Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Cộng hòa Hồi giáo Iran
Tổng quan tình hình nền kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây
- Dân số khoảng 80 triệu dân.
- Thu nhập bình quân đầu người: 5443 USD/người.
- GDP 2016: 376,8 tỷ USD (tính theo tỷ giá hối đoái)
- Tài nguyên thiên nhiên: trữ lượng dầu mỏ khoảng 137 tỷ thùng (đứng thứ 3 thế giới); trữ lượng khí đốt của I-ran khoảng 29.610 tỷ m3 (đứng thứ 2 thế giới). Iran đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng thạch cao, sản xuất thạch cao đạt 9 triệu tấn/năm (đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc). Các khoáng sản chính của I-ran gồm có thiếc, than đá, sắt, đồng, uranium, thạch cao, chì, crôm, bô-xít.
- Tăng trưởng GDP: 6,0 %
- Tỷ lệ lạm phát: 8.4%.
- Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 9,8%, công nghiệp 34,3%, dịch vụ 55,9%
- Sản phẩm công nghiệp: dầu thô, hóa dầu, phân bón, sản phẩm dệt may, xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm (chủ yếu là sản xuất đường và dầu thực vật), chế tạo kim loại đen và kim loại màu, sản xuất vũ khí.
- Sản phẩm nông nghiệp: lúa mỳ, gạo, ngũ cốc khác, mía đường, trái cây, hạt, bông, sản phẩm sữa, len, trứng cá muối.
- Kim ngạch xuất khẩu: 83,968 tỷ USD trong đó xuất khẩu 42,429 tỷ USD, nhập khẩu 41,539 tỷ USD.
- Các mặt hàng nhập khẩu chính: nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất công nghiệp, hàng tư liệu sản xuất, thực phẩm, hàng tiêu dùng, dịch vụ kỹ thuật…
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư
Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư
Trong 05 năm gần đây, Iran có biến động mạnh về quan hệ quốc tế do việc nới lỏng cấm vận sau đó lại siết chặt lệnh cấm vận mạnh hơn sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân JCPOA P5+1. Do đó chính sách kinh tế của Iran cũng bị biến động rất mạnh. Từ lúc mở rộng hợp tác đầu tư, tăng cường xuất khẩu trong hơn 2 năm trước, hiện nay, để đối phó với lệnh cấm vận mới từ Mỹ, kinh tế Iran đang từng bước chuyển sang giai đoạn kinh tế kháng chiến, mở rộng vai trò của tư nhân nhằm tránh, hạn chế lệnh cấm vận từ chính quyền Trump, đặc biệt là tiếp tục duy trì và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, gas và các sản phẩm hóa dầu, thảm, carviar, các loạt hạt… chiếm tỷ trọng lớn trong kinh tế Iran. Bên cạnh đó tăng cường năng lực sản xuất nội địa, tiêu dùng trong nước, tiết kiệm ngoại tệ… và tăng cường hợp tác đầu tư với các nước lân cận trong khu vực như Ấn Độ, khối CIS, Trung Quốc, Nga trong lĩnh các lĩnh vực hóa dầu, khí gas, cơ sở hạ tầng, đường sắt…
Lĩnh vực ngành nghề ưu tiên
Dầu thô (80% tổng kim ngạch xuất khẩu), hóa chất, khí gas, sản phẩm hóa dầu, trái cây, hạt, thảm, thiết bị, sản phẩm y tế…
Đối tác thương mại ưu tiên
Iran xuất khẩu chính sang các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, UAE, Đức, một số nước Châu Âu. Các thị trường nhập khẩu chính của I-ran là UAE, Trung Quốc, Hàn Quốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính sách mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh
- Tăng cường vai trò của khối tư nhân trong xuất khẩu dầu
- Mở thị trường giao dịch ngoại hối thứ cấp nhằm điều hành tỷ giá sát với thị trường tự do, thúc đẩy vai trò của Sở giao dịch thương mại các loại hàng hóa.
Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng:
Iran chưa là thành viên của WTO, Iran tự vệ bằng cách kiện các nước ra tòa án quốc tế.
Để bảo vệ hàng hóa trong nước, Iran thực hiện cấm nhập khẩu 1339 mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được và các loại hàng hóa xa xỉ, “không thiết yếu, không cần thiết” khác.
Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Thương mại
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Iran giai đoạn 2008 – 2016:
Trước năm 1990, quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước hầu như chưa có gì. Sau năm 1990, quan hệ kinh tế – thương mại bắt đầu có bước phát triển, mở đầu là Iran mua gạo của Việt Nam với số lượng lớn, đạt hàng trăm nghìn tấn gạo mỗi năm. Tuy nhiên, sau đó, do có tranh chấp về hợp đồng gạo giữa hai doanh nghiệp đầu mối của hai nước nên phía Iran dừng nhập khẩu gạo của Việt Nam. Mặc dù, doanh nghiệp hai bên đã giải quyết xong các vướng mắc trên vào cuối những năm 2000 và Iran đã nhập khẩu trở lại gạo của Việt Nam nhưng việc nhập khẩu gạo của Việt Nam chưa thực sự được duy trì ổn định trong những năm gần đây.
Trong cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai nước thời gian qua, gạo vẫn là mặt hàng quan trọng (nếu có mặt hàng gạo thì kim ngạch thương mại tăng cao và nếu không có gạo thì kim ngạch sụt giảm; đối với mặt hàng này, Việt Nam đã xuất khẩu sang I-ran đạt 280.000 tấn trong năm 2005 và hơn 33.356 tấn trong năm 2008. Ngoài mặt hàng gạo, Việt Nam còn xuất khẩu một số mặt hàng khác sang I-ran như sản phẩm chất dẻo, sắt thép, cao su, sản phẩm sữa, sản phẩm gỗ, nông sản (tiêu, chè, cà phê), thủy sản, nguyên phụ liệu thuốc lá, sợi các loại, dệt may, giầy dép các loại, máy sản xuất dược phẩm, linh kiện điện tử…. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Iran sản phẩm như kim loại thường, chất dẻo nguyên liệu, nhựa đường, sản phẩm cao su, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may da giày, bông…
Kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước tăng giảm thất thường. Trong 3 năm gần đây, cán cân thương mại nghiêng về phía Việt Nam. Do tình hình tại I-ran có những diễn biến nhạy cảm trong những năm qua, nhất là khó khăn về khâu thanh toán với thị trường này dưới tác động của các biện pháp cấm vận của Liên Hợp quốc và trừng phạt kinh tế-tài chính của Hoa Kỳ và EU, nên đã gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp; hoạt động giao dịch buôn bán giữa doanh nghiệp hai nước tiến triển chậm chạp và làm ảnh hưởng nhất định tới kim ngạch trao đổi thương mại song phương.
Đầu tư
(Thông tin hiện đang được cập nhật, bổ sung)
Các Hiệp định, thỏa thuận đã ký kết
Hai nước đã ký nhiều thoả thuận hợp tác: “Thoả thuận chung về hợp tác kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật” (1993), Hiệp định về thương mại (1994), Hiệp định hợp tác văn hoá (năm 1999), Hiệp định Vận tải biển (năm 2002), Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (tháng 12/2009).
Các lĩnh vực tiềm năng của thị trường Iran đối với doanh nghiệp Việt Nam
- Nông nghiệp: Bạn cần mua gạo, chè, cà phê, trái cây (chuối, dứa, xoài…), vật liệu xây dựng, cao su thiên nhiên, săm lốp ô tô…
- Công nghiệp Hóa dầu, khí gas: Ta có thể nhập khẩu các sản phẩm dầu, hóa dầu, khí gas.
- Du lịch: Iran có lượng khách hàng năm đi Thái Lan 200-300 nghìn lượt, Việt Nam cần quan tâm khai thác.
Các quy định về xuất nhập khẩu
- Phòng Thương mại và Công nghiệp: www.iccima.ir
- Thông tin Hải quan: irica.gov.ir
- Trung tâm Xúc tiến Xuất khẩu: iran-export.com
- Cơ quan xúc tiến thương mại – Bộ Thương mại, Công nghiệp và Mỏ: tpo.ir
Chính sách thuế và thuế suất
Tham khảo chi tiết tại website:
http://en.intamedia.ir/pages/default.aspx?mode=show&lan=en&id=review
Quy định về bao bì, nhãn mác
Việc ghi nhãn được quy định riêng đối với dược phẩm, thực phẩm được bán trong đồ hộp, đồ uống, nước khoáng, xi-rô, nước trái cây, chất chiết xuất và các sản phẩm làm đẹp và phụ kiện.
Nhãn và hướng dẫn sử dụng, mô tả hàng hóa nhập khẩu nên được in bằng tiếng Farsi (Ba Tư), các thông tin cần thiết như nơi sản xuất, nhà nhập khẩu, trọng lượng, hạn sử dụng, thành phần v.v.
Tham khảo chi tiết tại: http://www.fda.gov.ir
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch
Chi tiết tham khảo tại website của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm – Bộ Y Tế Iran:http://www.fda.gov.ir
Quyền sở hữu trí tuệ
Tham khảo chi tiết tại http://iripo.ssaa.ir
Tập quán kinh doanh
Tham khảo chi tiết tại:
https://www.kwintessential.co.uk/resources/guides/guide-to-iran-etiquette-customs-culture-business/
Tại Việt Nam
Vụ Thị trường Châu Á, Châu Phi – Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 024 2220 5410
Email: VAP@moit.gov.vn
Đại sứ quán Iran tại Việt Nam
Địa chỉ: 54 Trần Phú, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội
Tel: +84 24 3823 2068
Website: www.uae-embassy.ae/Embassies/vn
Tại Iran
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran
Địa chỉ: No. 54, Corner of Borzou St., Ejazi St. (Assef), Zaferaniyeh, Tehran,
Tel: +98 21 22411670
Fax : +98 21 22416045
Trang web: https://vnembassy-tehran.mofa.gov.vn