô (giảm 12,2%), dưa (42%), dưa hấu (56,1%), dứa (10,9%), cá, phi lê cá (4,2%), các sản phẩm hải sản khác (69,8%), đường đen (24,1%), thịt bò sống (41%) và da bò xuất khẩu (31,3%).

Một số nét về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại, đầu tư

Chủ trương

Do có vị trí địa lý thuận lợi, có bờ biển ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, có kênh đào Panama nối liền hai Đại dương, có một hệ thống các khu kinh tế đặc thù phục vụ cho chế biến, đóng gói, kho bãi phục vụ xuất nhập khẩu và có ngành hậu cần phát triển nên Chính phủ muốn Panama trở thành điểm trung chuyển hàng hóa và phân phối lương thực. Tuy nhiên, cho đến nay thì Panama mới phát triển được phân phối hàng hóa, chủ yếu là nhập khẩu và tái xuất qua Khu Thương mại tự do Colon, Panama Pacifico và một số khu kinh tế đặc thù khác.

Mặc dù mong muốn phát triển thành điểm trung chuyển và phân phối lương thực nhưng giá nhân công của Panama cao, nguyên vật liệu phục vụ nông nghiệp đắt, người dân không chăm chỉ lao động, chính phủ Panama cũng chưa đầu tư nhiều vào hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp mà lại tập trung vào kho bãi, kho lạnh và các chợ phân phối nên không thúc đẩy được sản xuất. Tuy nhiên, Panama vẫn chưa có cơ chế mở đầu tư cho nước ngoài, ví dụ như gạo của Việt Nam, và không có chính sách nhập cư đối với lao động phổ thông để phát triển ngành này, mặc dù Panama có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp do có khí hậu nhiệt đới, đất đai mầu mỡ.

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên

Các ngành nghề chính đang được ưu tiên phát triển là nông nghiệp, dịch vụ ngân hàng, tài chính, du lịch, sản xuất hàng hóa tiêu dùng và công nghiệp.

Các đối tác thương mại ưu tiên

Các đối tác nhập khẩu chính của Panama là Trung Quốc, Singapore, Mỹ, Braxin, Chile, Việt Nam. Các đối tác xuất khẩu chính của Panama là Puerto Rico, Costa Rica, Colombia, Mỹ, Venezuela và một số nước khác trong khu vực.

Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh

Panama có chính sách ưu tiên đầu tư. Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp. trên 50 nghìn USD trong lĩnh vực nông nghiệp thì có thể xin định cư. Các lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp thì cần đầu tư hơn 160 nghìn USD thì cũng có thể xin định cư.

Panama có một hệ thống các khu kinh tế đặc thù là các Khu thương mại tự do, các khu ngoại quan phục vụ cho các hoạt động logistic để nhập khẩu, chế biến, đóng gói và phân phối. Các khu kinh tế đặc thù này đều có ưu đãi về thuế, visa lao động dành cho người có trình độ nhưng lại siết chặt cho lao động phổ thông (10 người lao động phổ thông Panama mới được thuê 1 người nước ngoài), các công ty nằm trong những vùng kinh tế đặt thù này sẽ không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nếu chỉ dùng sản xuất và xuất khẩu, nếu sản phẩm được nhập khẩu vào tiêu thụ tại Panama thì vẫn phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các FTAs chính đang tham gia

Hiện nay Panama đã ký FTA với Mỹ, Canada, Costa Rica, Chile, Đài Loan, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Peru, Singapore và Mexico.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Panama chỉ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên chính sách phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật chủ yếu tập trung vào lĩnh vực này.

Panama không có đủ khả năng sản xuất gạo phục vụ cho tiêu dùng, một năm phải nhập khẩu 80 nghìn tấn gạo, chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Guiyana, Brazil nhưng lại cấm không cho gạo Việt Nam nhập vào Panama do phía Panama chưa ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật gạo nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam. Mặc dù Đại sứ quán Việt Nam tại Panama đã nhiều lần tiếp xúc cấp cao lẫn làm việc với các đơn vị trực tiếp phụ trách vấn đề này để thúc đẩy họ ban hành danh mục này nhưng phía Panama chưa triển khai.

Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với Việt Nam

Thương mại

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Panama đang trên đà phát triển. Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Panama là hơn 325 triệu USD, tăng 25,4% so với năm 2016.

Các mặt hàng chính xuất khẩu sang Panama là quần áo, giầy dép, thủy sản, điện tử, đồ dùng gia đình. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gỗ, phụ phẩm của ngành chăn nuôi của Panama (chân, tim, gan gà, tim, gan và da bò).

Đầu tư

Hiện nay tại Panama mới có 5 doanh nghiệp đầu tư 7 nhà hàng tại Panama và 1 nhà hàng tại tỉnh Colon.

Các thỏa thuận đã ký kết

(thông tin đang được cập nhật)

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Do Panama có vị trí địa lý thuận lợi và ngành hậu cần phát triển, là một trong những thị trường trung chuyển lớn nhất thế giới, việc thành lập khu trưng bầy sản phẩm và trung tâm logistic của Việt Nam tại khu Thương mại tự do Colon để phân phối hàng trong nước cũng như tái xuất khẩu sang các nước lân cận và trong khu vực châu Mỹ nên được cân nhắc. Các công ty thương mại cũng có nhiều cơ hội kinh doanh ở địa bàn này.

Ngoài ra, một số ngành có tiềm năng hợp tác, đầu tư tại thị trường Panama gồm nông nghiệp (trồng lúa, các loại cây ăn quả; nuôi trồng tôm và hải sản), các dịch vụ (điện lạnh, quảng cáo, làm đẹp…).

[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Panama có đặc thù là nước trung chuyển hàng hóa đi các nước nên sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt. Các doanh nghiệp nên chọn các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như các loại sản phẩm lương thực đã qua chế biến, không xuất thô do Panama chưa phát triển ngành chế biến lương thực, thực phẩm. Tiếp tục phát huy các mặt hàng truyền thống của Việt Nam là quần áo, giầy dép.

Các quy định về thuế và thuế suất

Thông tin chi tiết liên quan đến xuất nhập khẩu cũng như biểu thuế xin tìm hiểu thêm tại cổng thông tin điện tử của Bộ Thương mại và Công nghiệp Panama: https://www.mici.gob.pa/base.php?hoja=homepage

Các quy định về bao bì, nhãn mác

Bao bì và nhãn mác của sản phẩm nên có tiếng Tây Ban Nha hoặc ít nhất có tiếng Anh. Riêng sản phẩm lương thực phải được in bằng tiếng Tây Ban Nha hoặc dán tem phụ tiếng Tây Ban Nha.

Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Đối với các mặt hàng lương thực thì phải đăng ký an toàn thực phẩm tại Tổng Cục An toàn thực phẩm Panama (AUPSA). Để có thể đăng ký sản phẩm thì cần có Giấy phép lưu hành tự do của Việt Nam cấp và phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định hiện hành. Thông tin chi tiết http://aupsa.gob.pa/

Tập quán kinh doanh

Các doanh nghiệp của Việt Nam rất khó để có thể tiếp cận trực tiếp tới các công ty phân phối lớn của Panama do các công ty này đã có nhà cung cấp và rất trung thành với bạn hàng. Để sản phẩm của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Panama thì phải bắt đầu đưa sản phẩm vào thông qua các công ty phân phối cho các cửa hàng tạp hóa nhỏ (hiện nay Panama đang có hơn 13000 của hàng tạp hóa nhỏ). Khi sản phẩm được thị trường tạp hóa chấp nhận cũng là lúc các công ty phân phối lớn họ sẽ tự tìm đến và xin phân phối sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ thị trường Châu Âu-Châu Mỹ, Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: +84-24 2220 5380
Fax: (024) 2220 5376

Tại Panama

Đại sứ quán Việt Nam tại Panama
Địa chỉ: Edificio St Georges Bank, Piso 2, Local 1, Entre Calle 50y 53, Panama
Điện thoại: +507 2642551/2642557
Fax: +507 2656056
Email: embavinapa@cwpanama.net

Bộ phận Thương vụ trực thuộc tại cơ quan đại diện
Email: pa@moit.gov.vn
Điện thoại: +507 67055115