Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Cô-oét
Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây
Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế
– GDP: 118 tỷ USD
– GDP bình quân đầu người: 69.700 USD
– Tăng trưởng GDP: 2,3%
– Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 0,4%, công nghiệp 58,7%, dịch vụ 40,9%
– Tỷ lệ lạm phát: 2,5%
Trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều khởi sắc, áp lực ngân sách cũng đã giảm do giá dầu phục hồi, cùng với việc Chính phủ Kuwait tích cực triển khai các biện pháp cải cách nền kinh tế, Kuwait được dự báo sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian tới. Theo dự báo của các chuyên gia, kinh tế Kuwait sẽ đạt 2,5% trong năm 2018, tăng nhẹ so với mức 2,3% năm 2017. Trong ngắn hạn, Kuwait tiếp tục mở rộng năng lực sản xuất, phát triển thêm các dự án lọc hóa dầu trong nước và mở rộng các dự án lọc nước, phát điện, triển khai dự án năng lượng mặt trời nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng trong mùa hè.
Một số ngành kinh tế trọng điểm
Theo tài liệu của CIA factbook, các ngành công nghiệp chính của Kuwait là dầu mỏ, hóa dầu, xi măng, đóng và sửa chữa tàu biển, khử muối cho nước, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, tài chính và ngân hàng.
Dầu mỏ là ngành công nghiệp quan trọng nhất, đóng góp phần lớn ngân sách của Kuwait, trữ lượng dầu mỏ của quốc gia này khoảng 104 tỷ thùng (theo công bố của OPEC), chiếm khoảng 10% trữ lượng của thế giới. Giá dầu phục hồi trong thời gian qua đã đem lại thặng dư cho nền kinh tế, giải tỏa áp lực về ngân sách.
Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư
Về xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 53,7 tỷ USD, năm 2016 đạt 46 tỷ USD, năm 2017 đạt 55 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính: dầu và các sản phẩm hóa dầu, hóa chất, phụ tùng máy gia dụng… Các nước xuất khẩu chính: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan, Thái Lan…
Về nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu năm 2015 đạt 30,7 tỷ USD, năm 2016 đạt 30,6 tỷ USD, năm 2017 đạt 33,6 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính: phương tiện vận tải, thiết bị và phụ tùng quang học, máy móc thiết bị điện, sắt thép, đồ điện và phụ tùng điện, lương thực, thực phẩm, sản phẩm cao su và nhựa, hàng dệt may, giày dép… Các nước nhập khẩu chính: Mỹ, Trung Quốc, Ả-rập Xê-Út, Nhật Bản, UAE, Án Độ, Đức…
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư
Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư
Kuwait tiếp tục theo đuổi kế hoạch “Kuwait Vision 2035” với khoảng 50 dự án lớn, đây là kế hoạch với mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ của Kuwait. Tại Diễn đàn đầu tư Kuwait (KIF) diễn ra trong tháng 3/2018, Chính phủ nước này tiếp tục khẳng định đây là nhiệm vụ chiến lược nhằm đảm bảo phát triển bền vững cho thế hệ tương lai. Kể từ năm 2015, Kuwait bắt đầu triển khai việc kêu gọi đầu tư FDI từ nước ngoài, đến nay đã thu hút được 2,5 tỷ USD vốn FDI.
Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên:
Kuwait đang kêu gọi, triển khai các mối quan hệ hợp tác đầu tư chiến lược tổng trị giá hơn 100 tỷ USD trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội quan trọng như công nghệ thông tin, truyền thông, dầu khí, năng lượng tái tạo, điện và nước, phát triên đô thị và nhà ở, y tế, vận tải, du lịch và phát triển khu vực North Gateway bao gồm năm hòn đảo tự nhiên.
Các đối tác thương mại ưu tiên:
Đối tác kinh tế, thương mại của Kuwait chủ yếu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, UAE, Đức, Ả-rập Xê-út, Nhật Bản, Ẩn Độ…. Thời gian gần đây, trong nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế và các đối tác kinh tế, Kuwait triển khai chính sách hướng Đông, tăng cường mở rộng hợp tác thương mại, kinh tế vào Trung Quôc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN.
Các FTAs chính hiển đang tham gia:
Kuwait tham gia các FTA thông qua Hội đồng các nước Vùng Vịnh GCC như các FTA giữa GCC-EFTA (European Free Trade Association), FTA GCC- Singapore; đang đàm phán FTA giữa Úc-GCC, FTA Nhật Bản-GCC. Ngoài ra, Kuwait còn tham gia FTA Pan-Arab Free Trade Area.
Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng
Kuwait là nước có nền kinh tế mở, hiện chưa ghi nhận trường hợp nào Kuwait sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật trong nhiều năm qua. Thông thường, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Kuwait thường ban hành các lệnh cấm nhập khẩu tạm thời một số mặt hàng thực phẩm, nông sản, thủy sản từ một số nước (hiện Kuwait đang tạm thời cấm nhập khẩu một số loại tôm từ Việt Nam) do lo ngại nhiễm các loại virus, bệnh dịch…
Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Thương mại
Kinh tế Kuwait giai đoạn 2016-2017 đi xuống do giá dầu duy trì ở mức thấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ thương mại Việt Nam – Kuwait. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Kuwait đạt 73,3 triệu USD giảm gần 17% so với 88,2 triệu USD năm 2015. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Kuwait chỉ đạt 62,5 triệu USD, giảm mạnh so với 73,3 triệu USD của năm 2016.
Về mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng chính của ta gồm điện thoại di động, rau quả, thủy sản, chè, hạt tiêu, hạt diều, sản phẩm gỗ, sản phẩm sắt thép, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng. Nguyên nhân chính của việc kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm là do giá dầu giảm mạnh, kéo dài khiến nguồn thu của Kuwait giảm; tiếp đến là chi phí đầu vào tăng mạnh do Kuwait tăng giá nhiên liệu, phí hành chính. Bên cạnh đó, việc Kuwait đã trục xuất gần 70 nghìn người nước ngoài, chiếm gần 2% tổng số dân cũng gây ảnh hưởng tới lượng cầu của địa bàn; đồng Dinar giảm giá mạnh so với USD.
Bước sang năm 2018, khi giá dầu phục hồi tăng trở lại và duy trì ở mức 75- 80 USD/thùng gần đây, nhu cầu nhập khẩu của Kuwait cũng sẽ được cải thiện, tạo thuận lợi cho việc xuât khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Kuwait. Cụ thể, tính đến hết tháng 5/2018, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Kuwait đạt 507,9 triệu USD tăng mạnh so với mức 63,7 triệu USD cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 33,3 triệu USD tăng mạnh lên 50% so với 22,2 triệu USD của cùng kỳ năm 2017. Các mặt hàng xuất khẩu chính vẫn là điện thoại di động, thủy sản, đồ gỗ, gia vị, trái cây… trong đó điện thoại di động tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là thủy sản, nông sản, gỗ và sản phâm gỗ, sản phẩm sắt thép. Nhập khẩu từ Kuwait đạt 474,6 triệu USD, tăng rất cao so với mức 41,5 triệu USD cùng kỳ chủ yếu do nhập khẩu lượng dầu thô từ Kuwait phục vụ cho hoạt động lọc hóa dầu của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại.
Tuy nhiên, Kuwait là thị trường nhỏ, đi lại khó khăn, chi phí cao, số lượng người Việt sinh sống ở đây không nhiều, ít nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, thậm chí các hoạt động của các bộ ngành, địa phương đối với Kuwait cũng rất hạn chế. Vì vậy, việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại gặp không ít khó khăn. Đây là hạn chế chưa thế khắc phục ngay trong thời gian ngắn trước mắt.
Đầu tư:
Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang tiếp tục quá trình chạy thử và đã cho ra dòng sản phẩm thương mại đầu tiên (5 triệu lít xăng Octane 92) vào ngày 01/5/2018, dự kiến sẽ chính thức vận hành thương mại 100% công suất vào tháng 8/2018. Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có công suất 200.000 thùng dầu mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phấm dầu mỏ ở Việt Nam. Trong chuyến thăm và làm việc tại Kuwait của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa (tháng 4/2018), phía Kuwait cam kết sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và dự án kho dự trữ xăng dầu tại Thanh Hóa. Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Kuwait (KPC) và Tổng Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) cũng mong muốn tiếp tục đầu tư phát triển các trạm phân phối xăng IQ8 tại Thanh Hóa và các tỉnh của Việt Nam (vừa qua đã khánh thành trạm thứ 2) và các dự án sau lọc dầu, sản phẩm hóa dầu tái sinh…
Quỹ Kuwait Phát triển Kinh tế Ả-rập đã ký Hiệp định cho vay hỗ trợ vốn trị giá hơn 13 triệu USD cho Dự án Phát triển đa mục tiêu vùng đồng bào dân tộc thiểu số các xã nghèo huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang trong năm 2018. Tính đến nay, Quỹ Kuwait đã hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho Việt Nam thực hiện 15 dự án với tổng giá trị trên 180 triệu USD trong các lĩnh vực khác nhau.
Các thỏa thuận đã ký kết:
- Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học, kỳ thuật (3/5/1995).
- Hiệp định Thương mại (3/5/1995).
- Nghị định thư về hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (6/2005).
- Nghị định thư về thành lập ủy ban Hỗn hợp.
- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (2007)
- Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần (3/2009).
- Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ (10/2012).
- Thỏa thuận về hợp tác thể thao- văn hóa (5/2016)
- Tháng 2/2016, Chính phủ Kuwait đã chính thức công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Kuwait là quốc gia giàu có tại khu vực Trung Đông phải nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa, nhu cầu nhập khẩu tương đối lớn và đa dạng với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm khoảng 30 tỷ USD, gồm các mặt hàng chính như nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng, máy móc, ô tô, đồ may mặc… Trong khi đó Việt Nam xuất khẩu sang Kuwait mới đạt khoảng 70-75 triệu USD/năm, chiếm khoảng 0,25% thị phần. Tiềm năng mở rộng và đấy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang Kuwait còn rất lớn, tập trung vào một số mặt hàng như thủy sản, hạt tiêu, điều, gạo, trái cây, vật liệu xây dựng…
Ngành nông nghiệp của Kuwait không phát triển do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, phải nhập khẩu gần như 100% các loại rau, củ, trái cây. Nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng này của Kuwait khoảng 700 triệu ƯSD/năm. Hiện một số mặt hàng trái cây của Việt Nam đang dần tiếp cận tới các siêu thị tại Kuwait như chanh không hạt, dưa hấu, chuối…
Ngành vật liệu xây dựng trong những năm tới sẽ có nhiều triển vọng do nhu càu phục vụ các dự án xây dựng tại Kuwait tăng cao. Chính phủ Kuwait đang có kế hoạch triển khai nhiều dự án cơ sở hạ tầng, nhà ở dân sinh để thực hiện Kế hoạch “Kuwait Vision 2035”, đây cũng là cơ hội cho mặt hàng vật liệu xây dựng của Việt Nam có thể tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này.
Các quy định về xuất nhập khẩu
Luật 43/1964 và sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến nhập khẩu vào Kuwait. Giấy phép nhập khẩu là bắt buộc đối với tất cả hàng hóa nhập khấu thương mại và nhập khẩu thương mại chỉ giới hạn cho các nhà nhập khấu đã đăng ký. Nhà nhập khẩu không cần một giấy phép nhập khấu cho mỗi sản phẩm hoặc lô hàng nhập khấu nhưng phải là thành viên đã đăng ký của Phòng Thương mại và Công nghiệp Kuwait và cần phải có một giấy phép nhập khẩu hàng năm của Bộ Công Thương. Để được đăng ký tại Bộ Công Thương, nhà nhập khẩu phải là một công dân Kuwait, hoặc một công ty trong đó tất cả các đối tác là công dân Kuwait, hoặc một công ty trách nhiệm hữu hạn Kuwait.
Nhà nhập khẩu đã đăng ký chuyên làm về một số mặt hàng có thế được cấp một giấy phép chung có giá trị trong một năm, cho phép nhập khẩu nhiều lần bất kỳ số lượng hàng hóa từ bất cứ nước nào trong khoảng thời gian một năm đó. Các nhà nhập khấu khác phải có giấy phép đặc biệt cho các mặt hàng cụ thể với giá trị trong một năm. Việc nhập khẩu một số thiết bị công nghiệp, máy móc, phụ tùng thay thế phải có giây phép công nghiệp giá trị sử dụng một lân.
Thuốc và thiết bị X quang, thiết bị viễn thông không dây cũng đòi hỏi có sự cho phép đặc biệt từ Bộ liên quan. Giấy phép này được cấp cho các cơ sở công nghiệp đã đăng ký và được cấp phép sau khi có sự chấp thuận của ủy Ban công nghiệp thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp. Việc nhập khẩu của các đối tượng cá nhân có thể được cho phép theo cá nhân hoặc cấp giấy phép đặc biệt.
Bộ Công Thương có thể từ chối hoặc hạn chế số lượng giấy phép cho bất kỳ sản phẩm, hàng hóa nào ngoại trừ thực phẩm, hoặc bỏ các yêu cầu vê giấy phép nhập khẩu trong trường hợp đặc biệt. Một số hàng hóa cần có giây phép nhập khâu đặc biệt như vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, chất phóng xạ, cồn ethylene, chất gây nghiện, thuốc, thiết bị X-quang, thuốc trừ sâu và côn trùng, một số loài chim lạ và xe hơi cổ, thiết bị viễn thông không dây.
Một số loại thuốc đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu đặc biệt của Bộ Y tế. Nhập khẩu vũ khí và chất nổ đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu đặc biệt từ Bộ Nội vụ. Ngoài ra, việc nhập khẩu các mặt hàng sau đây bị cấm: chất ma tuý, đồ uống có cồn và các vật liệu được sử dụng để sản xuất, súng hơi, thịt lợn hoặc thực phẩm chứa nguyên liệu thịt lợn, sách báo khiêu dâm, phản động và các loại xe đã qua sử dụng hơn năm năm.
Để bảo vệ các ngành công nghiệp địa phương, bột mì, khí oxy công nghiệp và y tế, một số sản phẩm gang thép và ống thép hàn, và các mặt hàng khác được sản xuất trong nước cũng không được phép nhập khẩu.
Chính sách thuế và thuế suất
Kuwait áp dụng biểu thuế nhập khẩu thống nhất của GCC, với mức thuế nhập khẩu trung bình từ 0-5% đối với hầu hết các sản phẩm nhập khẩu, mức thuế 100% đối với các sản phẩm thuốc lá. Kuwait ràng buộc 99,5% tổng số dòng thuế trong biểu thuế. Kuwait áp dụng mức thuế MFN đối với các nước thành viên WTO, không áp dụng hạn ngạch thuế quan. Theo nguyên tắc “nhập cảnh một lần (single entry), hàng hóa nhập khẩu vào Kuwait (hoặc bất kỳ nước GCC nào) sẽ bị áp thuế nhập khẩu một lần duy nhất tại điểm nhập cảnh, với hệ thống tái phân phối nguồn thu thuế hài hòa giữa các nước GCC. Theo báo cáo rà soát chính sách thương mại của WTO (Trade Policy Review: Kuwait 2012, WTO Secretariat Report), biểu thuế nhập khẩu MFN năm 2011 của Kuwait bao gồm 7100 dòng thuế ở cấp 8 chữ số HS, trong đó 7001 dòng thuế là thuế theo giá trị (ad valorem), 19 dòng thuế tính theo phương pháp hỗn hợp (mixed tariffs).
Quy định về bao bì, nhãn mác
Tất cả các mặt hàng thực phẩm được quy định nghiêm ngặt về đóng gói, dán nhãn, mô tả về nội dung, ngày sản xuất và hạn sử dụng, xuất xứ bằng tiếng Á-rập và các ngôn ngữ khác. Có những hạn chế về việc sử dụng một số chất phụ gia và các sản phẩm hóa chất. Tất cả các sản phẩm thực phẩm, bao gồm cả hàng mẫu phải chịu sự kiểm tra của các phòng thí nghiệm y tế công cộng tại các Quận của Kuwait. Các chế phẩm dược phải đăng ký với Bộ Y tế và được kiểm tra trong phòng thí nghiệm của Bộ.
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch
Hàng động vật sống, sản phẩm từ động vật, thực vật hoặc sản phẩm từ thực vật phải được cấp giấy chứng nhận vệ sinh, sức khỏe và kiểm tra tại nước xuất xứ. Tất cả thịt bò và sản phẩm gia cầm nhập khẩu phải có chứng nhận y tế từ nước xuất xứ và chứng chỉ của một trung tâm Hồi giáo được phê duyệt trong nước xuất xứ, trong đó xác nhận rằng thịt và phương thức chế biến được thực hiện theo phong tục Hồi giáo (Halal).
Quyền sở hữu trí tuệ
Kuwait không cung cấp ưu đãi cho các nước GCC hoặc các nước Ả Rập khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ. Kuwait đang tìm cách đa dạng hoá nền kinh tế bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài và khuyên khích sự phát triển của khu vực tư nhân. Chính phủ cho rằng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích phát minh, đổi mới và thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả và vi phạm bản quyền, có thể khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo và thúc đẩy cạnh tranh.
Năm 2016, Kuwait đã thông qua Luật bản quyền mới (Copyright and Neighbouring rights Law) thay thế bộ luật cũ từ năm 1999. Theo luật mới, mức phạt cao nhất cho việc vi phạm bản quyền đã được tăng lên rất nhiều. Cụ thể mức phạt tối đa vi phạm bản quyền 500 KD của luật cũ đã được tăng lên thành 50.000 KD theo luật 2016. Hình phạt tù cũng được tăng lên tối đa là 2 năm so với mức 1 năm của luật cũ.
Tập quán kinh doanh
Tiếng Ả-rập là ngôn ngữ chính được sử dụng tại Kuwait. Ngoài ra, tiếng Anh cũng đang được sử dụng rộng rãi tại quốc gia này.
Phong cách làm việc của những người dân tại Kuwait rất nhiệt tình, tuy nhiên nhiều lúc lại hơi mất tập trung. Họ thường làm lần lượt từng việc một để tránh nhầm lẫn và đỡ mất thời gian phải làm lại từ đầu, do vậy không nên giục giã họ làm nhanh. Trong giao tiếp, những người dân trong khu vực này thường dùng cách nói gián tiếp, khi nói chuyện phải giữ khoảng cách, đặc biệt giữa dàn ông và phụ nữ. Trong một số trường hợp, đàn ông không được phép bắt tay và trò chuyện với phụ nữ.
Kuwait, cũng giống như các quốc gia GCC theo đạo Hồi chính thống 100%, nên yêu cầu tuân thủ các quy định về hồi giáo nghiêm ngặt. Mỗi ngày người Hồi giáo cầu nguyện 5 lần theo hướng của thánh địa Mecca. Thời gian cầu nguyện diên ra vào buôi sáng sớm, trưa, chiều, chiều muộn và tối. Trong các thời điểm cầu nguyện, các hoạt động kinh doanh đều ngừng trong khoảng một tiếng rưỡi đông hô. Trong tháng Ramadan, các du khách hoặc thương nhân người nước ngoài không nên ăn, uống hoặc hút thuốc ngoài đường vào ban ngày hoặc tại nơi ăn kiêng của người Hồi giáo.
Tại Trung Đông nói chung và Kuwait nói riêng, việc kinh doanh xoay quanh nhiều mối quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, niềm tin và danh dự. Do đó, điều quan trọng là các mối quan hệ kinh doanh được xây dựng trên tình hữu nghị và tin cậy lẫn nhau. Do đó, nếu có bạn bè hoặc người thân quen giới thiệu, các quy tăc làm việc có thê trở nên dê dàng hơn hoặc mọi việc có thể được thực hiện nhanh chóng hơn. Những cuộc gặp gỡ ban đầu đều nhằm để xây dựng mối quan hệ – xây dựng lòng tin và xác định khả năng hợp tác.
Người Ả-rập thường không đúng hẹn. Quan niệm về thời gian với họ khá là thoải mái, do đó nó không phải là bất thường khi phải chờ đợi, mặc dù vậy người Ả-rập lại kỳ vọng đối tác sẽ đến đúng giờ.
Các cuộc họp luôn có cà phê và bánh ngọt. Sự hiếu khách luôn được đề cao tại các nước Trung Đông và sẽ bị coi là có ý xúc phạm khi từ chối sự hiếu khách đó. Vì vậy, nên đón nhận đồ uống được mời và khen ngợi đồ ăn cũng như sự hiếu khách của người đón tiếp.
Tại Việt Nam
Vụ Thị trường Châu Á, Châu Phi – Bộ Công Thương
54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 024 2220 5410
Email: VAP@moit.gov.vn
Đại sứ quán Kuwait tại Hà Nội
Địa chỉ: 10 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 84-024-38489955/66/77 Fax: 84-024-38489988
Email: ktembvn@gmail.com
Tổng Lãnh sự quán Kuwait tại thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 24 Phùng Khắc Khoan, Phường DaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028-38270555
Fax: 08-38270111
Email: kuwaitconsulate@gmail.com
Tại Cô-oét
Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait
Địa chỉ: Villa 96, Street 19, Block 10, Jabriya, Kuwait
Điện thoại: +965 2531 1450;+965 2535 1593
Fax: +965 2535 1592
Email: vnemb.kw@mofa.gov.vil