[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion][vc_btn title=”Tải về dạng PDF” style=”custom” custom_text=”#666666″ align=”center” i_align=”right” i_icon_fontawesome=”fa fa-file-pdf-o” button_block=”true” add_icon=”true” link=”url:https%3A%2F%2Fngktmofa.sbs%2Fwp-content%2Fuploads%2F2018%2F08%2FHSTT-Hoa-Ky.pdf||target:%20_blank|”]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình kinh tế những năm gần đây

Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo số liệu ước tính của CIA Factbook, nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2017, kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng với thu nhập cá nhân và chi tiêu gia đình duy trì ở mức cao.

Với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khả quan, kinh tế Hoa Kỳ được đánh giá sẽ tăng trưởng và phát triển hơn trong thời gian tới, nhất là khi nền kinh tế Hoa Kỳ đã cho thấy những dấu hiệu khởi sắc trong năm 2017 khi GDP năm 2017 đạt 19.360 tỷ USD.

Năm 2017, Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu về thương mại hàng hóa và dịch vụ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 của Hoa Kỳ đạt 1.546,732 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2016; kim ngạch nhập khẩu đạt 2.342,905 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2016. Tuy nhiên, đồng USD tăng mạnh gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu.

10 đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ năm 2017.

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa chính của Hoa Kỳ

Nguồn: wto.org

10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ (năm 2017):

– Máy móc bao gồm cả máy tính: 201,7 tỷ USD (13% tổng xuất khẩu)

– Máy móc thiết bị điện tử: 174,2 tỷ USD (11,3 %)

– Nhiên liệu thiên nhiên bao gồm dầu lửa: 138 tỷ USD (8,9%)

– Máy bay, các máy móc hàng không: 131,2 tỷ USD (8,5%)

– Xe cơ giới: 130,1 tỷ USD (8,4%)

– Dụng cụ quang học thiết bị y tế: 83,6 tỷ USD (5.4%)

– Đồ nhựa: 61,5 tỷ USD (4%)

– Đá quý, kim loại quý: 60,4 tỷ USD (3,9%)

– Dược phẩm: 45 tỷ USD (2,9%)

– Hóa chất hữu cơ: 36,2 tỷ USD (2,3%)

10 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ (năm 2017)

– Máy móc, thiết bị điện tử: 356,8 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng NK)

– Máy móc bao gồm máy tính: 349,1 tỷ USD (14,5%)

– Xe cơ giới: 294,6 tỷ USD (12,2%)

– Nhiên liệu thiên nhiên bao gồm dầu khí: 204,2 tỷ USD (8,5%)

– Dược phẩm: 96,4 tỷ USD (4%)

– Dụng cụ quang học, kỹ thuật trong y tế: 86 tỷ USD (3,6%)

– Đồ nội thất: 67,2 tỷ USD (2,8%)

– Đá quá, kim loại quý: 60 tỷ USD (2,5%)

– Sản phẩm nhựa 54,9 tỷ USD (2,3%)

– Hóa chất hữu cơ: 46,1 tỷ USD (1,9%)

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư

Trong hai năm qua, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, bảo hộ sở hữu trí tuệ, công nghệ cao, giảm thâm hụt thương mại với các đối tác và tăng cường tiếp cận, mở cửa thị trường nước ngoài cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Hoa Kỳ.

Ở trong nước, với quan điểm cho rằng việc mở rộng các quy định hiện hành đang bóp nghẹt nền kinh tế Mỹ, nên ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố nỗ lực cắt giảm 75% các quy định, thủ tục, cải cách thuế doanh nghiệp và cá nhân (Trump cam kết sẽ xóa bỏ hai loại thuế hiện hành là: Thuế đánh trên tổng thu nhập vượt quá 200.000 USD/năm từ các khoản đầu tư cá nhân (3,8%); và thuế đối với những cá nhân sở hữu bất động sản trị giá hơn 5,49 triệu USD), khuyến khích các doanh nghiệp lập cơ sở sản xuất trong nước, đưa lợi nhuận cất giữ ở nước ngoài về nước. Mục tiêu chính là nhằm tạo ra việc làm, thúc đẩy đà tăng trưởng và giúp cho thành phần trung lưu thấp có cơ hội thăng tiến. Ngoài ra, Chính quyền Mỹ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu, thuận lợi hóa thương mại, đồng thời, xem xét, nới lỏng các quy định đối với doanh nghiệp trong nước, ví dụ như giảm yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải đối với ô-tô sản xuất trong nước. Về chính sách năng lượng, Mỹ tăng khai thác nguồn dầu mỏ và khí đốt trong nước. Trước những triển vọng lạc quan về tăng trưởng kinh tế, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đang triển khai lộ trình tăng lãi suất nhằm kiểm soát tốt hơn các hoạt động kinh tế và kiềm chế lạm phát.

Trong thương mại quốc tế, Tổng thống Trump không ngần ngại rút khỏi các cam kết được coi là điểm nhấn của chính quyền Obama, đồng thời, đơn phương gây sức ép trực diện với các đối tác, kể cả các đồng minh lâu năm, dồn dập triển khai các quyết định mang nặng tính bảo hộ, với các lý do tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn cho doanh nghiệp Mỹ, đưa việc làm trở lại nước Mỹ, thúc đẩy thương mại công bằng, giảm thâm hụt thương mại với các đối tác:

– Rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

– Yêu cầu Canada và Mexico đàm phán sửa đổi lại Hiệp định Thương mại Bắc Mỹ (còn gọi là Hiệp định NAFTA 2.0)

– Yêu cầu Hàn Quốc đàm phán sửa đổi Hiệp định thương mại tự do song phương (KORUS)

– Đơn phương tuyên bố áp dụng thuế với thép (25%) và nhôm (10%) nhập khẩu từ tất cả các nước vì lý do an ninh quốc gia (Vụ việc theo Điều 232)

– Kiện Trung Quốc tại WTO vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đe dọa áp dụng biện pháp trừng phạt đơn phương với các gói danh mục sản phẩm trị giá lên tới 150 tỷ USD (Vụ việc theo Điều 301).

– Bên cạnh các quyết định lớn nêu trên, Chính quyền Mỹ đẩy mạnh áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp với số lượng các vụ việc năm 2017 tăng 150% so với năm 2016; tiếp tục truy xét và áp dụng các biện pháp trừng phạt nặng nề tới từng công ty cụ thể như ZTE của Trung Quốc.

– Ngoài các biện pháp về kinh tế, Hoa Kỳ còn có một số động thái gián tiếp tác động về kinh tế như rút khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và gần đây nhất là rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran.

Các FTAs chính hiện đang tham gia:

Hoa Kỳ hiện có các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực với 20 quốc gia: Australia, Bahrain, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Dominican Republic, El Salvador, Guatemala, Honduras, Israel, Jordan, Korea, Mexico, Morocco, Nicaragua, Oman, Panama, Peru và Singapore.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Một số biện pháp phòng vệ thương mại

Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (từ năm 1906). Đến năm 1930, Đạo luật Thuế quan của Hoa Kỳ đã có các quy định tương đối chi tiết về vấn đề này. Hoa Kỳ cũng là nước có ảnh hưởng đáng kể trong việc đưa vào Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1947 các quy định về PVTM như là công cụ “rào cản nhập khẩu” hợp pháp.

Trong năm 2017, Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra 79 vụ việc AD (Chống bán phá giá) và CVD (Chống trợ cấp), tăng 65% so với năm 2016 . Đối với Việt Nam, chỉ trong năm 2017, Hoa Kỳ đã khởi xướng 2 vụ việc chống bán phá giá (với sợi và tủ đựng dụng cụ) và 2 vụ việc tự vệ có liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt Nam (đối với máy giặt và pin năng lượng mặt trời).

Theo quy định của Hoa Kỳ, Cơ quan có thẩm quyền điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: (i) các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp PVTM (Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ); (ii) Các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ (Hải quan Hoa Kỳ, Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ CIT, Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ USTR).

Cơ quan có thẩm quyền khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Pháp luật phòng vệ thương mại Hoa Kỳ quy định hai phương thức khởi xướng điều tra vụ việc chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) gồm: (i) vụ việc được khởi xướng theo Mục 702(b) và 732(b) của Đạo luật Thuế quan 1930 (Đạo luật thuế quan), trong đó quy định rằng các cuộc điều tra AD và CVD sẽ được khởi xướng khi một bên liên quan (được quy định tại tiểu đoạn (C), (D), (E), (F), (G) của Mục 771(9)) đại diện cho ngành sản xuất trong nước nộp đơn kiện lên cơ quan điều tra cáo buộc rằng hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ được trợ cấp và bị bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa và (ii) theo quy định tại Mục 702(a) và 732(a)(l) Đạo luật thuế quan (đã sửa đổi), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) có thể tự khởi xướng điều tra AD và CVD khi DOC, từ những thông tin có sẵn và xác định sự cần thiết phải tiến hành điều tra.

Trình tự và thủ tục tiến hành điều tra của một vụ việc điều tra AD và CVD theo đơn kiện của ngành sản xuất trong nước hay tự khởi xướng điều tra là như nhau.

Các hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại
Hàng rào thuế quan
  • Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
  • Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hóa, chủ yểu là nông sản và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng. Loại thuế này chiếm khoảng 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kỳ.
  • Thuế hỗn hợp (Thuế gộp): là gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng, hàng nông sản thường chịu loại thuế này.
  • Thuế theo hạn ngạch: Một số loại hàng hóa phải chịu thuế hạn ngạch. Hàng hóa nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu. Thuế hạn ngạch hiện nay đang được áp dụng với thịt bò, các sản phẩm sữa, đường và các sản phẩm đường.
  • Thuế theo thời vụ: Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm.
  • Thuế leo thang: Một đặc điểm của hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ là áp dụng thuế suất leo thang, nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu càng cao. Loại thuế này có tác dụng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế hơn là hàng thành phẩm.

Biểu thuế nhập khẩu HTS hiện hành của Hoa Kỳ được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh. Hệ thống thuế quan của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuế quan hài hòa (gọi tắt là HS – Harmonied System) của Tổ chức Hải quan Thế giới, chủ yếu dựa theo thuế MFN của WTO. Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng năm, lần thay đổi, chỉnh sửa mới nhất của hệ thống thuế quan Hoa Kỳ là vào ngày 01/7/2017.

Hàng rào phi thuế quan

Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch để kiếm soát về khối lượng hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu do cơ quan hải quan quản lý và chia làm hai loại:

  • Hạn ngạch thuế quan: quy định số lượng đối với loại hàng nào đó được nhập khẩu vào Hoa Kỳ được hưởng mức thuế thấp trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ bị đánh thuế cao.
  • Hạn ngạch tuyệt đối: hạn ngạch về số lượng cho một chủng loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ không được phép nhập khẩu. Có hạn ngạch tuyệt đối mang tính toàn cầu, nhưng có hạn ngạch tuyệt đối chỉ áp dụng đỗi với từng nước riêng biệt

Quan hệ thương mại với Việt Nam

Thương mại

Kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên tục tăng trưởng cao, tăng tới 47 lần, từ 220 triệu USD năm 1994 (năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam) lên 1,4 tỷ USD năm 2001 (năm trước khi BTA có hiệu lực) và đạt khoảng 50,8 tỷ USD vào cuối năm 2017. Việt Nam hiện là đối tác xếp thứ 12 về xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, xếp thứ 27 về nhập khẩu hàng hóa và là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ. Việt Nam hiện có mức thặng dư cao trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ, đạt trên 32,4 tỷ USD trong năm 2017.

Tốc độ tăng xuất khẩu trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2017 bình quân đạt 28,1%/năm, từ 732 triệu USD năm 2000 đến 41,61 tỷ USD năm 2017. Tốc độ tăng của hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ cũng đạt mức bình quân 22,2%, từ 352 triệu USD năm 2000 lên đến 9,2 tỷ USD năm 2017.

Năm 2017, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực và tăng trưởng tích cực của Việt Nam, mặc dù việc Tổng thống Donald Trump lên nhận chức đã khiến xuất hiện những e ngại rằng việc xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ của Việt Nam sẽ chững lại trong năm 2017 do các chính sách mới của Hoa Kỳ, đặc biệt là việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP.

Năm 2017, Kim ngạch xuất khẩu của Việt Namvào thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 19,44% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ sang Việt Nam  đạt 9,2 tỷ USD, tăng 9,54% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 4,36% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ (50,81 tỷ USD) chiếm 11,95% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Cơ cấu trao đổi thương mại giữa Việt Nam – Hoa Kỳ
Về xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu của 10 nhóm hàng lớn nhất sang Hoa Kỳ trong cả năm đạt xấp xỉ 35,37 tỷ USD, chiếm 85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trong đó, dẫn đầu tiếp tục là hàng dệt may, tiếp theo là giầy dép, điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, gỗ và các sản phẩm gỗ…

(i) Xuất khẩu hàng dệt may năm 2017 đạt 26,04 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2016, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 12,28 tỷ USD, tăng 7,3 so với năm trước.

(ii) Giày dép chiếm tỷ trọng 12,28% tổng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Năm 2017, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 5,11 tỷ USD, tăng 14,08% so với năm 2016.

(iii) Điện thoại và lỉnh kiện chiếm tỷ trọng 8,89% tổng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Xuất khẩu sản phẩm này của năm 2017 đạt 3,7 tỷ USD, giảm 13,94% so với năm 2016.

(iv) Mảy vi tỉnh, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm lỷ trọng 8,26% tổng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Năm 2017, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 3,438 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2016.

(v) Gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng 7,85% tổng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Năm 2017, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 3,267 tỷ USD, tăng 15,64% so với năm 2016.

Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất sang Hoa Kỳ trong cả năm 2017 đạt hơn 6,88 tỷ USD, chiếm 74,76% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; đứng thứ hai là bông; tiếp theo là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; nguyên phụ liệu ngành da giày; thức ăn gia súc và nguyên liệu, …

Các mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ chủ yếu dùng để phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước, một phần sẽ chuyển hóa thành các thành phẩm khác để tái xuất khẩu.

(i) Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng 30,24% tổng nhập khấu từ Hoa Kỳ. Năm 2017, kim ngạch nhập khẩu đạt 2,783 tỷ USD, tăng 24,24% so với năm 2016 (cả năm 2016 đạt 2,240 tỷ USD).

(ii) Bông chiếm tỷ trọng 12,8% tổng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Năm 2017, nhập khẩu bông từ Hoa Kỳ đạt 1,178 tỷ USD, tăng 45,43% so với năm 2016.

(iii) Mảy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ từng khác chiếm tỷ trọng 10,83% tống nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Năm 2017, nhập khẩu đạt 997,2 triệu USD, giảm 4,0% so với năm 2016.

Nhận xét, đánh giá

– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

– Đối với thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tập trung nhiều vào một số mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị và phụ tùng khác,… Đây cũng là nhóm các mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD trong năm 2017 của khối doanh nghiệp FDI. Tính chung 3 mặt hàng này, tổng trị giá xuất khẩu đã lên tới gần 9 tỷ USD, chiếm khoảng gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.

– Các mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các rào cản thương mại và phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ

– Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam như dệt may, giày dép, cá tra, tôm, hạt điều, hồ tiêu, cà phê… chủ yếu là hàng đặt gia công, xuất khẩu, hoặc hàng hóa chưa chế biến sâu. Xuất khẩu các mặt hàng này vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tốt trong những năm qua nhưng thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và các rào cản thương mại như chương trình thanh tra cá da trơn, các quy định mới của đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm,…

Đầu tư

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), tính lũy kế đến hết tháng 12 năm 2017, tổng số vốn đăng ký đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam đạt gần 10 tỷ USD, xếp thứ 9 trong tổng 125 các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào 17/18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ lưu trú (khách sạn, resort) và ăn uống  16 dự án, chiếm 42,8% tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam;lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo có 315 dự án, chiếm 20% tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam; lĩnh vực kinh doanh bất động sản có 13 đự án  , chiếm 18% tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Còn lại là các lĩnh vực khác chiếm 19,2%.

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đa số lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài với 578 dự án, chiếm 81% tổng số dự án và 74% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hình thức liên doanh có 109 dự án chiếm 15% tổng số dự án và 23% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Còn lại là hai hình thức công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đến nay, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có mặt tại 41/63 địa phương của cả nước, nhưng chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi và khu vực phát triển kinh tế năng động nhất của cả nước như Bà Rịa — Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng. Đứng đầu trong thu hút FDI từ Hoa Kỳ là Bà Rịa – Vũng Tàu với 18 dự án, chiếm 48% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam; đứng thứ hai là Hải Phòng với 13 dự án, chiếm 11,2% tổng vốn đăng ký; đứng thứ ba là Bình Dương với 96 dự án, chiếm 7,1% tổng vốn đăng ký.

Xét về số lượng dự án, thành phố Hồ Chí Minh thu hút được nhiều dự án của Hoa Kỳ nhất nhưng đa phần là các dự án quy mô vốn nhỏ (298 dự án với 771 triệu USD tổng vốn đầu tư; chiếm 41,8% tổng số đự án và 6,5% tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Quy mô trung bình dự án FDI Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh là 2,3 triệu USD; nhỏ hơn nhiều so với quy mô trung bình dự án FDI của Hoa Kỳ trên cả nước.

Nếu so sánh với các nước có nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam như Hàn Quốc (57,6 tỷ USD), Nhật Bản (50 tỷ USD), Singapore (42 tỷ USD), Đài Loan (31 tỷ USD)… thì số vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên đầu tư của Mỹ vào Việt Nam còn thông qua nước thứ ba. Bên cạnh vị trí địa lý và sự không tương đồng về văn hóa, có ý kiến cho rằng Hoa Kỳ chưa đầu tư nhiều vào Việt Nam vì môi trường đầu tư vẫn thiếu sự minh bạch, chính sách hay thay đổi. Trong đó, vấn đề quan ngại lớn nhất của các nhà đầu tư Hoa Kỳ khi đầu tư vào Việt Nam là tham nhũng chưa được giải quyết triệt để

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Một số lĩnh vực tiềm năng của thị trường đối với doanh nghiệp Việt Nam

Nhóm hàng dệt may

Theo số liệu của ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), tính tới hết tháng 04 năm 2018, tổng giá trị hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đạt 3,971 tỷ USD (tất cả các loại thuộc nhóm mã HTS từ 50 đến HTS 63), tiếp tục vẫn giữ được đà tăng trưởng ở mức cao là 8,10% so với cùng kỳ năm 2017 (tương ứng với giá trị xuất khẩu tăng 297 triệu USD) và chiếm hơn 11,27% tổng giá trị nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ trong 04 tháng đầu năm 2018. Việt Nam vẫn giữ vững vị trí nước xuất khẩu dệt may lớn thứ hai vào thị trường Hoa Kỳ sau Trung Quốc (đạt 11,092 tỷ USD, chỉ tăng 0,60% sau nhiều năm liên tục giảm). Trung Quốc hiện vẫn duy trì vị trí là nước có kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may vào Hoa Kỳ lớn nhất với tổng giá trị xuất khẩu lên tới 38,825 tỷ USD trong năm 2017. Xếp sau Việt Nam trong 04 tháng của năm 2018 lần lượt là Ấn Độ, Bangladesh và Mexico với kim ngạch lần lượt là 2,827 tỷ USD; 1,841 tỷ USD và 1,729 tỷ USD. Trong top 5 nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu vào Hoa Kỳ, trong 04 tháng đầu năm 2018 chỉ có duy nhất Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng không đáng kể 0,60%, nhưng là điều đáng ghi nhận vì quốc gia này liên tục bị sụt giảm trong nhiều năm gần đây; 04 quốc gia còn lại là Việt Nam, Án độ, Bangladesh và Mexico đều duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, chính sự tăng trưởng nhẹ của Trung Quốc đã tác động mạnh làm tốc độ nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ tăng trưởng lên mức (+4,40 %) sau nhiều năm liền bị sụt giảm. Do đó, mức tăng trưởng trung bình 8,10% của Việt Nam trong 04 tháng là mức tăng trưởng khá ấn tượng, đồng thời cũng là mức tăng cao nhất trong các nước đứng đầu và cao gần gấp đôi so với tốc độ nhập khẩu dệt may tăng trung bình (4,40%) của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu xuất khẩu toàn ngành trong năm 2018 là 33,5 tỷ USD thì trong 2 quý còn lại của năm 2018 các doanh nghiệp phải đẩy mạnh sản lượng sản xuất và đồng thời nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may Việt Nam. Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được trong bối cảnh hiện nay.

Các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn vào Hoa Kỳ

Nguồn: USITC

Nhóm hàng da giày

Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), tính tới hết tháng 04 năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 1,974 tỷ USD trị giá hàng giày dép vào Hoa Kỳ, tăng khoảng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017 (tương ứng với mức tăng giá trị xuất khẩu: 245 triệu USD), vững vàng ở vị trí số 2 (sau Trung Quốc: 5,764 tỷ USD) với thị phần đạt khoảng 19,43% tổng khối lượng nhập khẩu da giày của Hoa Kỳ, bỏ xa 3 nước tiếp theo là Indonesia đạt 639 triệu USD, Italy với 476 triệu USD và Mexico với 220 triệu USD. Trung Quốc hiện vẫn duy trì vị trí là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng da giày vào Hoa Kỳ với tổng giá trị xuất khẩu vào Hoa Kỳ lên tới 17,935 tỷ USD trong năm 2017 . Qua bảng số liệu thống kê cho thấy, có tới 4/5 nước trong top 5 có mức tăng trưởng cao hoặc khá cao là Mexico, Italia, Việt Nam và Indonesia, trong đó, cao nhất là Mexico với mức tăng 34,40% đã ngoạn mục lấy lại đà tăng trưởng ở mức cao sau thời gian dài bị sụt giảm từ cuối năm 2017 trở về trước; tiếp theo Italy với mức tăng trưởng khá ấn tượng 16,7%; Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng da giày cao vào Hoa Kỳ so với các nước khác trong top 5 với 14,2%; Tiếp đến là Indonesia cũng duy trì được đà tăng trưởng với mức tăng 9,10% và cuối cùng là Trung Quốc đã thoát được mức tăng trưởng âm trong nhiều năm liên tục gần đây với mức tăng khiêm tốn 0,9% nhưng đã đẩy tốc độ nhập khẩu mặt hàng giày dép của Hoa Kỳ lên tới mức 5,40% so với với cùng kỳ 2017).

5 Quốc gia xuất khẩu giày lớn nhất vào Hoa Kỳ (tính đến 30/4/2018).

Nhóm hàng nông thuỷ sản

Giá trị xuất nhập khẩu một số mặt hàng nông, thủy sản chủ yếu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tính đến hết tháng 1 năm 2018 gồm:

Nguồn: USITC
Nông sản

Trong các thị trường xuất khẩu trọng điểm của nhóm hàng nông sản Việt Nam, thị trường rộng lớn Hoa Kỳ tiếp tục được coi là trọng điểm cho năm 2018 bên cạnh hai thị trường lớn khác là Trung Quốc và EU. Nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn được dự báo là tương đối ổn định đối với hàng hóa của Việt Nam; là thị trường khó tính và yêu cầu cao về an toàn thực phẩm và chất lượng nhưng Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng. Mỹ thường là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam (hạt điều, hạt tiêu, cà phê) và sản phẩm thủ công mỹ nghệ (mây, tre, cói thảm). Tuy nhiên, sự hấp dẫn của thị trường Mỹ cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường này rất quyết liệt, đặc biệt những đối thù cạnh tranh lớn của Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia – là những nước tương đồng với Việt Nam về các mặt hàng xuất khẩu. Tuy các mặt hàng nông sàn Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng phần lớn vẫn theo dạng nguyên liệu thô, chưa gây dựng được tên tuổi, và điều này rõ ràng là không mang lại giá trị cao khi xuất khẩu.

Đối với nhóm hàng hoa quả tươi, sau khi trái vú sữa được Cục Kiểm dịch động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố cho phép nhập khẩu thì Việt Nam hiện đang có 5 loại trái cây được phép xuất khẩu sang Mỹ là vải, nhãn, chôm chôm, thanh long và vú sữa. Hiện nay quy trình cấp phép cho trái xoài tươi, loại trái cây thứ sáu xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam cũng đang ở những bước xét duyệt và kiểm tra cuối cùng.

Thuỷ sản

Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ trong nhiều năm qua là thủy sản. Trước đó, bên cạnh việc thủy sản xuât khẩu được dự báo vẫn sẽ tiếp tục chuỗi tăng trưởng như năm 2016, cũng đã có những cảnh báo về nhiều khó khăn và thách thức với ngành thủy hải sản. Và thực tế, năm 2017 thủy sản xuất khẩu Việt Nam đã phải đối diện với các khó khăn tại thị trường Mỹ và kim ngạch đã sụt giảm nhiều. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ số lượng thủy sản (mã HTS 03) chỉ đạt mức 888 triệu đô la, trong khi giá trị của năm 2016 là 951 triệu, suy giảm là 6,6%.

Một trong số những khó khăn đó là giá thành sản xuất nguyên liệu của nước ta còn cao. Ngành nuôi tôm và một số sản phẩm chủ lực của Việt Nam trong so sánh với các ngành tương tự tại Ấn Độ, Thái Lan cho thấy giá thành sản xuất còn cao hơn những nước này từ 10-30%. Những yếu tố tạo giá thành sản phẩm cao được VASEP liệt kê như con giống, thức ăn, các vật tư đầu vào, tổn thất sau thu hoạch, điện-nước, các chi phí hành chính… Bên cạnh đó còn là thách thức đến từ tự nhiên khi tình hình hạn hán, xâm nhập mặn được dự báo sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thủy sản, nhất là các loại cá nước ngọt. Do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích, sản lượng thủy sản nói chung. Thêm vào đó là khó khăn do thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp hay các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh hay chương trình thanh tra riêng biệt như chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang chuyển hướng xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường khác như Nhật Bản, Trung Quốc do e ngại sự khó khăn và các rào cản của Mỹ. Việc chuyển hướng thị trường này trước măt có thể đem lại nguồn lợi cho doanh nghiệp, song về lâu dài sẽ là một sự bất lợi lớn khi doanh nghiệp đã bỏ ngỏ thị trường Mỹ với nguyên nhân gặp khó trong các quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ tự làm suy yếu mình, và sau này rất khó để có thể quay lại thị trường tiềm năng này.

Nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ

Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đối với Gỗ và các sản phẩm Gỗ từ Việt Nam tính đến tháng 04/2018:

Nguồn: USITC

Những tháng đầu năm 2018 tiếp tục đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Có nhiều lý do dẫn đến sự tăng trưởng này, trong đó bao gồm sự tụt giảm tính cạnh tranh của ngành gỗ Trung Quốc do bị Hoa Kỳ kiện bán phá giá và do chính sách áp dụng thuế xuất khẩu đồ gỗ của Chính phủ Trung Quốc. Bên cạnh đó, thiếu hụt lao động và giá lao động cao tại Trung Quốc, Malaysia và Indonesia – các quốc gia cạnh tranh về chế biến gỗ xuất khẩu với Việt Nam cũng tạo cơ hội cho ngành gỗ chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam phát triển. Tính đến tháng 4 năm 2018. xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (HS 44) của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 63 triệu USD, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm 2017; Xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Hoa Kỳ đạt gần 900 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 20 loại mặt hàng thuộc nhóm gỗ HS 44 sang Hoa Kỳ, với kim ngạch xuất khẩu thu được khoảng trên dưới 100 triệu USD, chiếm khoảng dưới 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm gỗ HS 94 được xuất sang Hoa Kỳ đa dạng hơn nhiều so với các sản phẩm thuộc nhóm HS 44. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu đạt được từ nhóm sản phẩm gỗ HS 94 cao hơn khoảng 10 lần kim ngạch của các mặt hàng nhóm gỗ HS 44, chiếm trên 95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao bao gồm các loại ghế, nội thất văn phòng, nội thất nhà bếp và nội thất phòng ngủ.

Đối với Việt Nam, Hoa Kỳ trở thành thị trường tiêu thụ các mặt hàng gỗ lớn nhất. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ lên tới trên 3 tỷ USD, chiếm trên dưới 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng gỗ vào tất cả các thị trường. Các mặt hàng gỗ từ Việt Nam xuât khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chiếm khoảng 15-20% thị phần của quốc gia này.

Đối với thị trường Hoa Kỳ, một số chuyên gia dự báo trong những năm tới xuất khẩu từ Việt Nam sẽ giảm. Nguyên nhân do các chính sách thương mại của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang tạo ra những thách thức mới cho xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Hoa Kỳ đang có chính sách hướng nội, mong muốn mang lại công việc trở lại nước. Như vậy, sau Trung Quốc (hàng năm xuất khẩu khoảng 8 tỷ USD mặt hàng gỗ vào Hoa Kỳ), Việt Nam có thể là nước tiếp theo bị “để ý” khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã tương đối cao. Những năm gần đây Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với các sản phẩm gỗ của Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ nên nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, tranh thủ cơ hội xuất khẩu. Mức thặng dư xuất khẩu từ Việt Nam, cộng với luồng đầu tư từ Trung Quốc vào ngành chế biến gỗ của Việt Nam sẽ có thể tạo ra những mối quan tâm đặc biệt từ các cơ quan quản lý Hoa Kỳ. Điều này đòi hỏi ngành gỗ và các cơ quan quản lý của Việt Nam cần có những bước chuẩn bị thích hợp, nhằm giảm thiểu những thay đổi trong xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Về Đầu tư

Hoa Kỳ chào đón đầu tư từ nước ngoài-cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Tổ chức, công dân nước ngoài có thể thiết lập một công ty con hoặc chi nhánh mà không bị kiểm soát nhiều bởi chính phủ liên bang, tiểu bang trừ một số ngoại lệ áp dụng đối với đầu tư nước ngoài tại các khu vực, lĩnh vực nhạy cảm nhất định, nhà đầu tư nước ngoài tại Mỹ còn được hưởng sự linh hoạt về tài chính như được đối xử dành cho công dân Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có quy định thẩm quyền cho ủy ban Đầu tư nước ngoài trong việc xem xét các dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Đầu tư nước ngoài có thế được hưởng ưu đãi từ các chương trình khuyến khích đầu tư của liên bang, tiểu bang và địa phương khác nhau. Không có ưu đãi thuế liên bang riêng cho đầu tư nước ngoài. Một số bang và địa phương có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua tạo thêm việc làm, nộp thuế, và phúc lợi xã hội với những ưu đãi như các khoản tài trợ, cho vay trực tiếp, và bảo lãnh các khoản vay.

Đường dẫn tham khảo: https://www.selectusa.gov/welcome

[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) và các nhà xuất/nhập khẩu đều có trách nhiệm chung trong việc tuân thủ các quy định xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ. Các thông tin về quy định xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể tham khảo tại: https://www.cbp.gov/trade/basic-import-export

Luật Hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA)

Theo quy định của Luật Hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA), cứ hai năm một lần (vào các năm chẵn) doanh nghiệp nước ngoài đang xuất khẩu hàng thực phẩm, đồ uống cho người và động vật vào thị trường Hoa Kỳ phải đăng ký lại cơ sở sản xuất và người đại diện tại Mỹ với Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để được cấp mã số kinh doanh họp lệ mới.

Trong khoảng thời gian nêu trên, nếu doanh nghiệp Việt Nam không tiến hành đăng ký lại với FDA hoặc không xuất trình được mã số kinh doanh hợp lệ, khi hàng đến Hoa Kỳ, có thể bị từ chối không cho vào cảng và không cho nhận hàng, thậm chí hàng hóa có thể bị thu giữ hoặc tiêu hủy. Hơn thế, doanh nghiệp xuất khẩu có thể phải chịu một khoản tiền phạt hoặc thậm chí bị khởi tố hình sự vì phía Hoa Kỳ coi đây là hành động “bị cấm nhưng vẫn làm”.

Ngoài ra, kể từ ngày 17/9/2016, các doanh nghiệp đang xuất khẩu mặt hàng thực phẩm, đồ uống cho người và động vật vào thị trường Hoa Kỳ bắt buộc phải xây dựng, triển khai Chương trình hành động về an toàn vệ sinh thực phẩm ngay tại cơ sở sản xuất của mình. Đây là quy định bắt buộc mới của FDA.

Quy định mới về nhãn hàng hóa thực phẩm và đồ uống

FDA công bố những quy định mới về nhãn hàng hóa thực phẩm và đồ uống vào thị trường Hoa Kỳ. Quy định này nhằm làm cho người tiêu dùng có thể nhận biết được rõ hơn mối liên quan giữa thành phần dinh dưỡng và sức khỏe người tiêu dùng, trong đó có mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và các bệnh mãn tính như bệnh béo phì và bệnh tim mạch để hướng dẫn tiêu dùng những sản phẩm thực phẩm và đồ uống đóng gói được bán tại Hoa Kỳ. Những quy định này sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 26/7/2018.

Chương trình Giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP)

Ngày 08/12/2016, Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) và Cục quản lý Nghề cá biển quốc gia Hoa Kỳ (NMFS) đã công bố các quy định thiết lập Chương trình Giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP) với mục đích chính là ngăn chặn nạn khai thác bất hợp pháp và gian lận thủy sản để bảo vệ kinh tế quốc gia, an ninh lương thực và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên biển. Đối tượng áp dụng của Chương trình giám sát này không chỉ bó hẹp ở các sản phẩm thủy sản đánh bắt, khai thác hay thu hoạch từ thiên nhiên mà các sản phẩm được nuôi trồng tại các trang trại, cơ sở nuôi trồng; hay các sản phẩm được sản xuất, chế biến tại các cơ sở sản xuất, chế biến.

Chính sách thuế và thuế suất

Tham khảo trong đường dẫn sau: https://hts.usitc.gov/current

Quy định về bao bì, nhãn mác

Điều 304 Luật Thuế quan năm 1930 của Hoa Kỳ quy định mỗi sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài và nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải được ghi nhãn bằng tên tiếng Anh của nước xuất xứ. Luật này cũng yêu cầu tên nước xuất xứ phải được đặt ở một nơi dễ nhìn thấy một cách rõ ràng, không thể tẩy xóa và gắn liền với sản phẩm.

Nếu hàng hóa không được ghi nhãn vào thời điểm nhập khẩu sẽ bị áp thuế 10% giá trị hải quan của hàng hóa đó trừ khi hàng hóa đó được xuất khẩu, tiêu hủy hoặc dán nhãn dưới sự kiểm soát của Cơ quan Hải quan và Biên giới Hoa Kỳ (CBP) trước khi được nhập cảnh. Đối với người xuất khẩu, vi phạm đánh dấu nước xuất xứ có thể bị Hải quan lưu vào “sổ đen” máy tính và để ý kiểm tra kỹ hơn các lô hàng xuất sau đó.

Mặc dù không thể xác định được người mua cuối cùng trong mỗi giao dịch, nhìn chung, “người mua cuối cùng” có thể được định nghĩa là người cuối cùng tại Hoa Kỳ sẽ nhận được hàng hóa dưới hình thức mà nó đã được nhập khẩu.

Nói chung, khi một sản phẩm được nhập vào và sử dụng tại Hoa Kỳ để sản xuất một sản phẩm có tên khác, đặc điểm hoặc cách sử dụng khác với sản phấm đầu, nhà sản xuất sẽ là người mua cuối cùng. Nếu một sản phẩm được bán tại cửa hàng bán lẻ với mẫu mã như lúc được nhập khẩu, khách hàng lẻ là người mua hàng cuối cùng. Nếu một người có tác động vào sản phẩm khiến sản phẩm thay đổi sẽ được coi là người mua cuối cùng, nhưng nếu sự tác động đó là rất nhỏ và không ảnh hưởng đến bản chất của sản phẩm, thì sẽ không được coi như là người mua cuối cùng.

Khi một loại hàng hóa được yêu cầu phải ghi nhãn quốc gia xuất xứ, nhãn hiệu phải tồn tại cho đến khi hàng hóa đến tay người mua cuối cùng.

Luật không cho phép ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có xuất xứ nước ngoài những từ như “United States” hoặc “U.S.A”, hoặc tên bất kỳ thành phố hoặc địa điểm nào ở Hoa Kỳ để tạo cảm giác là hàng được sản xuất tại Hoa Kỳ, trừ khi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có ghi kèm một cách rõ ràng ở chỗ dễ thấy nước xuất xứ của hàng hóa.

Hải quan Hoa Kỳ cũng quy định một số sản phẩm có thể được miễn trừ việc dán nhãn xuất xứ, chi tiết xin tham khảo các đường link sau đây.

Link tham khảo chi tiết:

https://www.cbp.gov/trade/nafta/guide-customs-procedures/country-origin-marking

https://www.cbp.gov/trade/nafta/country-origin-marking

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

https://www.fda.gov/Food/GuidanceRegulation/FSMA/ucm257980.htm

Quyền sở hữu trí tuệ

Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua được quản lý bởi hai cơ quan chính phủ: Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ và Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ. Bằng sáng chế cung cấp cho các nhà phát minh quyền sử dụng sản phẩm của họ trên thị trường hoặc để kiếm lợi nhuận bằng cách chuyển quyền đó cho người khác.

Chi tiết về Luật sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ tham khảo tại đường dẫn sau:

https://www.hg.org/intell.html

Tập quán kinh doanh

Người dân Hoa Kỳ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập, đối với họ, gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Đặc điểm này dẫn đến một tính cách nổi bật của người dân Hoa Kỳ là cạnh tranh.

Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng và dễ hiểu, họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi hay ví von, ẩn dụ. Nếu nói “không”, họ sẽ hiểu là không, nếu nói “được” thì họ sẽ hiểu là được và nếu không biết họ sẽ nói rõ “Tôi không biết” hay “Tôi không phụ trách vấn đề này” nếu vấn đề đang đề cập không thuộc phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, họ vẫn sẵn lòng chỉ dẫn cho đối tác biết nên gặp ai, đi đâu để tìm hiểu vấn đề mà họ quan tâm.

Phong cách chung của các doanh nhân Hoa Kỳ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề và mong muốn nhanh chóng có kết quả. Trong đàm phán, họ thường xác định trước rõ ràng mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Khi đàm phán, đương nhiên cả hai phía đều muốn chiến thắng và các doanh nhân Hoa Kỳ cũng vậy, tuy nhiên họ cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi (Win-Win) và nguyên tắc “có qua có lại” vẫn là nguyên tắc rất quan trọng trong đàm phán kinh doanh.

Các doanh nhân Hoa Kỳ nhìn chung thường là người thẳng thắn, lịch thiệp. Tuy nhiên, việc này có thể khác nếu tính đến yếu tố địa lý. Ví dụ, người New York nổi tiếng là trực tính, thậm chí hơi thô bạo nếu so sánh với văn hóa châu Á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn nhưng thường lịch sự hơn, người California không phải lúc nào cũng nói đúng với ý nghĩ của họ. Ví dụ, khi ở Los Angeles, nếu họ nói rằng “Tôi sẽ trở lại vấn đề này với bạn” thì cũng có thể là họ sẽ làm như vậy thật nhưng cũng có thể họ ngụ ý là “Bạn không có cơ hội đâu”.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ, Bộ Công Thương
Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: +84 4 2220 5380, +84 4 2220 5381, +84 4 2220 5382
Fax: +84 4 2220 5376, +84 4 2220 2525

Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam
Địa chỉ: số 09 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Website: vcci.org.vn
Tel: +84 24 3574 2022

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
Số 7 Láng Hạ, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84243 8505000
Fax: +84-24-3850-5010

Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh
4 Lê Duẩn, Quận 1
TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: +84-28-3520-4200

Tại Hoa Kỳ

Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ
Địa chỉ: 1233 20th Street M.W, Suite 400, Washington D.C 20036
Website: www.vietnamembassv-usa.org
Tel: +001 202 8610737

Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ
Địa chỉ: 1730 M Street, N.W., # 501 Washington, D.C. 20036 USA
Điện thoại: (202) 463-9425, 463-9426, 463-9428, 463-9419
Fax: (202) 463-9439
Email: vinatrade@vietnam-ustrade.org
Website:http://www.vietnam-ustrade.org

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco
Địa chỉ: 1700 California Street, Suite 580, San Francisco, CA 94109
Điện thoại: (415) 922 1707; (415) 922 8588;
Fax: +1 (415) 922 1848

Thương vụ Việt Nam tại San Francisco
Địa chỉ: 474 35th Ave, San Francisco, CA 94121;
Điện thoại: 001 (415) 990 2636;

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, Texas
Địa chỉ: 5251 Westheimer Rd, Suite 1100, Houston, Texas 77056
Điện thoại: 713-850-1233 | 713-840-0096
Fax: 713-840-0159 | 713-871-0312

Thương vụ Việt Nam tại Houston, Texas
Địa chỉ: 5251 Westheimer Rd, Suite 1100, Houston, Texas 77056;
Điện thoại: 001 713-850-1233 ext. 107;

Thương vụ Việt Nam tại New York
Địa chỉ: 545 Fifth Avenue, Suite 1109, New York, NY 10017
Điện thoại: (+1) 212-868-2686/2688.