[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”CA-DẮC-XTAN” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đánh giá tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan tình hình nền kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây:

Kazakhstan là nước có GDP lớn thứ hai trong SNG, chỉ sau Nga. Nền kinh tế nước này mấy năm gần đây đang cố thoát ra nhưng trên thực tế vẫn bị phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. GDP Kazakhstan tăng trưởng thấp trong năm 2015, 2016 do giá dầu thô trên thế giới thấp; lạm phát cũng ở mức cao. Từ năm 2017 đến nay GDP đã tăng cao và ổn định hơn.

Nhìn chung, nền kinh tế Kazakhstan còn chịu ảnh hưởng lớn bởi kinh tế Nga, Trung Quốc, khủng hoảng kinh tế thế giới, cũng như giá dầu, gas và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

IMF dự báo GDP của Kazakhstan năm 2018 tăng vì nước này tăng khai thác dầu. Mức tăng dự kiến là 2,8% cho cả năm 2018.

Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản

GDP và lạm phát của Kazakhstan 3 năm gần đây


(Nguồn chính thức là Ủy ban thống kê Kazakhstan http://stat.gov.kz)

– Một số ngành kinh tế trọng điểm: Công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thương mại, giao thông, viễn thông. Các ngành phát triển mạnh: chế tạo máy, gia công kim loại; khai thác dầu khí, kim loại và khoáng sản.

– Về xuất, nhập khẩu:

Các mặt hàng xuất khẩu: các sản phẩm dầu mỏ, kim loại, hóa chất, máy móc, ngũ cốc, len, thịt các loại.

Các mặt hàng nhập khẩu: Các sản phẩm máy móc, thiết bị, sản phẩm kim loại, thực phẩm.

Xuất nhập khẩu 3 năm gần nhất


10 đối tác thương mại chính và kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017 của Kazakhstan:

  1. Liên bang Nga: 410.764.000 USD, tăng 34,3% so với năm 2016
  2. Trung Quốc: 881.935.300 USD, tăng 33,5% so với năm 2016
  3. Ý: 798.448.100 USD, tăng 39,1% so với năm 2016
  4. Hà Lan: 526.941.200 USD, tăng 54,4% so với năm 2016
  5. Pháp: 728.527.700 USD, tăng 45,7% so với năm 2016
  6. Thụy sỹ: 508.760.700 USD, tăng 32,7% so với năm 2016
  7. Mỹ: 000.900 USD, tăng 23,3% so với năm 2016
  8. Đức: 947.600 USD, tăng -1,5% so với năm 2016
  9. Thổ Nhỹ kỳ: 069.600 USD, tăng 36,1% so với năm 2016
  10. Uzebekistan: 920.943.000 USD, tăng 35%. so với năm 2016

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng chính về chính sách thương mại, đầu tư

Chủ trương

  • Giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
  • Đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi.
  • Phát triển các ngành kinh tế sử dụng công nghệ số.
  • Phát triển hạ tầng giao thông và hậu cần.
  • Đảm bảo việc làm và chất lượng nguồn nhân lực.

 Chính sách lớn về đầu tư:

  • Huy động tối đa đầu tư tư nhân và khôi phục vai trò của ngành ngân hàng trong việc đảm bảo tài chính cho nền kinh tế.
  • Tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới, không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu thô, mà còn đóng vai trò là một hành lang vận chuyển.

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên:

  • Khai thác dầu khí, khai thác mỏ và luyện kim, công nghiệp hóa chất, năng lượng hạt nhân, du lịch, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học.
  • Dầu đảm bảo hơn một nửa xuất khẩu của Kazakhstan, nhưng đóng góp cho phát triển nền kinh tế đất nước là nền công nghiệp khai khoáng.
  • Trong 10 năm qua, Kazakhstan đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông khoảng 26 tỷ USD, và đến năm 2020, kế hoạch đầu tư thêm 11 tỷ USD. Đầu tư vào “hậu cần sạch” mang lại một kết quả rõ ràng. Khối lượng dịch vụ vận tải trong GDP của Kazakhstan là khoảng 8%, và vẫn tiếp tục tăng trưởng.
  • Gần đây, Kazakhstan còn hướng đến lĩnh vực mới như lĩnh vực công nghệ xanh, công nghệ số và thu hút đầu tư tài chính thông qua việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế Astana (AIFC).

Các đối tác ưu tiên:

  • Nga và Belarus trong Liên minh thuế quan;
  • Các nước trong SNG.
  • Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Hoa Kỳ, Trung Quốc…

Trong 10 năm qua, doanh thu với các đối tác nước ưu tiên đã tăng gấp 10 lần. Khoảng 60% lượng hàng xuất khẩu sang Nga và các nước SNG.

Một số chính sách mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh:

  • Cải thiện chính sách một cửa, giảm thời gian và thủ tục đăng ký kinh doanh.
  • Đơn giản hóa thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa để xuất khẩu.
  • Đăng ký lập doanh nghiệp nhỏ qua mạng “Chính phủ điện tử”.

Các FTAs chính hiện đang tham gia:

  • Các FTAs đã ký và có hiệu lực gồm:

+ 07 FTAs song phương ký với Armenia, Azerbaijan, Grudia, Nga, Kyrgyzstan, Ucraina và Uzbekistan.

+ 04 FTAs đa phương ký với các nước khối thịnh vượng chung (CIS), các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế (ECO), các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và Việt Nam với tư cách một trong các bên tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu.

+ 08 FTAs đang đàm phán đều là các FTAs đa phương gồm: Hiệp định Thương mại tự do giữa EAEU và Hy Lạp; Hiệp định Thương mại tự do giữa EAEU và Israel; Hiệp định Thương mại tự do giữa Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), Liên minh thuế quan gồm Nga, Belarus và Kazakhstan (CU); Hiệp định Thương mại tự do giữa Ấn Độ và EAEU; Hiệp định Thương mại tự do giữa New Zealand và CU; Hiệp định Thương mại tự do giữa Singapore và EAEU; Hiệp định Thương mại tự do giữa Trung Quốc và EAEU; Hiệp định Thương mại tự do giữa Hàn Quốc và EAEU.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Sau khi trở thành thành viên của WTO và Liên minh thuế quan (CU), chính sách thương mại của Kazakhstan chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quy định của CU và Ủy ban Kinh tế Á-Âu (EEC). Với tư cách là thành viên của CU, Kazakhstan phải tăng gấp đôi mức thuế nhập khẩu trung bình và áp dụng các hạn ngạch thuế quan (TRQs) đối với các loại hàng hóa nhập khẩu như gia cầm, thịt bò và thịt lợn. Tuy nhiên, để phù hợp với các cam kết với WTO, Kazakhstan giảm dần 3.512 mức thuế nhập khẩu xuống mức trung bình 6,1% vào năm 2020. Từ tháng 01/2016, Kazakhstan áp dụng mức thuế thấp hơn mức thuế của CU đối với các loại thực phẩm, ô tô, máy bay, toa xe lửa, gỗ, đồ uống có cồn, dược phẩm, đồ đông lạnh và trang sức.

Kim loại và đá quý, công nghệ mã hóa, các tài liệu của cơ quan lưu trữ quốc gia và mặt hàng có giá trị văn hóa là những loại hàng hóa đòi hỏi phải xin cấp phép xuất khẩu. Kazakhstan bỏ quy định yêu cầu xin cấp phép nhập khẩu đối với đồ uống có cồn kể từ khi Nga gia nhập WTO.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Về thương mại

Thương mại song phương giữa hai nước có chuyển biến rõ rệt sau khi Việt Nam ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu, và nhất là sau khi Kazakhstan phê chuẩn FTA với Việt Nam. Trước thời điểm này, cán cân thương mại nghiêng hẳn về phía Việt Nam, nhưng kể từ 2016 chỉ số này đã gần như cân bằng.

Số liệu về thương mại song phương từ nguồn của hai nước khác nhau do nhiều mặt hàng có nguồn gốc từ Việt Nam xuất sang Kazakhstan qua nước thứ ba (Kazakhstan tính tổng nhập khẩu theo xuất xứ hàng hóa). Dưới đây là số liệu theo nguồn từ Kazakhtan (các trang export.gov.kz kapital.kz/economic).

Các mặt hàng chính Việt Nam xuất sang Kazakhstan: điện thoại di động, máy hút bụi, máy vi tính, hạt điều, quần áo, dầy dép…

Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Kazakhstan: chì, kẽm, thép cán, bán thành phẩm sắt…

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường Ca-dắc-xtan” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Tiềm năng thị trường của Kazakhstan là rất lớn. Kazakhstan đất rộng, người thưa, tài nguyên thiên nhiên phong phú; tuy không giáp đại dương nhưng nằm ở trung tâm Trung Á nên có thể phát triển ngành logistic giữa lục địa Á-Âu… Đây là thế mạnh của Kazakhstan nhưng chưa được khai thác nhiều.

Một số lĩnh vực tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam:

Lĩnh vực bán lẻ: Thương mại là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế Kazakhstan. Ngành này vẫn luôn là ngành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong vòng hơn 5 năm qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư hơn 12 tỷ USD cho lĩnh vực này. Ngành bán lẻ hiện đang phát triển nhanh chóng.Các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Kazakhstan gồm các sản phẩm điện tử, điện thoại thông minh, nông nghiệp nhiệt đới, giày da, đồ gia dụng, dệt may, thủy hải sản đông lạnh…

Công nghiệp hóa chất, khai khoáng, hóa dầu: Đầu tư vào ngành công nghiệp hóa chất ở Kazakhstan rất có khả năng sinh lời vì đây là nơi có nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào với trữ lượng dầu và khí ngưng đứng thứ 12 thế giới (3,9 tỷ tấn), trữ lượng vàng lớn thứ 6 thế giới, trữ lượng phốt phát đứng thứ 14 thế giới (1 tỷ tấn), khí ga tự nhiên đứng thứ 24 thế giới (0,9 nghìn tỷ mét khối), khoáng sản chứa Kali (6 tỷ tấn)…Vật liệu thô chi phí thấp có hàm lượng etan cao tại Kazakhstan cùng với nhu cầu cao đối với các sản phẩm hóa dầu của các nước lân cận khiến cho lĩnh vực này trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư.

Cơ khí – chế tạo máy: Đây là một trong những ngành có nhiều hứa hẹn nhất tại thị trường Kazakhstan. Kazakhstan là thị trường cơ khí lớn thứ 2 tại Liên minh Kinh tế Á – Âu.

Vận tải, logistic: Nằm trên con đường tơ lụa mới, Kazakhstan trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất lục địa Á-Âu. Hiện tại, trung bình một ngày có khoảng 63,000 công te nơ đi qua cửa khẩu quốc tế Khorgos-Horgos giữa Kazakhstan và Trung Quốc. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU đã có hiệu lực từ ngày 05/10/2016 cùng với việc giảm thuế của gần 90% mặt hàng. Để thúc đẩy việc giao thương giữa Việt Nam và các nước EAEU, trong đó có Kazakhstan, hợp tác phát triển trong lĩnh vực vận tải và logistic đóng vai trò quan trọng. Việc vận chuyển hàng hóa hai chiều được thực hiện thông qua hai tuyến đường chính: Đường biển từ Việt Nam qua Liên Vân Cảng (Trung Quốc), nơi 49% cổ phần cảng biển thuộc về Công ty Đường sắt Kazakhstan và đường sắt quốc tế (Việt Nam – Trung Quốc – Kazakhstan).

Nông nghiệp sạch và công nghiệp thực phẩm: Diện tích đất sử dụng của Kazakhstan rộng lớn thứ 9 thế giới, trong đó hơn 80% (hơn 210 triệu ha) là đất nông nghiệp. Gần 20% lao động của nước này làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên, Kazakhstan vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nông sản từ nước khác. Hiện nay, nước này đang kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch. Trong vòng hơn 5 năm qua, nước này đã thu hút được số vốn đầu tư lên đến hơn 1,3 tỷ USD. Về chăn nuôi: Thực phẩm chính của Kazakhstan là thịt ngựa, bò, cừu… với rất nhiều bãi chăn thả tự nhiên. Là một nước ở trung tâm Trung Á, nếu có nhiều thực phẩm, Kazakhstan có thể xuất khẩu sang các nước ở Trung Á, châu Âu…

Công nghệ thông tin: Kazakhstan đang có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia trẻ nhiệt huyết và sáng tạo trong lĩnh vực này vì nước này đang chủ trương phát triển công nghệ số trong mọi lĩnh vực.

Tài chính: Trung tâm Tài chính Quốc tế Astana (AIFC) đã được thành lập để tạo môi trường hấp dẫn cho đầu tư, phát triển thị trường chứng khoán Kazakhstan, hội nhập với các thị trường chứng khoán quốc tế.

Du lịch, nhà hàng, khách sạn:

Du lịch: Kazakhstan có những địa điểm dành cho du lịch khám phá mà Việt Nam không có như những ngọn núi tuyết quanh năm, những hẻm núi kỳ vỹ, những hồ trên núi…; ngành du lịch biển của Kazakhstan còn kém, dịch vụ nghèo nàn.

Nhà hàng, khách sạn: Số lượng nhà hàng, khách sạn không nhiều, đắt đỏ và dịch vụ kém, tập trung ở 2 thành phố lớn Almaty và Astana, mới chỉ hướng tới phân khúc thị trường khách thu nhập cao. Đồ ăn Việt Nam ít được dân sở tại biết đến nhưng rất ưa chuộng trong những dịp được thưởng thức.

[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu:

Luật thuế quan của Kazakhstan vẫn khá phức tạp, chưa thực sự tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa.

Ngày 01/01/2010, Kazakhstan đã áp dụng các quy định hợp nhất về thuế quan và phi thuế quan của CU và cũng là khung pháp lý cho EAEU. Các nước CU đã thực hiện Luật Thuế quan mới và dỡ bỏ hàng rào thuế quan nội bộ vào tháng 07/2011. Các thông tin chi tiết có trên trang web của Ủy ban Kinh tế Á–Âu (EEC): www.eurasiancommission.org.

Phần lớn quy định xác định trị giá tính thuế hải quan của Kazakhstan tuân theo Hiệp định Xác định trị giá tính thuế hải quan của WTO. Nước này đã sử dụng Hệ thống Hài hòa HS 96 làm biểu thiếu quan của mình.

Luật Đầu tư đưa ra quy định miễn thuế quan đối với các loại hàng hóa trang thiết bị và phụ tùng thay thế khi các hàng hóa này không được sản xuất ở Kazakhstan hoặc không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, các trang thiết bị và phụ tùng thay thế dành riêng cho các dự án đầu tư ưu tiên trong chương trình công nghiệp hóa của chính phủ cũng được miễn thuế khi nhập khẩu.

Các doanh nghiệp nước ngoài có thể nhập một số loại hàng hóa miễn thuế để sử dụng, trong đó có các trang thiết bị và phụ tùng thay thế được nhập để triển khai dự án đầu tư khi trang thiết bị đó không tìm mua được trong lãnh thổ của Kazakhstan.

Nhìn chung, các hàng hóa nhập khẩu phải được lưu kho tạm thời chờ khai báo cấp phép hải quan khi nhà nhập khẩu làm thủ tục đòi bồi thường đối với hàng hóa nhập khẩu. Điều này có thể khiến các nhà nhập khẩu tốn kém thêm nhiều chi phí và phải chờ đợi lâu mới hoàn tất được thủ tục thông quan. Các doanh nghiệp cần phải xuất trình các giấy tờ cần thiết từ các giấy tờ mua bán đến các giấy chuyển tiền ngân hàng để khai báo hải quan. Đây cũng là rào cản thương mại lớn. Việc triển khai các quy định cho phép khai báo định kỳ vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ.

Các cơ quan, tổ chức nước ngoài không thể làm việc trực tiếp với cán bộ hải quan ở Kazakhstan mà phải sử dụng dịch vụ hợp pháp của các trung gian được phép hoạt động tại Kazakhstan. Cơ quan kiểm soát hải quan duy trì cổng thông tin lưu trữu thông tin của các trung gian hải quan được cấp phép. Đơn vị này phải thường xuyên cập nhật thông tin tại www.keden.kz và http://www.evrazes.com/en/about/.

Tất cả hàng hóa khi đi qua lãnh thổ hải quan Kazakhstan sẽ phải làm thủ tục khai báo hải quan tại các địa điểm làm thủ tục hải quan theo quy định. Việc khai báo phải được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hóa đến Kazakhstan. Tuy nhiên, việc kê khai sơ lược với cơ quan hải quan khi hàng hóa đến phải được thực hiện trong vòng 24 giờ ngay sau khi hàng hóa đi qua cửa khẩu và được lưu kho tạm thời. Trường hợp ngoại lệ khi các cá nhân được phép vận chuyển hàng hóa vào với thủ tục đơn giản hơn, việc khai báo hải quan phải do một cơ quan/tổ chức của Kazakhstan thực hiện. Đó có thể là một tổ chức doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo luật Kazakhstan hoặc công ty liên kết hay đại diện của họ ở Kazakhstan, có thể là một doanh nhân đăng ký tại Kazakhstan, hoặc có thể là một cá nhân thường trú ở Kazakhstan.

Người thực hiện khai báo hàng hóa thương mại tại trụ sở hải quan ở Kazakhstan để giải phóng, lưu chuyển hàng hóa có trách nhiệm nộp bản cứng và bản mềm các tờ khai hải quan (mỗi chuyến hàng một bản) cùng các giấy tờ kèm theo. Tờ khai hàng hóa hải quan (5 bản) phải được điền đầy đủ thông tin bằng cả tiếng Kazakh và tiếng Nga. Các loại giấy tờ khác có thể sử dụng tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, cán bộ hải quan có quyền yêu cầu bản dịch công chứng các giấy tờ đó sang tiếng Kazakh hoặc tiếng Nga. Ngoài tờ khai hàng hóa hải quan, người khai báo còn phải nộp một bộ chứng từ gồm các hóa đơn, hợp đồng cung cấp hàng hóa, sổ giao dịch nhập/xuất khẩu và chứng từ vận tải biển (ví dụ: vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, v.v…). Sổ giao dịch là công cụ chính được sử dụng trong hệ thống kiểm soát tiền tệ. Sổ giao dịch ghi lại thông tin của nhà xuất khẩu/nhập khẩu được cán bộ hải quan và đại diện ngân hàng của nhà xuất khẩu/nhập khẩu.

Chính sách thuế và thuế suất:

Từ tháng 01/2015, sau khi 3 thành viên của Liên minh thuế quan (CU) trở thành thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), các quy định của CU cũng được điều chỉnh cho phù hợp hơn với khung pháp ký của EAEU. Đồng thời, CU cũng kết nạp hai thành viên mới là Kyrgyzstan và Armenia đầu năm 2015. Chính vì vậy, mức thuế nhập khẩu trung bình gần như tăng gấp đôi và đạt 9,2%. Các nước thành viên mở cửa thị trưởng với nhau, tạo môi trường cạnh tranh hơn cho các nhà sản xuất trong nước. Điều đó đã buộc Kazakhstan nâng các mức thuế hải quan lên đối với các nước không phải là thành viên của CU dẫn đến giá hàng hoá nhập từ các nước ngoài liên minh này tăng đột xuất.

Mặc dù tất cả các dòng thuế phải được điều hoà vào năm 2025 nhưng đã có khoảng 85% biểu thuế đã được điều hoà. Các dòng thuế áp dụng đối với dược phẩm, thiết bị y tế, lá nhôm, toa xe lửa và nhà lắp ghép. Ngoài ra, một nước thành viên CU có thể nâng thuế nhập khẩu trong vòng 6 tháng đối với một số loại hàng hoá mà không thông báo cho các bên còn lại của liên minh. Các sản phẩm nông nghiệp kết hợp và xe kéo được miễn thuế hải quan nếu nhập khẩu theo kế hoạch của nhà nước.

Toàn bộ phân hạng đánh thuế của CU được đăng tải bằng 6 ngôn ngữ chính thức, trong đó có tiếng Anh trên trang web của Uỷ ban Kinh tế Á-Âu (www.eurasiancommission.org) và Cơ quan Kiểm soát Hải quan Kazakhstan (www.keden.kz).

Kazakhstan đánh thuế giá trị gia tăng (GTGT) ở mức 12% đối với tất cả các mức thuế hải quan và đánh thuế gián thu tại thời điểm khai báo hải quan. Đối tượng chịu thuế cần phải đăng ký thuế GTGT tại Kazakhstan nếu doanh thu của họ trong năm vượt quá 320.000 USD. Nếu không, họ phải chịu mức phạt lên đến 50% doanh thu.

Kazakhstan cũng áp dụng chính sách hoàn thuế khi hàng hoá nhập khẩu được chế xuất tại nước này và được xuất khẩu trong vòng hai năm kể từ lúc nhập khẩu. Hoạt động chế xuất đủ điều kiện được hoàn thuế gồm hoạt động sản xuất, lắp ráp và sửa chữa.

Quy định về bao bì, nhãn mác:

Theo pháp luật Kazakhstan, nhãn hàng của hầu hết các sản phẩm được nhập khẩu vào nước này phải có cả tiếng Kazakh và tiếng Nga. Nhãn sản phẩm phải ghi rõ tên mặt hàng, tên nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, điều kiện bảo quản, thông tin dinh dưỡng và cách sử dụng.

Nhà sản xuất hoặc người bán hàng có giấy chứng nhận sản phẩm hợp quy được quyền sử dụng dấu chứng nhận hợp quy theo hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dưới mọi hình thức.

Theo quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của EAEU có hiệu lực kể từ năm 2013, tất cả các sản phẩm xuất khẩu vào EAEU trải qua quy trình chứng nhận bắt buộc và đánh giá sự phù hợp sẽ được đóng dấu chứng nhận hợp quy Á-Âu (EAC) lên nhãn hàng.

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch:

Quy trình chứng nhận và/hoặc đánh giá sự phù hợp là một phần của hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Kazakhstan là thành viên của WTO từ tháng 11/2015. Năm 2007, để các tiêu chuẩn của Kazakhstan phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, Kazakhstan đã ban hành một số luật và sửa đổi một số điều trong Luật Quy chuẩn kỹ thuật gồm các luật về An toàn hoá chất, An toàn thực phẩm, An toàn đồ chơi, An toàn thiết bị và máy móc.

Uỷ ban Quy chuẩn kỹ thuật và Đo lường thuộc Bộ Đầu tư và Phát triển là cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề quy chuẩn kỹ thuật ở Kazakhstan. Uỷ ban này gồm 3 đơn vị: Viện Chuẩn hoá và Chứng nhận Kazakh, Viện Đo lường Kazakh và Trung tâm cấp phép quốc gia.

Theo Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, các nước thành viên của WTO phải báo cáo với WTO tất cả các quy chuẩn kỹ thuật được đề xuất có thể ảnh hưởng đến quan hệ thương mại với các nước thành viên khác.

Quy trình đánh giá sự phù hợp Kazakhstan áp dụng không áp dụng hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế do sự thiếu đồng bộ về pháp lý và kỹ thuật. Kazakhstan đã gia nhập Hiệp hội công nhận các Tổ chức thử nghiệm quốc tế (ILAC) năm 2010 và Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF) năm 2013. Quy trình đánh giá sự phù hợp căn cứ vào luật của Nga, Kazakhstan, Belarus, Kyrgyzstan and Armenia.

Bất cứ loại hàng hoá nào nhập khẩu vào Kazakhstan và nằm trong danh mục hàng hoá bắt buộc phải tuân thủ quy trình chứng nhận bắt buộc theo quy định của nhà nước. Danh mục  này bao gồm các loại máy móc, ô tô, thiết bị nông nghiệp và viễn thông, thiết bị kỹ thuật điện tử, thiết bị và vật liệu xây dựng, nhiên liệu, quần áo, đồ chơi, thực phẩm, thiết bị y tế và thú y cũng như các loại thuốc. Các hợp đồng vận chuyển hàng hoá cần kèm theo các giấy tờ sau: mô tả sản phẩm, chứng nhận xuất xứ, tên nhà sản xuất, tờ khai hải quan, ngày hết hạn, điều kiện bảo quản và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Kazakh và tiếng Nga. Các chứng nhận, kế hoạch kiểm thử và chỉ số phù hợp nước ngoài của hàng hoá nhập khẩu cần phải tuân theo các điều ước quốc tế phù hợp.

Ở Kazakhstan cũng như các nước CIS khác, các quy định bắt buộc đối với hàng hoá được đưa vào trong các văn bản về tiêu chuẩn và pháp lý quy định các vấn đề vệ sinh, môi trường, thú y và các vấn đề khác. Điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa để các quy định trở nên hài hoà.

Hệ thống đánh giá sự phù hợp hiện nay là một quy trình khá rườm rà, trong đó có sự kiểm soát của nhà nước về sự phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn bắt buộc, chứng nhận và kiểm tra bắt buộc cũng như quy định về đăng ký.

Các doanh nghiệp có thể đăng ký thành viên SNIP, nơi cập nhật hàng tháng các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng ở Kazakhstan.

Quyền sở hữu trí tuệ:

Kazakhstan đã có những cải cách về thể chế pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để thu hút đầu tư kể từ khi là thành viên của WTO. Cho đến nay, Kazakhstan đã xây dựng 31 luật, 18 văn bản hướng dẫn thực hiện và thông qua 75 hiệp ước của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO). Thông tin chi tiết có tại http://www.wipo.int/wipolex/en/profile.jsp?code=KZ.

Đáng chú ý là một số cải cách vào năm 2015 và 2016. Năm 2015, Kazakhstan đã ký Hiệp định hợp tác và đối tác tăng cường với EU và các thành viên của liên minh này, trong đó có một phần dành riêng về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPR). Trong cùng năm, Kazakhstan đã ban hành 2 đạo luật: Đạo luật ban hành tháng 4/2015 tăng cường vai trò và tính minh bạch của các tổ chức đại diện tập thể về bản quyền; Đạo luật ban hành tháng 10/2015 kéo dài thời hạn hiệu lực của bằng sáng chế đối với thuốc gốc lên 6 năm. Trong khoảng thời gian này, không có loại thuốc mới nào được đăng ký với mẫu thí nghiệm và thông tin bảo mật của người đăng ký bằng sáng chế gốc. Việc này giúp bảo vệ tốt hơn bằng sáng chế của các công ty dược phẩm quốc tế.

Trong tháng 7/2015, Bộ trưởng Y tế đã sửa đổi quy định quốc gia về đăng ký dược phẩm nhằm tránh việc phân phối thuốc gốc bất hợp pháp.

Hàng năm, các nhà chức trách của Kazakhstan tiến hành chiến dịch nâng cao nhận thức toàn dân mang tên “Hàng giả” để tăng cường nhận thức cho người dân về các vấn đề liên quan đến quyển sở hữu trí tuệ.

Kết quả của các chiến dịch này đều được công bố rộng rãi. Trong năm 2016, nhà chức trách tiến hành các chiến dịch lần lượt vào tháng 2, 5, 8 và 11 cũng như tịch thu được 137 nghìn các loại băng đĩa giả (10 nghìn đĩa âm thanh, 126 nghìn đĩa có kèm video và 577 đĩa phần mềm vi phạm quyền tác giả).

Tập quán kinh doanh

Ngôn ngữ chính thức tại thị trường này là tiếng Kazakh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể dịch các tài liệu quan trọng nhất của mình sang cả hai thứ tiếng Kazakh và tiếng Nga vì tiếng Nga được sử dụng rộng rãi tại thị trường này.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ)

Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội

Điện thoại: +84 4 2220 5380, +84 4 2220 5381, +84 4 2220 5382

Fax: +84 4 2220 5376, +84 4 2220 2525

Đại sứ quán Kazakhstan tại Hà Nội

Địa chỉ: Số 10 Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 3718 0777

Email: hanoi@mfa.kz

Giờ làm việc: 09h00-17h00

Tại Kazakhstan

Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan

Địa chỉ: Số 19B phố Zhyloy, Karaotkel 2, 010000, Tp. Astana, Ca-dắc-xtan

Điện thoại: +7 7172 26 61 63

Giờ làm việc: 09h00-18h00