[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”MÔ-DĂM-BÍCH” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion][vc_btn title=”Tải về dạng PDF” style=”custom” custom_text=”#666666″ align=”center” i_align=”right” i_icon_fontawesome=”fa fa-file-pdf-o” button_block=”true” add_icon=”true” link=”url:%23|||”]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan tình hình nền kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Kể từ khi cục diện hòa bình được tái lập từ đầu 2017, nhìn chung tình hình Mozambique ngày càng đi vào ổn định sau mấy năm khủng hoảng quân sự chính trị và tài chính ngân sách. Việc chính phủ và phe đối lập Renamo đạt thỏa thuận ngừng bắn hòa giải (từ tháng 1/2017) đã giúp chấm dứt xung đột vũ trang kéo dài, mở ra cục diện hòa bình mới, tác động tích cực tới đời sống mọi mặt sở tại, góp phần để Mozambique lấy lại lòng tin của các nhà tài trợ và của giới đầu tư nước ngoài nhằm thoát khỏi khủng hoảng tài chính – ngân sách.

Về kinh tế, Mozambique đang cố gắng phục hồi sau khi gặp khó khăn lớn trong năm 2016 (do thiên tai, giá hàng hóa giảm trên thị trường quốc tế và đặc biệt là các nước phong tỏa các dự án viện trợ sau khi phát hiện khoản nợ lớn 1,4 tỷ USD bị che giấu). Do nỗ lực của Chính phủ trong việc lấy lại lòng tin của các nhà tài trợ và tận dụng đà phục hồi của kinh tế thế giới và khu vực, tăng trưởng GDP của Mozambique năm 2017 đạt 3,7%. Trong đó, ngành khai khoáng chiếm tỷ trọng lớn nhất với mức 32,4%. Các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, săn bắn, lâm nghiệp, và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn hơn trong nền kinh tế với tỷ trọng trong GDP là 22,5%. Lạm phát ở mức 15,1%, giảm nhiều so với mức 19,5% của năm 2016.

Do tình trạng nợ công còn khá cao, dự báo tăng trưởng của Mozambique có thể chỉ ở mức 3,3% năm 2018 và cả năm 2019 (so với dự báo trước đó là 3,8% trong năm nay và 3,9% vào năm 2019).

Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Các ngành kinh tế trọng điểm của Mozambique gồm: khai khoáng (than đá, khí đốt), nông nghiệp, viễn thông, du lịch, thương mại.

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Về xuất nhập khẩu:

Mozambique xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng nhôm, than đá, khí đốt, thuốc lá, đường, tôm, bông, hạt điều, dừa và gỗ. Các đối tác xuất khẩu chính là Hà Lan, Nam Phi, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Trung Quốc.

Các mặt hàng chính nhập khẩu vào Mozambique gồm: máy móc thiết bị, xe cộ, nhiên liệu, hóa chất, sản phẩm kim loại, quần áo và thực phẩm. Các đối tác nhập khẩu chính là Nam Phi, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc và Bồ Đào Nha.

Về đầu tư:

Năm 2011, Mozambique thu hút trên 6 tỷ USD đầu tư nước ngoài (FDI), và hơn 4,9 tỷ USD năm 2014. Tuy nhiên, năm 2015, FDI giảm đáng kể, chỉ đạt 3,87 tỷ USD. FDI tại Mozambique tiếp tục sụt giảm trong năm 2016 chỉ đạt 3,09 tỷ USD do những khó khăn mà các nước đầu tư lớn phải đối mặt và sự sụt giảm của giá dầu thế giới. Năm 2017, Mozambique tiếp tục thúc đẩy các dự án dầu khí ở phía Bắc với thoả thuận đầu tư trị giá gần 5 tỷ USD với các công ty dầu khí của Italia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Indonesia vào tổ hợp khí tại mỏ Nam San hô (ký tháng 5/2017) và thỏa thuận đầu tư của tập đoàn Anadarko, Exxon Mobile vào các lô khí đốt số 1 (tháng 10/2017). Các hoạt động này được kỳ vọng sẽ mở ra làn sóng đầu tư mới vào Mozambique, nhất là ở các tỉnh phía Bắc, nơi đang được IMF đánh giá có triển vọng phát triển kinh tế nhanh nhất khu vực Châu Phi Nam Sahara.

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư

Tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng (năng lượng, mỏ, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp), đồng thời nhằm phát huy tốt hơn lợi thế vị trí địa lý trong lĩnh vực giao thông vận tải, bờ biển dài, Chính phủ Mozambique mấy năm gần đây liên tục đề ra những đổi mới, thực hiện cải cách mạnh mẽ về kinh tế, dần dần tư nhân hóa nhiều doanh nghiệp tập đoàn lớn, tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện có khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến ngành khai khoáng, hydrocarbon, năng lượng, hậu cần, bán lẻ và bất động sản. Trong năm 2017, các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Mozambique bao gồm: Hoa Kỳ, các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất, Ấn Độ, Trung Quốc, Italia, Nam Phi, Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên

Mozambique chủ trương thu hút đầu tư để phát triển mạnh các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh như: khí đốt thương phẩm, các mặt hàng nông sản (lạc, vừng, bông, điều, thuốc lá), lâm sản (gỗ), hải sản (tôm, cá, mực)

Các hiệp định thương mại chính hiện đang tham gia

Mozambique là thành viên của Cộng đồng Phát triển miền Nam Châu Phi (SADC) với khu vực tự do thương mại, liên minh thuế quan của thị trường trên 247 triệu dân.

Tháng 4/2018, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố chính thức khởi động Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Đối tác Kinh tế (EPA) giữa Mozambique cùng 05 quốc gia (Nam Phi, Botswana, Lesotho, Namibia và Swaziland) thành viên Cộng đồng Phát triển Nam phần Châu Phi (SADC) với EU, theo đó tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ 06 nước của SADC sẽ được miễn thuế, tự do tiếp cận thị trường EU, ngoại trừ vũ khí. Ngoài ra, Mozambique được hưởng ưu đãi của Chính phủ Mỹ cho phép xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ với điều kiện ưu đãi. Ngoài những sản phẩm nông lâm sản chính như điều, gỗ, các mặt hàng thủy sản cũng là thế mạnh trong xuất khẩu của Mozambique mà một số doanh nghiệp của Việt Nam đang rất quan tâm.

Tháng 3/2018, Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do lục địa (CFTA) đã được ký tại Kigali, Rwanda bởi 44 trong số 55 quốc gia thành viên, trong đó có Mozambique. Theo hiệp định này, các nước thành viên sẽ loại bỏ 90% thuế hàng hóa, cơ bản tạo điều kiện cho việc tự do hàng hóa và dịch vụ trên khắp lục địa. Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc cho Châu Phi ước tính rằng thỏa thuận này sẽ góp phần thúc đẩy thương mại nội tại châu Phi lên 52% vào năm 2022. Đề xuất này sẽ có hiệu lực sau khi được 22 nước ký kết phê chuẩn.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Kim ngạch thương mại hai chiều tuy còn khiêm tốn nhưng đang có chiều hướng tăng, hiện đạt trên 100 triệu USD. Tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Mozambique năm 2017 đạt 26,67 triệu USD, tuy nhiên vẫn ở mức thăm dò thị trường của một vài doanh nghiệp tư nhân trong nước. Sau vụ Điều mùa vụ 2016-2017 đạt năng suất kỷ lục trong gần 40 năm qua tại Mozambique, các doanh nghiệp của ta trong năm 2017 đã có vụ thu mua và nhập khẩu thành công tại địa bàn này. Tổng giá trị nhập khẩu điều từ Mozambique về Việt Nam năm 2017 đạt 56,82 triệu USD. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam sang thu mua hạt điều tại địa bàn ngày càng tăng, trong đó có một doanh nghiệp Việt Nam đang xin cấp phép lập nhà máy chế biến tại Mozambique.

Hiện có khoảng 10 doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh gỗ tại địa bàn, trong đó đã hình thành ba cơ sở sơ chế tại ba miền của Mozambique (Mozambique cấm xuất khẩu gỗ tròn). Tuy nhiên, thời gian gần đây, Mozambique thay đổi chế độ thương mại gỗ theo hướng quản lý, cấp phép chặt chẽ hơn, chi phí kho cảng, bến bãi cũng tăng lên, nhưng số lượng doanh nghiệp trong nước cử người sang thu mua gỗ vẫn có xu hướng tăng, tuy chưa tăng đột biến. Một số doanh nghiệp đang lên kế hoạch lập xưởng sản xuất đồ gỗ thành phẩm.

Ngoài ra, các mặt hàng mới như than, đá quý, vừng, bông, thuốc lá cũng đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm tìm hiểu.

Đầu tư

Liên doanh của Viettel tại Mozambique (Movitel) bước sang năm thứ 6 kinh doanh tại địa bàn, hiện đã trở thành mạng di động số 1 tại Mozambique tính theo mức độ phủ sóng trên dân cư, thu hút trên 4 triệu thuê bao, phủ sóng đến hơn 85% dân số tại toàn bộ 11 tỉnh (đến tận cấp huyện), với 2100 trạm BTS, 27.000 km trục cáp quang, tổng đầu tư cho đến nay đạt gần 650 triệu USD, triển vọng sẽ thu hồi vốn đầu tư vào khoảng 2019-2020. Movitel hiện cũng đang thu hút một số doanh nghiệp phụ trợ trong nước sang Mozambique để cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho hoạt động kinh doanh của Movitel. Gần đây, Chính phủ Mozambique khuyến khích Viettel sử dụng doanh thu tại Mozambique để đầu tư sang cách lĩnh vực khác. Hiện Viettel đã cử công ty xuất nhập khẩu của mình là Viettelimex sang địa bàn để kinh doanh thương mại, nghiên cứu đầu tư ngoài lĩnh vực viễn thông.

Về nông nghiệp, nổi bật hiện nay là Dự án “Hợp tác nghiên cứu, phát triển cây lương thực và cây thực phẩm” của Viện VAAS (trị giá 2,2 triệu USD, triển khai tại tỉnh Zambezia từ 2014 đến nay) cơ bản đã hoàn thành. Phía Mozambique mong muốn Việt Nam tiếp tục hỗ trợ Mozambique triển khai giai đoạn 2 để đảm bảo kết quả bền vững của dự án. Mozambique mong muốn kêu gọi các nước tiếp tục trợ giúp phát triển nông nghiệp theo nhiều mô hình trong đó có hợp tác song phương, ba bên, với nguồn tài trợ có thể từ các chính phủ có khả năng, các tổ chức quốc tế, tận dụng sự hỗ trợ của các nước có nhiều kinh nghiệm như Việt Nam trong thời gian tới.

Các Hiệp định, thỏa thuận đã ký kết

  • Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật thương mại;
  • Hiệp định Thương mại;
  • Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư;
  • Hiệp định về hợp tác giữa hai Chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp (2007);
  • Nghị định thư thành lập Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và công nghệ.
[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường Mozambique” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Với xu hướng tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng ổn định ở thời điểm hiện tại và triển vọng tăng trưởng mạnh từ 2021 (sau khi Mozambique có khí đốt thương phẩm xuất khẩu), Mozambique được các nước đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng, hiện có nhiều dư địa để phát triển quan hệ thương mại-đầu tư. Chính phủ Mozambique chủ trương đẩy mạnh hợp tác với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Việt Nam, nhằm tranh thủ quan hệ tốt đẹp và những tiềm năng sẵn có phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết để phát triển đất nước.

Gạo là mặt hàng thiết yếu trong nhu cầu nhập khẩu nông sản của Mozambique trong tình hình sản xuất nông nghiệp của Mozambique vẫn chưa hoàn toàn đáp nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước. Hàng năm, Mozambique phải nhập từ 20-30 vạn tấn gạo. Đây là một cơ hội để gạo của Việt Nam thâm nhập thị trường này. Các doanh nghiệp của ta cần tăng cường xuất khẩu gạo sang thị trường này, đặc biệt là tham gia trồng cấy, chứ không chỉ dừng ở mức thăm dò như hiện nay.

Do điều kiện địa lý, hàng năm mùa thu hoạch điều tại Mozambique bắt đầu khi mùa điều của ta đã kết thúc, điều này đã khiến Mozambique trở thành một thị trường điều tiềm năng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy chế biến điều trong nước. Ngoài điều, các sản phẩm nông sản khác như dừa, sắn, vừng, bông, lạc, đậu xanh, mía đường… cũng là các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Mozambique.

Mozambique chủ yếu vẫn phát triển về nông nghiệp, các hàng điện máy, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu còn non kém, chủ yếu vẫn phải nhập từ nước ngoài. Sau giai đoạn khủng hoảng chính trị, nhu cầu vật liệu xây dựng của Mozambique cũng tăng cao bùng nổ xây dựng và bất động sản.

Các sản phẩm tiềm năng khác: nhôm, than đá, khí đốt, gỗ, thủy sản ….

[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Chính sách thuế và thuế suất

Xin tham khảo tại trang web:

http://www.at.gov.mz/por/Pauta-Aduaneira

Quyền sở hữu trí tuệ

Thỏa thuận Madrid 1981 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa.

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương

Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: +84-24- 22205425

Fax: +84-24-22205518

Email: VAP@moit.gov.vn

Đại sứ quán Mozambique tại Việt Nam:

Địa chỉ: 305-308 Tòa nhà A2, Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Số 298 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: +84-24-62684888                        

Fax: +84-24-62694999

Tại Mozambique

Đại sứ quán Việt Nam tại Mozambique:

Địa chỉ: Av. Francisco Orlando Magumbwe No: 1048/1026 (Antigos Combatentes), Maputo – Mozambique.

ĐT: +25821497912                                                     

Email: dsqvnmoz@yahoo.com

Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi (kiêm nhiệm Mozambique):

Đ.c Đào Mạnh Đức

98 Silver Oak Avenue, Waterkloof, Pretoria- South Africa

Điện thoại: +27123468083

Email: daomanhduc@gmail.com